Sách
(Bài giảng trường hạ tỉnh Quảng Nam 2005)
Tôi vô cùng xúc động khi nhận thấy rất đông Tăng Ni và Phật tử tỉnh nhà tập hợp tại chùa Đạo Nguyên với tâm thành cầu học pháp Phật. Hòa thượng Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Nam đã mời tôi thăm và thuyết giảng vào ngày sóc vọng, vì Tăng Ni và Phật tử thường về chùa đông đủ vào ngày này để tu Bát Quan Trai. Nhưng vì tuân thủ sự sắp xếp của Giáo hội đã phân công tôi đưa đoàn viếng thăm và thuyết giảng tại các trường hạ thuộc mười một tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cũng như các trường hạ thuộc miền Tây nguyên. Vì thế, tôi không thể viếng thăm Tăng Ni, Phật tử tỉnh Quảng Nam đúng vào ngày 30 hay 15 theo sự yêu cầu của Hòa thượng Trưởng ban Trị sự tỉnh nhà. Ngoài ra, tôi cũng đã gặp Hòa thượng Trưởng ban Trị sự tỉnh nhà tại Đà Nẵng, một lần nữa ngài lại mong mỏi trong chuyến đi thăm các trường hạ thuộc miền Trung sắp tới, tôi cố sắp xếp về Quảng Nam đúng ngày rằm. Lần này, tôi cũng không thể nhận lời, vì ngày 16 tháng 6 tại thành phố Hồ Chí Minh, tôi phải dự lễ tưởng niệm các bậc tiền bối hữu công và làm lễ húy kỵ Hòa thượng Thiện Hào. Hòa thượng Trưởng ban lo rằng nếu tôi về chùa Đạo Nguyên vào ngày 18 theo như lịch sắp xếp của Giáo hội để trao đổi kinh nghiệm tu hành với Tăng Ni tỉnh nhà thì e ngại Phật tử không thể tập trung về chùa đông, vì không phải ngày tu Bát Quan Trai. Tôi đành chịu, vì tôi tuân thủ sự phân công của Giáo hội, cũng như chính tôi luôn đặt niềm tin vào sự bổ xứ của Đức Phật trên bước đường hành đạo.
Chương trình thăm viếng các trường hạ miền Trung được sắp xếp rất khít khao. Trưa ngày 16, sau khi dự lễ húy kỵ Hòa thượng Thiện Hào, chúng tôi mới khởi hành từ thành phố Hồ Chí Minh, mà ngày 20 đã phải có mặt ở Huế để dự lễ khai giảng lớp Cao cấp Phật học. Và chỉ có ba ngày mà chúng tôi phải đi thăm những trường hạ của các tỉnh: Phan Thiết, Phan Rang, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng và Huế, tổng cộng là chín tỉnh, như vậy, một ngày phải đi thăm ba tỉnh.
Sáng nay, chúng tôi đã thăm viếng các trường hạ ở Bình Định và Quảng Ngãi và giờ đây đến chùa Đạo Nguyên khiến tôi nghĩ đến lòng thành của Tăng Ni, Phật tử tỉnh nhà cùng với sự bổ xứ của chư Phật. Trước khi khởi hành, theo dự báo thời tiết cho biết miền Trung khô hạn, nhưng ra đến đây, không khí không nóng bức như mọi người tưởng và ngược lại cũng không mưa dầm ướt át như mọi người lo. Theo tôi, tấm lòng của chúng ta đã được Phật chứng minh hộ niệm, cho chúng ta những giờ phút an lành để trao đổi giáo pháp.
Tỉnh Quảng Nam là tỉnh nghèo. Tuy nhiên, nhớ Phật dạy rằng nghèo tiền bạc không sợ, mà sợ nghèo đạo đức, nghèo niềm tin. Tỉnh nhà chúng ta có thể nói về vật chất nghèo hơn các tỉnh khác, nhưng về niềm tin, về đạo đức, về trí tuệ thì không thua kém bất cứ tỉnh thành nào trong cả nước. Theo Phật, chúng ta biết rõ Đức Phật không trọng của cải vật chất, Ngài chỉ quý trọng đạo đức và trí tuệ. Vì thế, đối với người con Phật, trí tuệ là sự nghiệp và đạo đức là lẽ sống. Có thể khẳng định rằng quý vị cũng như chúng tôi đều có niềm tin mãnh liệt đối với Phật, chúng ta không đặt nặng sở hữu vật chất, chỉ một lòng sống với giáo pháp của Phật để phát huy tuệ giác, để tiêu trừ nghiệp chướng trần lao và ra khỏi sanh tử luân hồi. Đó chính là công việc thiết yếu mà tất cả người con Phật ở bất cứ thời kỳ nào, quốc độ nào cũng phải thực hiện cho được.
Tôi xin nhắc lại một câu chuyện trong kinh để gợi ý, cùng suy nghĩ, chúng ta không lo lắng về cái nghèo vật chất. Một buổi sáng, Đức Phật đang ở trong vườn xoài cùng với chư Tăng rất thanh tịnh, an lạc. Bỗng có một người chủ nuôi bảy con bò, nhưng tất cả số bò của ông đã bị trộm dẫn đi mất. Ông ta vừa chạy kiếm bò vừa khóc, gặp Phật ông hỏi có thấy đàn bò của ông hay không. Trước sự việc đó, Phật đã chỉ rõ cho chư Tăng nhận ra rằng các Thầy được hạnh phúc hơn là người chủ của đàn bò; vì không có con bò nào để chăn, để giữ, để mất. Tuy lời Phật dạy đơn giản, nhưng thấm thía vô cùng. Thật vậy, đời sống Sa môn nghèo vật chất, vì Sa môn thực sự không tích lũy tài sản, nên càng nghèo càng dễ tỏa sáng đạo đức. Tăng Ni, Phật tử tỉnh chúng ta thiếu thốn vật chất, nhưng rất giàu đức tin, điều đó vô cùng quý giá. Nhờ đó, cuộc sống chúng ta dễ gần gũi với lời Phật dạy, chắc chắn chúng ta sẽ gặp Phật ở hình thức này hay hình thức khác.
