cool hit counter

Kiến Thức Phật Pháp

Công đức trang nghiêm

Công đức trang nghiêm

Cách nay hơn 2.500 năm, Đức Phật ra đời trong bối cảnh xã hội Ấn Độ mà người dân phải chịu sự chi phối khắc nghiệt của chế độ tập ấm và luật lệ phân chia quyền hành theo bốn giai cấp. Mọi người đã bực tức nạn hưởng thụ sa đọa của hàng tu sĩ Bà-la-môn cùng vua quan và bất mãn với sự cai trị hà khắc của luật tập ấm, chà đạp hạng thứ dân, không cho phép họ có cơ hội tiến thân. Trong tình trạng bất an ấy, Đức Phật đã hiện hữu như một người mô phạm vẹn toàn tài năng và đức hạnh, mang đến niềm hy vọng một ngày mai tươi sáng cho dân chúng thời bấy giờ. Thật vậy, khi Đức Phật đản sanh, tiên A Tư Đà ở núi Tuyết đã tiên đoán rằng nếu Ngài đi tu, sẽ là đấng Đại giác...

Giáo Dục Tăng Ni là Phật sự quan trong hàng đầu của Giáo Hội

Giáo Dục Tăng Ni là Phật sự quan trong hàng đầu của Giáo Hội

Nhân sự kiện khánh thành giai đoạn 1 và đưa vào sử dụng Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM (Học viện) - cơ sở xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh - HT.Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ HĐCM, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP, Viện trưởng Học viện đã dành cho Giác Ngộ cuộc phỏng vấn. Nói về tầm quan trọng của công tác giáo dục Tăng Ni, Hòa thượng cho biết: - Đối với Phật giáo, một trong những yếu tố quan trọng làm nên sự hưng thịnh đó là chất lượng của Tăng Ni. Chùa chiền dù xây dựng to lớn như thế nào, nhưng nếu không có Tăng Ni tu tập và hướng dẫn Phật tử theo đúng Chánh pháp của Phật thì ngôi chùa cũng không có ý nghĩa...

Tu Vô Lượng Nghĩa

Tu Vô Lượng Nghĩa

Vô lượng nghĩa là một trong 16 tên của kinh Pháp hoa. Như vậy, Vô lượng nghĩa cũng là kinh Pháp hoa. Người tu Vô lượng nghĩa cũng là tu Pháp hoa, có thể hiểu đó là hai mặt của một bộ kinh. Đứng về Vô lượng nghĩa, tất cả pháp Phật nói trong 49 năm đều nằm trong tạng Vô lượng nghĩa. Nhưng người chấp pháp môn này, người chấp pháp môn kia, nên phỉ báng lẫn nhau; đó là sai lầm lớn của Phật tử không tới với đạo được. Chúng ta học Vô lượng nghĩa, nên hiểu rằng 84.000 pháp môn tu của Phật để ứng vào phiền não của chúng sanh, ứng vào căn tánh hành nghiệp của chúng sanh. Ai có căn tánh nào thì cần pháp tương ưng với căn tánh đó. Vì tất cả pháp Phật nhằm dẹp trừ phiền não, nhưng người chấp pháp lại tự khởi phiền não...

Bồ Đề Đạo Tràng Lịch Sử đến Bồ Đề Đạo Tràng Tâm Linh

Bồ Đề Đạo Tràng Lịch Sử đến Bồ Đề Đạo Tràng Tâm Linh

Phật giáo truyền bá theo hai con đường. Một là Phật giáo truyền xuống phía Nam Ấn Độ gọi là Phật giáo Nam truyền, hay Phật giáo Nguyên thủy. Hai là Phật giáo truyền theo đường phía Bắc Ấn Độ, gọi là Phật giáo Đại thừa, hay Phật giáo Phát triển. Phật giáo Nam truyền chú trọng mặt lịch sử. Phật giáo Đại thừa chú trọng mặt tâm linh. Cách nhìn Phật giáo theo lịch sử khác với cách nhìn theo tâm linh. Về hình thức, các Tỳ-kheo mặc áo và sinh hoạt giống nhau, nhưng theo quan niệm Đại thừa, hình thức các Tỳ-kheo tuy giống nhau, nhưng quá trình tu hành và phát triển, thì không thầy nào giống thầy nào, vì thầy mới tu cũng là thầy, nhưng chưa có công đức, nên có khác nhau...

