Sách
Có thể nói cái gốc của Thiền đã có từ khi loài người hiện hữu và biết suy nghĩ. Thiền chính là sự văn minh của tư tưởng nhân loại, tức tập trung tư tưởng, suy nghĩ những điều cao siêu. Những suy nghĩ của con người về các dữ kiện bên ngoài được gọi là tri thức thông thường. Nhưng những suy nghĩ trong tỉnh thức, không có đối tượng hữu hình, mà tập trung suy nghĩ về những gì diễn tiến trong vô hình, trong Phật giáo thường gọi là thật tướng các pháp, đó là Thiền.
Trước khi Đức Phật ra đời, ở Ấn Độ đã có pháp tu Yoga, theo đó người ta luyện tập cơ thể khỏe mạnh và luyện tập sự tập trung tinh thần. Khi Đức Phật xuất hiện trên cuộc đời, Ngài có cái nhìn sâu hơn và hiểu biết rộng hơn. Vì thế, cái thấy của Phật về mọi việc hữu hình và vô hình chính xác hơn. Điều này đã được chứng minh qua sự kiện thực tế là Đức Phật đã tập trung được các đạo sĩ đương thời với Ngài.
Nhưng sau khi Phật Niết bàn, hàng đệ tử của Phật, mỗi người có cách suy nghĩ và thực tập riêng biệt và cũng đạt được những kết quả khác nhau. Vì thế, mới nảy sanh ra nhiều dòng Thiền khác nhau được phát triển ở Tây Tạng, Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam, v.v…
Thiền theo Nam truyền Phật giáo sử dụng pháp quán Tứ Niệm xứ làm đối tượng tu tập. Hành giả quán sát cuộc đời của con người trên thế gian này là vô thường để sanh tâm nhàm chán và mang ý niệm thoát ly. Nhưng Thiền theo Phật giáo Tây Tạng thì nỗ lực phát huy năng lực con người để đạt được lực siêu tự nhiên, làm được những việc mà người bình thường không làm nổi. Đó là tinh thần Thiền mang tính cách thần bí, hay Mật tông của các hành giả Tây Tạng luyện tập để thâm nhập thế giới thần bí mà ngoài họ ra không ai biết được. Đến Nhật Bản, người Nhật đã khai thác triệt để tinh ba của Thiền vào thực tế cuộc sống, bằng cách phát triển Thiền trong lãnh vực nghệ thuật nhiều hơn. Vì thế, người Nhật sử dụng Thiền để vẽ tranh, cắm hoa, uống trà, v.v… Và sau đó, sự ứng dụng Thiền được người Nhật nâng lên một bậc, tiếp tục đóng vai trò chủ chốt trong lãnh vực võ thuật, mới phát sanh ra võ sĩ đạo. Có thể thấy rõ Thiền bấy giờ chỉ mang tính tập trung tư tưởng để quán sát một việc nào đó và làm một việc nào đó để đạt được năng suất cao tối đa.
Ngày nay trên thế giới, người ta biết nhiều về Thiền qua triết học Zen, theo đó Thiền được đưa vào các sinh hoạt của mọi ngành nghề. Mọi thành phần trong xã hội đều có thể áp dụng tinh thần Thiền để lành mạnh hóa tư tưởng và làm việc tốt hơn. Hiện nay người châu Âu rất quan tâm và ưa thích sự luyện tập Thiền trong đời sống hàng ngày, vì đã giúp họ giải tỏa được những căng thẳng trong cuộc sống tất bật không có ngừng nghỉ của xã hội công nghiệp hóa và giúp họ quay về nếp sống nội tâm tĩnh lặng, làm chủ được thân tâm, được bình an, không bị khổ đau vì sự nô lệ hóa bởi đời sống vật chất. Thành quả của Thiền mà người phương Tây gặt hái được bắt nguồn từ sự truyền bá của Thiền sư Suzuki trong những thập kỷ trước.