Bước thứ hai, tôi muốn trao đổi với quý vị suy nghĩ cao hơn. Người đời thường nói điều gì mình không muốn thường tới, cái muốn lại tránh xa. Tại sao? Đức Phật dạy chúng ta rằng ham muốn là nghiệp, là phiền não. Nghèo thiếu mới ham muốn, có đầy đủ tất nhiên không ham nữa; cũng như đói mới muốn ăn, no rồi, còn mất công nghĩ đến ăn làm gì. Đối với người tu, phước đức bên trong đầy đủ thì chẳng cần gì nữa. Tôi đã trải qua giai đoạn thiếu thốn vật chất, nhưng vẫn cảm thấy an lành, nên chứng nghiệm được lời Phật dạy hoàn toàn đúng trong cuộc sống. Trên bước đường tu, nếu vật chất càng cao, tinh thần chúng ta càng xuống thấp và thể lực cũng suy kém theo. Ngược lại, nương lực Phật tu hành, vật chất càng xuống thấp, tinh thần chúng ta càng cao và thể lực cũng mạnh ra.
Có thể nói đời sống vật chất của người dân Quảng Nam không bằng dân ở thành phố Hồ Chí Minh, nhưng sức khỏe tốt hơn. Dân xứ Quảng có thể đi bộ suốt ngày, còn dân thành phố Hồ Chí Minh ra đường là lên xe. Thể lực yếu kém vì không rèn luyện và quen sống tiện nghi, nên thiếu thốn một chút là thấy khổ vô cùng. Còn chúng ta quen với đời sống tri túc, nên sự khó khăn, thiếu thốn đối với chúng ta không cảm thấy sợ. Kinh nghiệm hành đạo cho tôi nhận ra ý này. Người Việt thường nói có khó mới có khôn. Tu theo Phật, không bao giờ mong cầu mọi sự dễ dàng đến với chúng ta; vì hưởng thụ tất cả tiện nghi làm chúng ta trở thành yếu đuối, mọi việc tốt lành luôn đến thì sức phấn đấu của chúng ta không còn và trí tuệ không phát sanh được. Ý thức như vậy, không sợ thiếu thốn vật chất, chỉ sợ thiếu ý chí nỗ lực tu hành.
Cái nghèo của chúng ta về vật chất so với sự giàu sang của người đầy đủ, chúng ta vẫn sung sướng hơn nhiều. Vì thế, Phật dạy chúng ta tu hành, nên có cuộc sống tam thường bất túc; nói dễ hiểu là làm sao giảm thiểu chi phí cho cuộc sống, để còn thì giờ thực tập pháp ra khỏi sanh tử. Tập ăn ít, ngủ ít, tiêu xài ít, thì thiếu thốn vật chất chúng ta không sợ, không lo. Vấn đề tiêu xài ít để giữ gìn thiên nhiên được trong sạch, mà Đức Phật đã chỉ dạy hàng ngàn năm trước, ngày nay các nước văn minh mới bắt đầu để tâm đến, mới nhận ra hậu quả nghiêm trọng của nó. Thời xưa, sản xuất ít, tình trạng thiên nhiên bị ô nhiễm ít; thời nay, sự ô nhiễm trở nên trầm trọng theo sự gia tăng số lượng sản xuất mọi thứ. Xe cộ lưu thông nhiều, như ở thành phố Hồ Chí Minh, đi đường phải đeo khẩu trang, vì khói xe gây nhiều bệnh về đường hô hấp. Dòng sông, kênh rạch, mặt đất cũng bị nhiễm bẩn. Tất cả những hậu quả tác hại này đều do sự tiêu xài quá mức của con người. Với sự tiêu xài bừa bãi, không cần thiết, con người đã tàn phá thiên nhiên một cách trầm trọng, tạo thành bầu không khí nhiễm bẩn, nói chung môi trường sống bị gieo rắc vô số bệnh tật và làm giảm tuổi thọ của con người, nhất là ở các nước công nghiệp.
Ngoài ra, Tăng Ni, Phật tử cần phải thực tập Thiền quán để phát sanh trí tuệ và lấy Thiền định thay cho ngủ nghỉ. Chúng ta phải ngủ nghỉ vì cơ thể vật chất quá mệt nhọc và tinh thần lo lắng quá nhiều, nên phạm phải bốn điều cấm kỵ là buồn, giận, lo, sợ. Người buồn giận, lo sợ nhất định mạng sống không dài được; vì buồn giận lo sợ là những chất độc tác hại tinh thần, làm họ đau khổ vô cùng. Thể xác và tinh thần nhọc mệt, phải ngủ nhiều, tâm trí dễ mê mờ. Người tu thường ít ngủ. Tôi tham dự khóa tu Thiền ở chùa Tổng Trì, Nhật Bản, Thiền Tăng một ngày một đêm chỉ được ngủ một tiếng đồng hồ. 11 giờ chỉ tịnh, 12 giờ thức dậy tham Thiền được; vì cơ thể và tinh thần họ không mệt mỏi. Người không biết tu, lãng phí về sức lực và trí tuệ, mà đó là hai thứ quý giá nhất của con người. Sức lực của con người dùng không đúng chỗ nên bị tổn hao, tinh thần hướng không đúng chỗ nên bị suy sụp. Biết sử dụng thể xác và tinh thần đúng theo Phật dạy, trí tuệ nhất định phát sanh và thọ mạng của chúng ta dài hơn. Các Thiền sư sống trên một trăm tuổi vì đã điều chỉnh cơ thể đúng đắn, không đưa vào những thức ăn độc hại, không làm việc quá mức cho phép và tinh thần rất an ổn vì không buồn giận, lo sợ. Riêng tôi, lúc còn trẻ thường đau yếu, nhưng tuổi càng lớn lại ít bệnh hoạn, khỏe mạnh và làm được nhiều việc hơn, nhờ ứng dụng được tinh ba Phật dạy, muốn chia sẻ với quý vị.
Không nhận ra ý Phật, không thực hành đúng, sẽ rơi vào trần lao nghiệp chướng. Thật vậy, ứng dụng sai ý Phật, tâm phiền não, thân bệnh hoạn. Không được phép nói vì tu mà bệnh, vì ăn chay nên yếu. Tu đúng phải có sức khỏe tốt hơn. Thí dụ thực hành pháp môn Tịnh độ, chúng ta biết rõ Phật Di Đà là Phật Vô Lượng Thọ, tức Ngài có sức khỏe thực tốt, thọ mạng thực dài lâu. Theo dấu chân Phật Di Đà, chúng ta phải được an lạc hơn, thọ mạng dài hơn. Lời Phật dạy ứng dụng đến đâu sẽ nhận được kết quả lợi lạc đến đó. Các vị Tổ sư chứng ngộ yếu nghĩa của giáo pháp, nên rất thông minh, rất đa dạng ở pháp tu, nhận chân được trong trường hợp nào cần tu Thiền, hay tu Tịnh độ, hoặc theo Nguyên thủy. Việc tu hành cần khéo vận dụng pháp thích hợp từng chỗ, từng lúc, từng cá nhân, nhất định đạt kết quả tốt đẹp; không phải theo công thức, bắt tất cả làm giống nhau. Tu Tịnh độ không phải chỉ niệm Nam mô A Di Đà Phật. Hành giả tu Tịnh độ tối thiểu phải đọc, suy nghĩ và thực hành theo ba kinh Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ và kinh Di Đà. Riêng tôi, ngoài ba kinh này, tôi còn ứng dụng thêm kinh Hoa Nghiêm và Thủ Lăng Nghiêm cũng nói về Tịnh độ. Và xa hơn nữa, đọc kinh Duy Ma cũng thấy nói đến Tịnh độ. Đọc tất cả kinh Phật, không có kinh nào không nói đến Tịnh độ. Nói cách khác, tất cả pháp Phật đều có tính cách nhất quán, tám mươi bốn ngàn pháp môn tu đều có một vị giải thoát. Nhìn riêng khía cạnh Tịnh độ, đã thấy có rất nhiều mặt mà chúng ta cần áp dụng tùy thời đại, tùy quốc độ, tùy hoàn cảnh thế nào cho được kết quả lợi ích.