Xuân Từ Bi Hỷ Xả

Xuân Từ Bi Hỷ Xả

Theo dòng thời gian, xuân lại về trên ngàn cây muôn hoa thắm tươi, trên khí hậu ấm áp hài hòa, trên vạn vật căng đầy nhựa sống. Hòa cùng sức sống của vạn pháp, Tăng Ni và Phật tử hãy cùng đón xuân, hưởng một mùa Xuân Di Lặc đạo hạnh, với nụ cười từ ái, bao dung, hoan hỷ của Bồ-tát Di Lặc. Ngài Di Lặc ra đời vào đúng dịp xuân về. Phải chăng Ngài muốn nhắc nhở chúng ta không nên vướng bận với mùa xuân sanh diệt ngắn ngủi, chóng tàn. Bồ-tát Di Lặc đã mở ra một chân trời xuân thường hằng vĩnh cửu cho những hành giả muốn tiến bước trên con đường giải thoát. Xuân đến, xuân đi, theo định luật tuần hoàn của vũ trụ. Xuân có một, nhưng tùy theo tâm tư, hoàn cảnh, hay nói chung tùy nghiệp thức của mỗi người mà cảm nhận về xuân khác nhau...

Khai Đạo Giới Tử

Khai Đạo Giới Tử

Đức Phật dạy rằng ở trong tam giới không bao giờ được yên ổn. Người muốn ra khỏi tam giới cần nương theo Chánh pháp của Như Lai. Nhưng Đức Như Lai xuất hiện trên cuộc đời rất khó gặp. Giới pháp của Ngài cũng khó nghe. Người chứng ngộ được giới pháp lại càng khó hơn nữa. Vì vậy, Phật pháp được truyền khắp bốn biển năm châu, nhưng có lúc thạnh, lúc suy. Nếu có các bậc cao tăng, Thánh Tăng xuất hiện, thì lúc đó chúng ta coi như Phật pháp hiện hữu trên cuộc đời. Nhưng vắng bóng các bậc chân tu thật học, thì hình thức Tăng vẫn còn, nhưng người hiểu đạo, chứng đạo rất hiếm. Cố Trưởng lão Hòa thượng thượng Trí hạ Đức mà chúng ta mượn tôn danh ngài làm danh hiệu giới đàn...

Nội Hàm Chúng Diệu, Ngoại Ứng Quyền Cơ

Nội Hàm Chúng Diệu, Ngoại Ứng Quyền Cơ

Thành hội Phật giáo TP.HCM được thành lập sớm nhất so với các tỉnh, thành khác, sau khi Đại hội Phật giáo toàn quốc thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), năm 1981. Trong suốt thời gian dài, Phật giáo thành phố chưa tổ chức được khóa bồi dưỡng trụ trì, vì cần phải có thời gian để ổn định lại sinh hoạt tu học của Tăng Ni, tự viện. Thật vậy, ở TP.HCM, khi GHPGVN mới thành lập, Tăng Ni tập trung quá đông, tự viện quá nhiều. Riêng miền Nam có 8 tập đoàn Phật giáo đều có trụ sở Trung ương tại TP.HCM. Thành hội Phật giáo đã cố gắng tập hợp Tăng Ni và kiểm tra tự viện để quản lý. Công tác này rất nặng, cần có thời gian để ổn định. Hơn nữa, việc thống nhất và điều hợp được sinh hoạt của các hệ phái Phật giáo khác nhau là điều không đơn giản.

Hạnh lắng nghe của Bồ Tát Quan Âm

Hạnh lắng nghe của Bồ Tát Quan Âm

Con đường thuận từ nhân hướng quả, phát Bồ-đề tâm đi lên, chúng ta phải tìm các vị Bồ-tát xuất hiện trên cuộc đời để kết làm quyến thuộc của Bồ-tát, hợp tác với Bồ-tát để được chia phần công đức; vì ta tự mình hành Bồ-tát đạo chưa được, ví như ta chưa biết kinh doanh, tự làm thì sẽ bị lỗ vì phạm sai lầm. Nhưng nếu được sự hướng dẫn rõ ràng và người hướng dẫn luôn chính xác, có trí tuệ biết được năm hay mười năm sau thế giới cần gì, họ chỉ cho ta, ta dễ thành công. Cũng vậy, các nhà truyền giáo phần lớn là Bồ-tát hiện thân lại, nên các ngài thấy biết trước diễn tiến của mọi việc. Vì vậy, muốn hành Bồ-tát đạo đòi hỏi phải có trí tuệ, không có trí tuệ, phải nương vào các vị Bồ-tát có trí tuệ. Bồ-tát Quan Âm cũng không ngoài ngoại lệ này.

Trí tuệ soi đường, Mỗi Thầy một hướng, lợi lạc khắp nơi .

Trí tuệ soi đường, Mỗi Thầy một hướng, lợi lạc khắp nơi .

Bình Phước là một tỉnh thuộc vùng sâu vùng xa, đa số dân chúng ở nơi đây còn nghèo khó, nhưng quý vị đã dấn thân hành đạo theo tinh thần Đại thừa là vì số đông người nghèo để dìu dắt Phật tử giữ đạo. Việc làm này rất đáng được tán dương. Phật giáo Việt Nam có được thành quả tốt đẹp như ngày nay là nhờ chư tôn đức từ Ấn Độ, Trung Quốc đã vượt trùng dương đến hoằng đạo ở đất nước chúng ta, Tăng Ni và Phật tử Việt Nam mới được thấm nhuần đạo pháp trên hai ngàn năm. Nhìn lại lịch sử Phật giáo nước nhà, có lúc Phật giáo hưng thạnh, đó là thời kỳ mà Tăng Ni có trình độ học thức và tu chứng, nên được quần chúng kính ngưỡng.