Riêng Việt Nam là một nước nhỏ bên cạnh nước Trung Hoa to lớn, với truyền thống của dân tộc Việt Nam thể hiện mạnh mẽ tinh thần độc lập, chủ quyền. Trong bối cảnh lịch sử như vậy, các Thiền sư ở đất nước chúng ta cũng đã ứng dụng được tinh ba của Thiền thích hợp với hoàn cảnh xã hội và đặc biệt là đã phát huy Thiền lên đến mức cao độ trong việc trị nước an dân và chống giặc ngoại xâm, giữ vững được sự vẹn toàn cho lãnh thổ. Thật vậy, sử sách còn ghi đậm dấu ấn son sắt của các Thiền sư, nổi tiếng nhất là Thiền sư Vạn Hạnh có tầm nhìn sáng suốt tuyệt vời. Ngài khẳng định với vua Lê Đại Hành rằng ông không cần xuất binh mà vẫn thắng, vì chỉ trong hai mươi mốt ngày giặc Tống phải tự rút lui.
Và đến đời nhà Lý, vua Lý Thánh Tông cũng là Thiền sư thuộc phái Thiền Thảo Đường đã khuyên Ỷ Lan thứ phi khi thay ông làm nhiếp chánh phải thực tập Thiền quán để thấy rõ việc đáng làm, điều nên nói để bảo đảm vấn đề thịnh trị cho đất nước.
Về sau, đến đời nhà Trần, sau khi đánh thắng giặc Nguyên khét tiếng, vua Trần Nhân Tông muốn thể hiện sức mạnh siêu nhiên của con người. Vì thế đức vua đã từ bỏ ngai vàng, ung dung tự tại lên núi Yên Tử thực hiện đời sống tâm linh trầm mặc ở cái tuổi 41 tràn đầy sinh lực. Và chính từ trí tuệ tuyệt vời của đức vua Trần Nhân Tông mới hình thành dòng Thiền Trúc Lâm tiêu biểu cho dòng Thiền nhập thế tích cực, vừa làm vua, vừa làm nhà Sư.
Hẳn mọi người cũng còn nhớ câu nói bất hủ của Phù Vân Quốc sư đã khuyên vua Trần Thái Tông rằng trong non không có Phật, Phật ở trong tâm. Nếu bệ hạ làm vua mà nghĩ đến Phật, trí tuệ sáng suốt và làm được việc tốt cho trăm họ, thì đó là Phật. Tinh thần Thiền nghĩa là định tĩnh và sáng suốt cũng phù hợp với yếu nghĩa của kinh Pháp Hoa, Phật dạy rằng: "Nếu hiểu ý nghĩa thọ lượng Như Lai thì có thể được phát sanh Phật huệ Nhứt thiết chủng trí, lại có thể thấy Thích Ca Như Lai ở Kỳ Xà Quật thuyết pháp giáo hóa chúng đại Bồ tát và thấy thế giới Thật Báo của Lô Xá Na. Nếu thấy như thế …, trong thân của họ có sẵn Đức Phật. Ông bảo trời người phải nên cúng dường như cúng chư Phật”.
Tóm lại tinh thần Thiền học thể hiện tâm an định và trí tuệ sáng suốt, có được đáp số cho mọi vấn đề nan giải ở mọi lãnh vực. Nếu áp dụng Thiền một cách đúng đắn như vậy, thiết nghĩ Thiền pháp vẫn mãi mãi là chất liệu cần thiết và quý báu cho mọi người ở mọi thời đại. Nhất là đối với cộng đồng thế giới văn minh tiến bộ ngày nay đang phải đối đầu với nhiều cuộc khủng hoảng, đang bị sôi sục vì nhiều cuộc chiến tranh thảm khốc, thì trí sáng suốt rất cần thiết cho mọi quyết định đúng đắn và tâm định tĩnh không bị sự kỳ thị về sắc tộc, về tôn giáo, về quyền lợi chi phối. Với sự sáng suốt và định tĩnh theo Thiền tất yếu sẽ mang lại lợi ích lớn lao vô cùng cho bản thân, cho gia đình, cho đoàn thể, cho cộng đồng xã hội và cộng đồng quốc tế ở mọi lãnh vực.