Đọc kinh Vô Lượng Thọ nói về nhân hạnh quả đức của Phật Di Đà, giúp chúng ta biết Phật Di Đà là người như thế nào, tu thế nào mà đạt quả vị Phật và thế giới của Ngài như thế nào. Theo Phật, hiểu rõ nhân hạnh quả đức của Ngài để làm theo, mới không mê tín. Phật Di Đà trước khi xuất gia tu hành, là Chuyển luân Thánh vương. Phật và Chuyển luân Thánh vương, hai vị trí này có những điểm gần nhau. Chuyển luân Thánh vương có bốn binh chủng rất mạnh khiến các nước nhỏ phải kính nể, quy phục mà không cần đánh. Ông không dùng vũ lực khống chế các nước yếu kém, nhưng để răn đe, hạn chế kẻ ác tâm chuyên gây ra khổ đau. Nói cách khác, có phước đức trí tuệ đầy đủ mới làm Chuyển luân Thánh vương được. Từ ông vua trần gian có sẵn điều kiện cần thiết như vậy, Đức Phật Di Đà tu hành phát huy trí tuệ và phước đức đến tột đỉnh mới đạt quả vị Phật. Phật Thích Ca cũng thế, không tu là Chuyển luân Thánh vương, nhưng điều kiện tốt nhất sẵn có, nên tu hành, Ngài liền đạt quả vị Phật.
Còn đối với chúng ta, điều kiện thực tế cần cho sự phát huy trên con đường Phật đạo, là gì? Có sức khỏe tốt, ngoại hình dễ coi và thông minh, nhất định thành công trong xã hội, hay đi tu chúng ta cũng dễ dàng tạo công đức nhờ ba yếu tố căn bản này. Theo kinh Pháp Hoa, người tu được nhờ có căn lành và gặp nhân duyên mới phát tâm tu. Phật Di Đà sẵn có nhiều điều kiện tốt đẹp và có căn lành, nhưng gặp được Bảo Tạng Như Lai, Ngài mới phát tâm tu. Người có sẵn căn lành, lại gặp nhân duyên tu, từng bước vượt khó, thăng hoa. Người không có căn lành, nhưng do tham vọng thúc đẩy đi tu, không đạt được kết quả tốt, hoặc hậu vận không tốt dù nhất thời hưng thạnh. Nhân duyên là gặp Thầy hiền bạn tốt. Có căn lành, nhưng gặp thầy tà bạn ác, không thể tiến tu; vì họ dắt đi vào đường ác, sai lầm, tội lỗi, từ đó chỉ đi xuống, không đi lên được. Điển hình như Vô Não có căn lành đời trước, nhưng gặp thầy tà dạy ông giết người để lên thiên đàng. May cho ông cuối đời được gặp Phật, quay đầu lại, tu hành cũng đắc quả A la hán. Tuy nhiên, đã trải qua một thời gian tạo nghiệp sát, nên khi tu, Vô Não vẫn phải trả ác nghiệp này, đi khất thực vẫn bị đánh. Ý thức sâu sắc nghiệp báo của mình, ông quyết chí tu, vui vẻ trả dứt nghiệp này thì cũng được mọi người thương quý.
Phật dạy rằng muốn tu hành phải gặp bốn điều khó. Sanh làm người là khó vô cùng, sanh vào các loài khác rất dễ, như loài cá sanh cả vạn cá con. Và con người được những yếu tố thù thắng hơn các loài khác, vì có bộ não phát huy được trí tuệ, trong khi các loài khác chỉ sống theo bản năng. Thứ hai là được gặp Phật pháp khó, mà chúng ta đã được rồi. Thứ ba là tu hành đã gặp Phật pháp, nhưng đem hết cuộc đời mình dấn thân thực sự, hết lòng hướng tâm cầu giải thoát cũng rất khó. Còn cạo đầu vô chùa ở thì dễ, tu theo hình thức cũng đơn giản. Thứ tư là tu hành và được Thầy khai ngộ, nhưng đạt được kết quả như Phật dạy quả là khó vô cùng. Tôi may mắn được hầu cận, học hỏi với các bậc thiện tri thức, nhờ các ngài khai ngộ, từng bước ứng dụng được những thành quả nho nhỏ xin chia sẻ với quý vị.
Phật Di Đà xuất gia tu hành được Bảo Tạng Như Lai đặt pháp danh là Pháp Tạng Tỳ kheo. Phật, Bồ tát, Thánh Tăng hầu hết đều do hạnh mà thành danh. Tên khai sanh do cha mẹ đặt đối với người tu gần như ít dùng đến. Người tu có pháp danh là tên kế tục trí tuệ của Như Lai, do Thầy đặt cho và nối theo hệ phả của tông môn. Pháp danh hay khai sanh của dòng họ nhà Phật, thể hiện việc nối tiếp sự nghiệp của Phật Thích Ca; vì thế, pháp danh có ý nghĩa quan trọng.
Di Đà tên Pháp Tạng vì khởi đầu tu, ngài là Tỳ kheo thông minh, những gì Phật dạy, ngài nhớ đủ, nhớ không sót hằng hà sa số thế giới Phật do Phật Bảo Tạng truyền trao. Pháp Tạng có nghĩa là kho chứa pháp, hay pháp danh này nói lên việc ngài dồn tất cả tâm trí vào giáo pháp của Phật. Ngày nay, tu pháp môn Tịnh độ, tự xét xem chúng ta có hết lòng tu hay không, có quyết tâm vì pháp hay không. Thực tế cho thấy những người đạt kết quả tốt đẹp đều quyết tâm cao, tu không biết mệt mỏi. Có vị cho biết định ngồi Thiền vài tiếng, nhưng khi xả Thiền mới hay đã ba ngày, vì sự chú tâm của họ quá cao, nên quên mất thời gian. Ý này được kinh Pháp Hoa diễn tả rằng Bồ tát trải qua sáu mươi kiếp mà tưởng như nửa ngày.