Hạnh Bồ Tát Quan Âm và Bồ Tát Diệu Âm

Hạnh Bồ Tát Quan Âm và Bồ Tát Diệu Âm

Ấn Tông lạy Huệ Năng là cư sĩ. Kinh Pháp hoa không chấp hình thức xuất gia, tại gia, già trẻ, tu nhanh hay tu chậm, nhưng căn cứ vào ngộ đạo. Người mới tu mà ngộ đạo thì cũng là thầy của mình. Ấn Tông đảnh lễ cư sĩ Huệ Năng ba lạy và Huệ Năng cũng lạy lại Ấn Tông ba lạy, xin thầy cho con xuất gia. Điều này cho thấy các Bồ-tát nhìn nhau qua Pháp thân. Vì Huệ Năng còn là cư sĩ và Huệ Năng lạy xin xuất gia, Ấn Tông cạo tóc cho Huệ Năng xuất gia. Về sau, ngài Huệ Năng xây chùa Nam Hoa theo Thiền. Chùa Long Thạnh này cũng là chi phái của chùa Nam Hoa.

Sách Tấn Chỉ Đạo

Sách Tấn Chỉ Đạo

Từ trước đến năm 2014, Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh chỉ tổ chức mỗi quận an cư tập trung tại hai điểm. Nhưng theo quyết định của Ban Trị sự thành phố, từ năm nay, 2015 trở đi, không phải chỉ có hai điểm an cư tập trung ở mỗi quận huyện...

Đọc tụng kinh Pháp Hoa đúng pháp

Đọc tụng kinh Pháp Hoa đúng pháp

Hôm nay là ngày húy nhật lần thứ 18 của Hòa thượng viện chủ Huệ Sanh, tôi đốt hương tưởng nhớ người bạn năm xưa và theo sự cung thỉnh của thầy trụ trì, tôi xin chia sẻ cùng Tăng Ni, Phật tử trên bước đường cầu Chánh pháp của Phật. Ngược dòng lịch sử trở về quá khứ, khi Phật...

Đoạn Dục, Khử Ái, Trụ Không  Môn

Đoạn Dục, Khử Ái, Trụ Không Môn

Tôi rất vui khi thấy Phật giáo tỉnh Long An đã có một bước tiến quan trọng, số lượng Tăng Ni kiết hạ an cư nhiều và chất lượng đào tạo cũng khả quan.Mỗi năm, tại tổ đình này đều có khóa bồi dưỡng trụ trì và Tăng Ni các lớp Phật học cơ bản tỉnh nhà tốt nghiệp lên thành phố học...

Buông Bỏ

Buông Bỏ

Hôm nay, tôi rất vui khi thấy Phật giáo tỉnh nhà đã trải qua ba mươi mùa an cư, mà số lượng Tăng Ni an cư còn đông hơn và năm nay đạt đến đỉnh cao, có trên sáu trăm Tăng Ni về an cư, đó là tín hiệu đáng mừng cho Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo tỉnh Bình Dương nói riêng...

Pháp Thân Phật Hằng Hữu

Pháp Thân Phật Hằng Hữu

Cuộc đời hoằng hóa độ sanh của Đức Phật trong tám mươi năm trụ thế thể hiện trí tuệ và đạo đức siêu phàm, được ghi lại trong các kinh điển. Vâng, chỉ duy nhất có một Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện trên cuộc đời này, dìu dắt mọi người ...

Kinh Vô Lượng Nghĩa - Chuẩn bị hành trang tu hành

Kinh Vô Lượng Nghĩa - Chuẩn bị hành trang tu hành

Nhật Liên Thánh nhân và ngài Trí Giả là hai vị danh tăng Nhật Bản và Trung Quốc. Thầy học và thực tập giáo nghĩa của hai vị này, đạt được kết quả tốt đẹp. Vì vậy, hơn bốn mươi năm hoằng pháp của thầy...

Ý Nghĩa Bổn Môn Pháp Hoa

Ý Nghĩa Bổn Môn Pháp Hoa

Nói đến Pháp hoa, người ta thường nghĩ đó là bộ kinh Pháp hoa 28 phẩm mà các chùa thường tụng. Nhưng Bổn mônPháp hoa cũng rút từ 28 phẩm của kinh Pháp hoa và 28 phẩm của kinh Pháp hoa cũng rút ...

Hạt Ngọc Trí Tuệ

Hạt Ngọc Trí Tuệ

Sau khi Đức Phật thành đạo, Ngài tuyên bố rằng Ngài đã tìm được chân lý, tìm được hạt minh châu của chính mình. Ngài nói rằng tất cả tôn giáo đương thời phạm sai lầm nghiêm trọng, vì họ tôn thờ thần linh hay đấng tạo hóa,...