Trước khi Đức Phật ra đời, ở Ấn Độ đã có pháp tu Yoga, theo đó người ta luyện tập cơ thể khỏe mạnh và luyện tập sự tập trung tinh thần. Khi Đức Phật xuất hiện trên cuộc đời, Ngài có cái nhìn sâu hơn và hiểu biết rộng hơn. Vì thế, cái thấy của Phật về mọi việc hữu hình và vô hình chính xác hơn. Điều này đã được chứng minh qua sự kiện thực tế là Đức Phật đã tập trung được các đạo sĩ đương thời với Ngài.
Nhưng sau khi Phật Niết bàn, hàng đệ tử của Phật, mỗi người có cách suy nghĩ và thực tập riêng biệt và cũng đạt được những kết quả khác nhau. Vì thế, mới nảy sanh ra nhiều dòng Thiền khác nhau được phát triển ở Tây Tạng, Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam, v.v…
Thiền theo Nam truyền Phật giáo sử dụng pháp quán Tứ Niệm xứ làm đối tượng tu tập. Hành giả quán sát cuộc đời của con người trên thế gian này là vô thường để sanh tâm nhàm chán và mang ý niệm thoát ly. Nhưng Thiền theo Phật giáo Tây Tạng thì nỗ lực phát huy năng lực con người để đạt được lực siêu tự nhiên, làm được những việc mà người bình thường không làm nổi. Đó là tinh thần Thiền mang tính cách thần bí, hay Mật tông của các hành giả Tây Tạng luyện tập để thâm nhập thế giới thần bí mà ngoài họ ra không ai biết được. Đến Nhật Bản, người Nhật đã khai thác triệt để tinh ba của Thiền vào thực tế cuộc sống, bằng cách phát triển Thiền trong lãnh vực nghệ thuật nhiều hơn. Vì thế, người Nhật sử dụng Thiền để vẽ tranh, cắm hoa, uống trà, v.v… Và sau đó, sự ứng dụng Thiền được người Nhật nâng lên một bậc, tiếp tục đóng vai trò chủ chốt trong lãnh vực võ thuật, mới phát sanh ra võ sĩ đạo. Có thể thấy rõ Thiền bấy giờ chỉ mang tính tập trung tư tưởng để quán sát một việc nào đó và làm một việc nào đó để đạt được năng suất cao tối đa.
Ngày nay trên thế giới, người ta biết nhiều về Thiền qua triết học Zen, theo đó Thiền được đưa vào các sinh hoạt của mọi ngành nghề. Mọi thành phần trong xã hội đều có thể áp dụng tinh thần Thiền để lành mạnh hóa tư tưởng và làm việc tốt hơn. Hiện nay người châu Âu rất quan tâm và ưa thích sự luyện tập Thiền trong đời sống hàng ngày, vì đã giúp họ giải tỏa được những căng thẳng trong cuộc sống tất bật không có ngừng nghỉ của xã hội công nghiệp hóa và giúp họ quay về nếp sống nội tâm tĩnh lặng, làm chủ được thân tâm, được bình an, không bị khổ đau vì sự nô lệ hóa bởi đời sống vật chất. Thành quả của Thiền mà người phương Tây gặt hái được bắt nguồn từ sự truyền bá của Thiền sư Suzuki trong những thập kỷ trước.