Giai đoạn đầu học để hiểu giáo pháp và giai đoạn hai, tu Thiền, niệm Phật, hay tu pháp gì cũng được, nhưng phải tu trong pháp Phật, không được lệch ra ngoài. Vì thế, Pháp Tạng Tỳ kheo lo học, nhớ nhiều, nhưng chuyển sang tư cách Pháp Tạng Bồ tát, ngài lo thực hành, xây dựng Tịnh độ từ tâm, tức thể hiện ý Phật dạy tâm tịnh thì độ tịnh. Thế giới không thanh tịnh, nhưng tâm thanh tịnh cũng chuyển đổi thành thanh tịnh. Tinh thần này thể hiện trong kinh Duy Ma. Xá Lợi Phất nói thế giới Ta bà của Phật Thích Ca giáo hóa toàn là hầm hố gai chông, chẳng lẽ thế giới Phật không thanh tịnh hay sao. Phật mới dạy rằng tâm Xá Lợi Phất hầm hố gai chông nên thấy toàn là khó khăn, nản chí. Sự thật thế giới Phật thanh tịnh và Phật thể hiện cho thấy bằng cách ấn chân xuống đất thì thế giới thất bảo hiện ra. Ý này chúng ta ứng dụng cách nào? Đối với tôi, kiểm chứng trong cuộc sống của mình nhận thấy thực ra xã hội bất an, không thanh tịnh, vì tôi sanh ra và lớn lên trong thời kỳ chiến tranh, loạn lạc, đầy bất công đau khổ. Nhưng lúc đó, nhờ thực hành Thiền quán, trụ tâm trong pháp Phật, đương nhiên tâm được thanh tịnh và thế giới mà tôi hướng tâm trí mình vào đó cũng thanh tịnh; đó là nơi an trú tốt nhất. An trú Tịnh độ từ tâm như thế giúp tôi vượt qua nhiều gian nan thử thách trong suốt thời gian dài. Trong khi bạn đồng sự, đồng hành với tôi không vượt nổi, vì không an trụ tâm trong pháp Phật, để sự vật bên ngoài chi phối tâm, cho vui buồn vinh nhục của cuộc đời làm hoen ố tâm họ. Từ đó, tu hành mà muốn thế này, nghĩ thế kia, đòi cái nọ, nên không bao giờ ở lâu trong đạo được, phiền não trùng trùng nổi dậy. Bấy giờ, nếu còn chút căn lành, liền nhớ lời Phật nhắc nhở rằng Phật ngộ trong cái mê của chúng sanh và chúng sanh mê trong cái ngộ của Phật, nên vội vàng quay lại, trụ tâm trong pháp Phật thì cũng được thanh tịnh, giải thoát trong cõi ô trược này. Tôi nhớ tinh ba này đã được Hòa thượng Khánh Anh dạy chúng tôi cách nay hơn bốn mươi năm qua bài kệ dưới dây. Ngài nói rằng các Thầy thường đọc bài này, nhưng không suy nghĩ nghĩa lý bên trong, không ứng dụng được:
Muội thiên chơn nhi tùy huyễn vọng
Xả thực tế nhận không hoa
Nãi điều giác nhi điều mê
Cảnh tự triền nhi tự phược.
Nói cho dễ hiểu, cuộc đời này đâu có khổ đau sanh tử, nếu chúng ta trụ tâm lại. Còn thả tâm mình chạy rong theo muôn sự muôn vật, tức chạy theo sanh tử là tự ràng buộc mình, làm ô nhiễm mình và cũng tự mình chuốc lấy đau khổ. Pháp này triển khai khía cạnh tâm thanh tịnh thì thế giới thanh tịnh theo, đó là thế giới của nội tâm, nghĩ cái gì thì cái đó xuất hiện. Tôi tu pháp môn Tịnh độ thường áp dụng tinh thần này, thí dụ nhìn lọ hoa trước mặt mà nghĩ đến Phật Di Đà thì Phật Di Đà hiện hữu trong lọ hoa, nghĩ đến thế giới Tịnh độ thì những cánh hoa này liền hình thành Tịnh độ Tây phương. Đó là Tịnh độ của tự tâm. Đối với chúng ta, khi tâm đã tịnh, thế giới đã tịnh thì thực tế xã hội bên ngoài cũng thay đổi tốt theo. Tâm chúng ta không buồn phiền, bực tức, khổ đau, chắc chắn, người không đối xử tệ ác với chúng ta, đó cũng là kinh nghiệm tôi đã có được trong đời tu, xin chia sẻ với quý vị.
Trên bước đường tu, Phật Di Đà chuyển đổi pháp hành từ Pháp Tạng Tỳ kheo sang Pháp Tạng Bồ tát, tiếp xúc, giúp đỡ người, tất nhiên người dễ đồng tình, hợp tác. Thực hiện hạnh Bồ tát như vậy, ngài mới xây dựng được thế giới An Dưỡng Quốc là nơi tập hợp những người cùng lý tưởng sống chung với nhau. Người tu Tịnh độ đọc kinh Vô Lượng Thọ nhận ra ngay ý này nhằm chỉ bước đầu tu, chúng ta có tâm thanh tịnh và hoàn cảnh cá nhân thanh tịnh và từ sự thanh tịnh an lạc của ta ảnh hưởng cho người xung quanh, tạo thành tập thể thanh tịnh và nhân rộng ra thành thế giới thanh tịnh.
Kế tiếp, đọc kinh Quán Vô Lượng Thọ, bắt đầu dùng pháp quán để thấy cho thanh tịnh. Thí dụ Phật khuyên chúng ta nhìn mặt trời lặn ở phương Tây, vì thế giới của Phật Di Đà ở phương Tây và khi đem tâm chúng ta gởi vào ao thất bảo ở thế giới của Ngài, chắc chắn mọi việc của Ta bà dù có thế nào cũng không làm chúng ta không bận tâm. Theo pháp quán như thế, tâm chúng ta được thanh tịnh lần và tạo được hạt giống ở Tây phương Cực Lạc, bỏ thân này phải được vãng sanh về Tịnh độ ấy. Đó là một số kinh nghiệm tu hành, tôi xin chia sẻ với quý vị. Cầu mong Tăng Ni, Phật tử tỉnh nhà được Phật hộ niệm và sống an lạc trong mọi tình huống.
Tôi vô cùng xúc động khi nhận thấy rất đông Tăng Ni và Phật tử tỉnh nhà tập hợp tại chùa Đạo Nguyên với tâm thành cầu học pháp Phật. Hòa thượng Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Nam đã mời tôi thăm và thuyết giảng vào ngày sóc vọng, vì Tăng Ni và Phật tử thường về chùa đông đủ vào ngày này để tu Bát Quan Trai. Nhưng vì tuân thủ sự sắp xếp của Giáo hội đã phân công tôi đưa đoàn viếng thăm và thuyết giảng tại các trường hạ thuộc mười một tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cũng như các trường hạ thuộc miền Tây nguyên. Vì thế, tôi không thể viếng thăm Tăng Ni, Phật tử tỉnh Quảng Nam đúng vào ngày 30 hay 15 theo sự yêu cầu của Hòa thượng Trưởng ban Trị sự tỉnh nhà. Ngoài ra, tôi cũng đã gặp Hòa thượng Trưởng ban Trị sự tỉnh nhà tại Đà Nẵng, một lần nữa ngài lại mong mỏi trong chuyến đi thăm các trường hạ thuộc miền Trung sắp tới, tôi cố sắp xếp về Quảng Nam đúng ngày rằm. Lần này, tôi cũng không thể nhận lời, vì ngày 16 tháng 6 tại thành phố Hồ Chí Minh, tôi phải dự lễ tưởng niệm các bậc tiền bối hữu công và làm lễ húy kỵ Hòa thượng Thiện Hào. Hòa thượng Trưởng ban lo rằng nếu tôi về chùa Đạo Nguyên vào ngày 18 theo như lịch sắp xếp của Giáo hội để trao đổi kinh nghiệm tu hành với Tăng Ni tỉnh nhà thì e ngại Phật tử không thể tập trung về chùa đông, vì không phải ngày tu Bát Quan Trai. Tôi đành chịu, vì tôi tuân thủ sự phân công của Giáo hội, cũng như chính tôi luôn đặt niềm tin vào sự bổ xứ của Đức Phật trên bước đường hành đạo.
Chương trình thăm viếng các trường hạ miền Trung được sắp xếp rất khít khao. Trưa ngày 16, sau khi dự lễ húy kỵ Hòa thượng Thiện Hào, chúng tôi mới khởi hành từ thành phố Hồ Chí Minh, mà ngày 20 đã phải có mặt ở Huế để dự lễ khai giảng lớp Cao cấp Phật học. Và chỉ có ba ngày mà chúng tôi phải đi thăm những trường hạ của các tỉnh: Phan Thiết, Phan Rang, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng và Huế, tổng cộng là chín tỉnh, như vậy, một ngày phải đi thăm ba tỉnh.
Sáng nay, chúng tôi đã thăm viếng các trường hạ ở Bình Định và Quảng Ngãi và giờ đây đến chùa Đạo Nguyên khiến tôi nghĩ đến lòng thành của Tăng Ni, Phật tử tỉnh nhà cùng với sự bổ xứ của chư Phật. Trước khi khởi hành, theo dự báo thời tiết cho biết miền Trung khô hạn, nhưng ra đến đây, không khí không nóng bức như mọi người tưởng và ngược lại cũng không mưa dầm ướt át như mọi người lo. Theo tôi, tấm lòng của chúng ta đã được Phật chứng minh hộ niệm, cho chúng ta những giờ phút an lành để trao đổi giáo pháp.
Tỉnh Quảng Nam là tỉnh nghèo. Tuy nhiên, nhớ Phật dạy rằng nghèo tiền bạc không sợ, mà sợ nghèo đạo đức, nghèo niềm tin. Tỉnh nhà chúng ta có thể nói về vật chất nghèo hơn các tỉnh khác, nhưng về niềm tin, về đạo đức, về trí tuệ thì không thua kém bất cứ tỉnh thành nào trong cả nước. Theo Phật, chúng ta biết rõ Đức Phật không trọng của cải vật chất, Ngài chỉ quý trọng đạo đức và trí tuệ. Vì thế, đối với người con Phật, trí tuệ là sự nghiệp và đạo đức là lẽ sống. Có thể khẳng định rằng quý vị cũng như chúng tôi đều có niềm tin mãnh liệt đối với Phật, chúng ta không đặt nặng sở hữu vật chất, chỉ một lòng sống với giáo pháp của Phật để phát huy tuệ giác, để tiêu trừ nghiệp chướng trần lao và ra khỏi sanh tử luân hồi. Đó chính là công việc thiết yếu mà tất cả người con Phật ở bất cứ thời kỳ nào, quốc độ nào cũng phải thực hiện cho được.
Tôi xin nhắc lại một câu chuyện trong kinh để gợi ý, cùng suy nghĩ, chúng ta không lo lắng về cái nghèo vật chất. Một buổi sáng, Đức Phật đang ở trong vườn xoài cùng với chư Tăng rất thanh tịnh, an lạc. Bỗng có một người chủ nuôi bảy con bò, nhưng tất cả số bò của ông đã bị trộm dẫn đi mất. Ông ta vừa chạy kiếm bò vừa khóc, gặp Phật ông hỏi có thấy đàn bò của ông hay không. Trước sự việc đó, Phật đã chỉ rõ cho chư Tăng nhận ra rằng các Thầy được hạnh phúc hơn là người chủ của đàn bò; vì không có con bò nào để chăn, để giữ, để mất. Tuy lời Phật dạy đơn giản, nhưng thấm thía vô cùng. Thật vậy, đời sống Sa môn nghèo vật chất, vì Sa môn thực sự không tích lũy tài sản, nên càng nghèo càng dễ tỏa sáng đạo đức. Tăng Ni, Phật tử tỉnh chúng ta thiếu thốn vật chất, nhưng rất giàu đức tin, điều đó vô cùng quý giá. Nhờ đó, cuộc sống chúng ta dễ gần gũi với lời Phật dạy, chắc chắn chúng ta sẽ gặp Phật ở hình thức này hay hình thức khác.
Bước thứ hai, tôi muốn trao đổi với quý vị suy nghĩ cao hơn. Người đời thường nói điều gì mình không muốn thường tới, cái muốn lại tránh xa. Tại sao? Đức Phật dạy chúng ta rằng ham muốn là nghiệp, là phiền não. Nghèo thiếu mới ham muốn, có đầy đủ tất nhiên không ham nữa; cũng như đói mới muốn ăn, no rồi, còn mất công nghĩ đến ăn làm gì. Đối với người tu, phước đức bên trong đầy đủ thì chẳng cần gì nữa. Tôi đã trải qua giai đoạn thiếu thốn vật chất, nhưng vẫn cảm thấy an lành, nên chứng nghiệm được lời Phật dạy hoàn toàn đúng trong cuộc sống. Trên bước đường tu, nếu vật chất càng cao, tinh thần chúng ta càng xuống thấp và thể lực cũng suy kém theo. Ngược lại, nương lực Phật tu hành, vật chất càng xuống thấp, tinh thần chúng ta càng cao và thể lực cũng mạnh ra.