Riêng Việt Nam là một nước nhỏ bên cạnh nước Trung Hoa to lớn, với truyền thống của dân tộc Việt Nam thể hiện mạnh mẽ tinh thần độc lập, chủ quyền. Trong bối cảnh lịch sử như vậy, các Thiền sư ở đất nước chúng ta cũng đã ứng dụng được tinh ba của Thiền thích hợp với hoàn cảnh xã hội và đặc biệt là đã phát huy Thiền lên đến mức cao độ trong việc trị nước an dân và chống giặc ngoại xâm, giữ vững được sự vẹn toàn cho lãnh thổ. Thật vậy, sử sách còn ghi đậm dấu ấn son sắt của các Thiền sư, nổi tiếng nhất là Thiền sư Vạn Hạnh có tầm nhìn sáng suốt tuyệt vời. Ngài khẳng định với vua Lê Đại Hành rằng ông không cần xuất binh mà vẫn thắng, vì chỉ trong hai mươi mốt ngày giặc Tống phải tự rút lui.
Và đến đời nhà Lý, vua Lý Thánh Tông cũng là Thiền sư thuộc phái Thiền Thảo Đường đã khuyên Ỷ Lan thứ phi khi thay ông làm nhiếp chánh phải thực tập Thiền quán để thấy rõ việc đáng làm, điều nên nói để bảo đảm vấn đề thịnh trị cho đất nước.
Về sau, đến đời nhà Trần, sau khi đánh thắng giặc Nguyên khét tiếng, vua Trần Nhân Tông muốn thể hiện sức mạnh siêu nhiên của con người. Vì thế đức vua đã từ bỏ ngai vàng, ung dung tự tại lên núi Yên Tử thực hiện đời sống tâm linh trầm mặc ở cái tuổi 41 tràn đầy sinh lực. Và chính từ trí tuệ tuyệt vời của đức vua Trần Nhân Tông mới hình thành dòng Thiền Trúc Lâm tiêu biểu cho dòng Thiền nhập thế tích cực, vừa làm vua, vừa làm nhà Sư.
Hẳn mọi người cũng còn nhớ câu nói bất hủ của Phù Vân Quốc sư đã khuyên vua Trần Thái Tông rằng trong non không có Phật, Phật ở trong tâm. Nếu bệ hạ làm vua mà nghĩ đến Phật, trí tuệ sáng suốt và làm được việc tốt cho trăm họ, thì đó là Phật. Tinh thần Thiền nghĩa là định tĩnh và sáng suốt cũng phù hợp với yếu nghĩa của kinh Pháp Hoa, Phật dạy rằng: "Nếu hiểu ý nghĩa thọ lượng Như Lai thì có thể được phát sanh Phật huệ Nhứt thiết chủng trí, lại có thể thấy Thích Ca Như Lai ở Kỳ Xà Quật thuyết pháp giáo hóa chúng đại Bồ tát và thấy thế giới Thật Báo của Lô Xá Na. Nếu thấy như thế …, trong thân của họ có sẵn Đức Phật. Ông bảo trời người phải nên cúng dường như cúng chư Phật”.
Tóm lại tinh thần Thiền học thể hiện tâm an định và trí tuệ sáng suốt, có được đáp số cho mọi vấn đề nan giải ở mọi lãnh vực. Nếu áp dụng Thiền một cách đúng đắn như vậy, thiết nghĩ Thiền pháp vẫn mãi mãi là chất liệu cần thiết và quý báu cho mọi người ở mọi thời đại. Nhất là đối với cộng đồng thế giới văn minh tiến bộ ngày nay đang phải đối đầu với nhiều cuộc khủng hoảng, đang bị sôi sục vì nhiều cuộc chiến tranh thảm khốc, thì trí sáng suốt rất cần thiết cho mọi quyết định đúng đắn và tâm định tĩnh không bị sự kỳ thị về sắc tộc, về tôn giáo, về quyền lợi chi phối. Với sự sáng suốt và định tĩnh theo Thiền tất yếu sẽ mang lại lợi ích lớn lao vô cùng cho bản thân, cho gia đình, cho đoàn thể, cho cộng đồng xã hội và cộng đồng quốc tế ở mọi lãnh vực.