Có thể nói đời sống vật chất của người dân Quảng Nam không bằng dân ở thành phố Hồ Chí Minh, nhưng sức khỏe tốt hơn. Dân xứ Quảng có thể đi bộ suốt ngày, còn dân thành phố Hồ Chí Minh ra đường là lên xe. Thể lực yếu kém vì không rèn luyện và quen sống tiện nghi, nên thiếu thốn một chút là thấy khổ vô cùng. Còn chúng ta quen với đời sống tri túc, nên sự khó khăn, thiếu thốn đối với chúng ta không cảm thấy sợ. Kinh nghiệm hành đạo cho tôi nhận ra ý này. Người Việt thường nói có khó mới có khôn. Tu theo Phật, không bao giờ mong cầu mọi sự dễ dàng đến với chúng ta; vì hưởng thụ tất cả tiện nghi làm chúng ta trở thành yếu đuối, mọi việc tốt lành luôn đến thì sức phấn đấu của chúng ta không còn và trí tuệ không phát sanh được. Ý thức như vậy, không sợ thiếu thốn vật chất, chỉ sợ thiếu ý chí nỗ lực tu hành.
Cái nghèo của chúng ta về vật chất so với sự giàu sang của người đầy đủ, chúng ta vẫn sung sướng hơn nhiều. Vì thế, Phật dạy chúng ta tu hành, nên có cuộc sống tam thường bất túc; nói dễ hiểu là làm sao giảm thiểu chi phí cho cuộc sống, để còn thì giờ thực tập pháp ra khỏi sanh tử. Tập ăn ít, ngủ ít, tiêu xài ít, thì thiếu thốn vật chất chúng ta không sợ, không lo. Vấn đề tiêu xài ít để giữ gìn thiên nhiên được trong sạch, mà Đức Phật đã chỉ dạy hàng ngàn năm trước, ngày nay các nước văn minh mới bắt đầu để tâm đến, mới nhận ra hậu quả nghiêm trọng của nó. Thời xưa, sản xuất ít, tình trạng thiên nhiên bị ô nhiễm ít; thời nay, sự ô nhiễm trở nên trầm trọng theo sự gia tăng số lượng sản xuất mọi thứ. Xe cộ lưu thông nhiều, như ở thành phố Hồ Chí Minh, đi đường phải đeo khẩu trang, vì khói xe gây nhiều bệnh về đường hô hấp. Dòng sông, kênh rạch, mặt đất cũng bị nhiễm bẩn. Tất cả những hậu quả tác hại này đều do sự tiêu xài quá mức của con người. Với sự tiêu xài bừa bãi, không cần thiết, con người đã tàn phá thiên nhiên một cách trầm trọng, tạo thành bầu không khí nhiễm bẩn, nói chung môi trường sống bị gieo rắc vô số bệnh tật và làm giảm tuổi thọ của con người, nhất là ở các nước công nghiệp.
Ngoài ra, Tăng Ni, Phật tử cần phải thực tập Thiền quán để phát sanh trí tuệ và lấy Thiền định thay cho ngủ nghỉ. Chúng ta phải ngủ nghỉ vì cơ thể vật chất quá mệt nhọc và tinh thần lo lắng quá nhiều, nên phạm phải bốn điều cấm kỵ là buồn, giận, lo, sợ. Người buồn giận, lo sợ nhất định mạng sống không dài được; vì buồn giận lo sợ là những chất độc tác hại tinh thần, làm họ đau khổ vô cùng. Thể xác và tinh thần nhọc mệt, phải ngủ nhiều, tâm trí dễ mê mờ. Người tu thường ít ngủ. Tôi tham dự khóa tu Thiền ở chùa Tổng Trì, Nhật Bản, Thiền Tăng một ngày một đêm chỉ được ngủ một tiếng đồng hồ. 11 giờ chỉ tịnh, 12 giờ thức dậy tham Thiền được; vì cơ thể và tinh thần họ không mệt mỏi. Người không biết tu, lãng phí về sức lực và trí tuệ, mà đó là hai thứ quý giá nhất của con người. Sức lực của con người dùng không đúng chỗ nên bị tổn hao, tinh thần hướng không đúng chỗ nên bị suy sụp. Biết sử dụng thể xác và tinh thần đúng theo Phật dạy, trí tuệ nhất định phát sanh và thọ mạng của chúng ta dài hơn. Các Thiền sư sống trên một trăm tuổi vì đã điều chỉnh cơ thể đúng đắn, không đưa vào những thức ăn độc hại, không làm việc quá mức cho phép và tinh thần rất an ổn vì không buồn giận, lo sợ. Riêng tôi, lúc còn trẻ thường đau yếu, nhưng tuổi càng lớn lại ít bệnh hoạn, khỏe mạnh và làm được nhiều việc hơn, nhờ ứng dụng được tinh ba Phật dạy, muốn chia sẻ với quý vị.
Không nhận ra ý Phật, không thực hành đúng, sẽ rơi vào trần lao nghiệp chướng. Thật vậy, ứng dụng sai ý Phật, tâm phiền não, thân bệnh hoạn. Không được phép nói vì tu mà bệnh, vì ăn chay nên yếu. Tu đúng phải có sức khỏe tốt hơn. Thí dụ thực hành pháp môn Tịnh độ, chúng ta biết rõ Phật Di Đà là Phật Vô Lượng Thọ, tức Ngài có sức khỏe thực tốt, thọ mạng thực dài lâu. Theo dấu chân Phật Di Đà, chúng ta phải được an lạc hơn, thọ mạng dài hơn. Lời Phật dạy ứng dụng đến đâu sẽ nhận được kết quả lợi lạc đến đó. Các vị Tổ sư chứng ngộ yếu nghĩa của giáo pháp, nên rất thông minh, rất đa dạng ở pháp tu, nhận chân được trong trường hợp nào cần tu Thiền, hay tu Tịnh độ, hoặc theo Nguyên thủy. Việc tu hành cần khéo vận dụng pháp thích hợp từng chỗ, từng lúc, từng cá nhân, nhất định đạt kết quả tốt đẹp; không phải theo công thức, bắt tất cả làm giống nhau. Tu Tịnh độ không phải chỉ niệm Nam mô A Di Đà Phật. Hành giả tu Tịnh độ tối thiểu phải đọc, suy nghĩ và thực hành theo ba kinh Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ và kinh Di Đà. Riêng tôi, ngoài ba kinh này, tôi còn ứng dụng thêm kinh Hoa Nghiêm và Thủ Lăng Nghiêm cũng nói về Tịnh độ. Và xa hơn nữa, đọc kinh Duy Ma cũng thấy nói đến Tịnh độ. Đọc tất cả kinh Phật, không có kinh nào không nói đến Tịnh độ. Nói cách khác, tất cả pháp Phật đều có tính cách nhất quán, tám mươi bốn ngàn pháp môn tu đều có một vị giải thoát. Nhìn riêng khía cạnh Tịnh độ, đã thấy có rất nhiều mặt mà chúng ta cần áp dụng tùy thời đại, tùy quốc độ, tùy hoàn cảnh thế nào cho được kết quả lợi ích.
Đọc kinh Vô Lượng Thọ nói về nhân hạnh quả đức của Phật Di Đà, giúp chúng ta biết Phật Di Đà là người như thế nào, tu thế nào mà đạt quả vị Phật và thế giới của Ngài như thế nào. Theo Phật, hiểu rõ nhân hạnh quả đức của Ngài để làm theo, mới không mê tín. Phật Di Đà trước khi xuất gia tu hành, là Chuyển luân Thánh vương. Phật và Chuyển luân Thánh vương, hai vị trí này có những điểm gần nhau. Chuyển luân Thánh vương có bốn binh chủng rất mạnh khiến các nước nhỏ phải kính nể, quy phục mà không cần đánh. Ông không dùng vũ lực khống chế các nước yếu kém, nhưng để răn đe, hạn chế kẻ ác tâm chuyên gây ra khổ đau. Nói cách khác, có phước đức trí tuệ đầy đủ mới làm Chuyển luân Thánh vương được. Từ ông vua trần gian có sẵn điều kiện cần thiết như vậy, Đức Phật Di Đà tu hành phát huy trí tuệ và phước đức đến tột đỉnh mới đạt quả vị Phật. Phật Thích Ca cũng thế, không tu là Chuyển luân Thánh vương, nhưng điều kiện tốt nhất sẵn có, nên tu hành, Ngài liền đạt quả vị Phật.
Còn đối với chúng ta, điều kiện thực tế cần cho sự phát huy trên con đường Phật đạo, là gì? Có sức khỏe tốt, ngoại hình dễ coi và thông minh, nhất định thành công trong xã hội, hay đi tu chúng ta cũng dễ dàng tạo công đức nhờ ba yếu tố căn bản này. Theo kinh Pháp Hoa, người tu được nhờ có căn lành và gặp nhân duyên mới phát tâm tu. Phật Di Đà sẵn có nhiều điều kiện tốt đẹp và có căn lành, nhưng gặp được Bảo Tạng Như Lai, Ngài mới phát tâm tu. Người có sẵn căn lành, lại gặp nhân duyên tu, từng bước vượt khó, thăng hoa. Người không có căn lành, nhưng do tham vọng thúc đẩy đi tu, không đạt được kết quả tốt, hoặc hậu vận không tốt dù nhất thời hưng thạnh. Nhân duyên là gặp Thầy hiền bạn tốt. Có căn lành, nhưng gặp thầy tà bạn ác, không thể tiến tu; vì họ dắt đi vào đường ác, sai lầm, tội lỗi, từ đó chỉ đi xuống, không đi lên được. Điển hình như Vô Não có căn lành đời trước, nhưng gặp thầy tà dạy ông giết người để lên thiên đàng. May cho ông cuối đời được gặp Phật, quay đầu lại, tu hành cũng đắc quả A la hán. Tuy nhiên, đã trải qua một thời gian tạo nghiệp sát, nên khi tu, Vô Não vẫn phải trả ác nghiệp này, đi khất thực vẫn bị đánh. Ý thức sâu sắc nghiệp báo của mình, ông quyết chí tu, vui vẻ trả dứt nghiệp này thì cũng được mọi người thương quý.
Phật dạy rằng muốn tu hành phải gặp bốn điều khó. Sanh làm người là khó vô cùng, sanh vào các loài khác rất dễ, như loài cá sanh cả vạn cá con. Và con người được những yếu tố thù thắng hơn các loài khác, vì có bộ não phát huy được trí tuệ, trong khi các loài khác chỉ sống theo bản năng. Thứ hai là được gặp Phật pháp khó, mà chúng ta đã được rồi. Thứ ba là tu hành đã gặp Phật pháp, nhưng đem hết cuộc đời mình dấn thân thực sự, hết lòng hướng tâm cầu giải thoát cũng rất khó. Còn cạo đầu vô chùa ở thì dễ, tu theo hình thức cũng đơn giản. Thứ tư là tu hành và được Thầy khai ngộ, nhưng đạt được kết quả như Phật dạy quả là khó vô cùng. Tôi may mắn được hầu cận, học hỏi với các bậc thiện tri thức, nhờ các ngài khai ngộ, từng bước ứng dụng được những thành quả nho nhỏ xin chia sẻ với quý vị.
Phật Di Đà xuất gia tu hành được Bảo Tạng Như Lai đặt pháp danh là Pháp Tạng Tỳ kheo. Phật, Bồ tát, Thánh Tăng hầu hết đều do hạnh mà thành danh. Tên khai sanh do cha mẹ đặt đối với người tu gần như ít dùng đến. Người tu có pháp danh là tên kế tục trí tuệ của Như Lai, do Thầy đặt cho và nối theo hệ phả của tông môn. Pháp danh hay khai sanh của dòng họ nhà Phật, thể hiện việc nối tiếp sự nghiệp của Phật Thích Ca; vì thế, pháp danh có ý nghĩa quan trọng.
Di Đà tên Pháp Tạng vì khởi đầu tu, ngài là Tỳ kheo thông minh, những gì Phật dạy, ngài nhớ đủ, nhớ không sót hằng hà sa số thế giới Phật do Phật Bảo Tạng truyền trao. Pháp Tạng có nghĩa là kho chứa pháp, hay pháp danh này nói lên việc ngài dồn tất cả tâm trí vào giáo pháp của Phật. Ngày nay, tu pháp môn Tịnh độ, tự xét xem chúng ta có hết lòng tu hay không, có quyết tâm vì pháp hay không. Thực tế cho thấy những người đạt kết quả tốt đẹp đều quyết tâm cao, tu không biết mệt mỏi. Có vị cho biết định ngồi Thiền vài tiếng, nhưng khi xả Thiền mới hay đã ba ngày, vì sự chú tâm của họ quá cao, nên quên mất thời gian. Ý này được kinh Pháp Hoa diễn tả rằng Bồ tát trải qua sáu mươi kiếp mà tưởng như nửa ngày.
Giai đoạn đầu học để hiểu giáo pháp và giai đoạn hai, tu Thiền, niệm Phật, hay tu pháp gì cũng được, nhưng phải tu trong pháp Phật, không được lệch ra ngoài. Vì thế, Pháp Tạng Tỳ kheo lo học, nhớ nhiều, nhưng chuyển sang tư cách Pháp Tạng Bồ tát, ngài lo thực hành, xây dựng Tịnh độ từ tâm, tức thể hiện ý Phật dạy tâm tịnh thì độ tịnh. Thế giới không thanh tịnh, nhưng tâm thanh tịnh cũng chuyển đổi thành thanh tịnh. Tinh thần này thể hiện trong kinh Duy Ma. Xá Lợi Phất nói thế giới Ta bà của Phật Thích Ca giáo hóa toàn là hầm hố gai chông, chẳng lẽ thế giới Phật không thanh tịnh hay sao. Phật mới dạy rằng tâm Xá Lợi Phất hầm hố gai chông nên thấy toàn là khó khăn, nản chí. Sự thật thế giới Phật thanh tịnh và Phật thể hiện cho thấy bằng cách ấn chân xuống đất thì thế giới thất bảo hiện ra. Ý này chúng ta ứng dụng cách nào? Đối với tôi, kiểm chứng trong cuộc sống của mình nhận thấy thực ra xã hội bất an, không thanh tịnh, vì tôi sanh ra và lớn lên trong thời kỳ chiến tranh, loạn lạc, đầy bất công đau khổ. Nhưng lúc đó, nhờ thực hành Thiền quán, trụ tâm trong pháp Phật, đương nhiên tâm được thanh tịnh và thế giới mà tôi hướng tâm trí mình vào đó cũng thanh tịnh; đó là nơi an trú tốt nhất. An trú Tịnh độ từ tâm như thế giúp tôi vượt qua nhiều gian nan thử thách trong suốt thời gian dài. Trong khi bạn đồng sự, đồng hành với tôi không vượt nổi, vì không an trụ tâm trong pháp Phật, để sự vật bên ngoài chi phối tâm, cho vui buồn vinh nhục của cuộc đời làm hoen ố tâm họ. Từ đó, tu hành mà muốn thế này, nghĩ thế kia, đòi cái nọ, nên không bao giờ ở lâu trong đạo được, phiền não trùng trùng nổi dậy. Bấy giờ, nếu còn chút căn lành, liền nhớ lời Phật nhắc nhở rằng Phật ngộ trong cái mê của chúng sanh và chúng sanh mê trong cái ngộ của Phật, nên vội vàng quay lại, trụ tâm trong pháp Phật thì cũng được thanh tịnh, giải thoát trong cõi ô trược này. Tôi nhớ tinh ba này đã được Hòa thượng Khánh Anh dạy chúng tôi cách nay hơn bốn mươi năm qua bài kệ dưới dây. Ngài nói rằng các Thầy thường đọc bài này, nhưng không suy nghĩ nghĩa lý bên trong, không ứng dụng được:
Muội thiên chơn nhi tùy huyễn vọng
Xả thực tế nhận không hoa
Nãi điều giác nhi điều mê
Cảnh tự triền nhi tự phược.
Nói cho dễ hiểu, cuộc đời này đâu có khổ đau sanh tử, nếu chúng ta trụ tâm lại. Còn thả tâm mình chạy rong theo muôn sự muôn vật, tức chạy theo sanh tử là tự ràng buộc mình, làm ô nhiễm mình và cũng tự mình chuốc lấy đau khổ. Pháp này triển khai khía cạnh tâm thanh tịnh thì thế giới thanh tịnh theo, đó là thế giới của nội tâm, nghĩ cái gì thì cái đó xuất hiện. Tôi tu pháp môn Tịnh độ thường áp dụng tinh thần này, thí dụ nhìn lọ hoa trước mặt mà nghĩ đến Phật Di Đà thì Phật Di Đà hiện hữu trong lọ hoa, nghĩ đến thế giới Tịnh độ thì những cánh hoa này liền hình thành Tịnh độ Tây phương. Đó là Tịnh độ của tự tâm. Đối với chúng ta, khi tâm đã tịnh, thế giới đã tịnh thì thực tế xã hội bên ngoài cũng thay đổi tốt theo. Tâm chúng ta không buồn phiền, bực tức, khổ đau, chắc chắn, người không đối xử tệ ác với chúng ta, đó cũng là kinh nghiệm tôi đã có được trong đời tu, xin chia sẻ với quý vị.
Trên bước đường tu, Phật Di Đà chuyển đổi pháp hành từ Pháp Tạng Tỳ kheo sang Pháp Tạng Bồ tát, tiếp xúc, giúp đỡ người, tất nhiên người dễ đồng tình, hợp tác. Thực hiện hạnh Bồ tát như vậy, ngài mới xây dựng được thế giới An Dưỡng Quốc là nơi tập hợp những người cùng lý tưởng sống chung với nhau. Người tu Tịnh độ đọc kinh Vô Lượng Thọ nhận ra ngay ý này nhằm chỉ bước đầu tu, chúng ta có tâm thanh tịnh và hoàn cảnh cá nhân thanh tịnh và từ sự thanh tịnh an lạc của ta ảnh hưởng cho người xung quanh, tạo thành tập thể thanh tịnh và nhân rộng ra thành thế giới thanh tịnh.
Kế tiếp, đọc kinh Quán Vô Lượng Thọ, bắt đầu dùng pháp quán để thấy cho thanh tịnh. Thí dụ Phật khuyên chúng ta nhìn mặt trời lặn ở phương Tây, vì thế giới của Phật Di Đà ở phương Tây và khi đem tâm chúng ta gởi vào ao thất bảo ở thế giới của Ngài, chắc chắn mọi việc của Ta bà dù có thế nào cũng không làm chúng ta không bận tâm. Theo pháp quán như thế, tâm chúng ta được thanh tịnh lần và tạo được hạt giống ở Tây phương Cực Lạc, bỏ thân này phải được vãng sanh về Tịnh độ ấy. Đó là một số kinh nghiệm tu hành, tôi xin chia sẻ với quý vị. Cầu mong Tăng Ni, Phật tử tỉnh nhà được Phật hộ niệm và sống an lạc trong mọi tình huống.