Sách
(Bài giảng trường hạ Đại Tùng Lâm 2005)
Trường hạ Đại Tùng Lâm là tụ điểm An cư tập trung lớn nhất cả nước, vì ở đây có điều kiện rất tốt mà các tỉnh thành khác không có được, kể cả thành phố Hồ Chí Minh. Được hưởng thành quả tốt đẹp này, chúng ta đã nhờ ơn đức Hòa thượng Thiện Hòa khai sơn khu đất già lam này và cũng nhờ các vị Hòa thượng khác đóng góp công sức xây dựng, nên ngày nay chúng ta mới có cơ sở để tập trung rất đông Tăng Ni tu học và mọi sinh hoạt nơi đây đang trên đà phát triển. Nhận thức được sự thừa hưởng tốt đẹp như vậy, mong rằng Tăng Ni nỗ lực tu hành, xứng đáng kế thừa sự nghiệp của Đức Phật và chư vị Tổ sư cùng các vị tiền nhân.
Tôi có một số nhận xét nhằm góp thêm những suy nghĩ lợi ích cho quý hành giả An cư và tự mỗi người nương theo đó gặt hái được thành quả riêng cho mình để phát huy trí tuệ, đạo đức trên bước đường thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh.
Phật giáo Việt Nam thể hiện tính chất Đại thừa. Chúng ta cần hiểu nghĩa Đại thừa một cách đúng đắn và sâu sắc. Đại thừa được ví như chiếc xe lớn chở được nhiều người, hiểu như vậy, tất nhiên pháp môn tu của chúng ta phải thể hiện tính xã hội, dung nhiếp được số đông quần chúng. Vì thế, những người có tư tưởng hẹp hòi, chỉ nghĩ cho cá nhân mình, cho chùa mình, bổn đạo mình, không phải Đại thừa. Hồ Chủ tịch từng đánh giá Phật giáo chúng ta qua tám chữ "Từ bi, bình đẳng, vô ngã, vị tha”. Tôi vừa tham dự Đại hội Mặt trận Tổ quốc Trung ương, các đại biểu cũng nhận xét như thế về Phật giáo Việt Nam. Thiết nghĩ đó chính là quan niệm của nhân dân về Phật giáo chúng ta từ nghìn xưa cho đến ngày nay. Chúng ta cần suy nghĩ, trân trọng và phát huy tinh thần này.
Người tu, trước nhất phải có lòng từ bi, thương tất cả chúng sanh. Nếu không thể hiện tinh thần từ bi, không phải đệ tử Phật. Mùa An cư, Phật dạy Tăng Ni cấm túc, ở yên một chỗ tu hành, một phần nhằm giúp chúng ta tránh việc đi ra ngoài, để khỏi dẫm đạp các loài côn trùng, để không tổn hoại tâm từ bi của người tu. Ngày hôm qua, tôi ở núi Thị Vãi một đêm và khi quán chiếu sự sống của các loài chúng sanh, tôi thấy rõ loài côn trùng sanh trưởng rất nhiều và rất nhanh trong mùa này. Trên đường hành Thiền, trước mắt tôi rất nhiều sâu bọ đang đeo bám trên cành cây, hoặc đang rớt xuống nửa chừng, còn treo lơ lửng với những sợi dây tơ nhỏ, cũng có nhiều con đã rớt xuống, nằm rải rác trên mặt đất. Tôi hành Thiền luôn niệm Phật cho các loài hữu tình hữu duyên gặp nhau hôm nay đều được hóa kiếp, sanh về Tịnh độ, hoặc trong kiếp tái sanh, chúng không phải làm sâu bọ, côn trùng nữa. Đó chính là truyền thống của hành giả theo Phật giáo, luôn trải tình thương cho tất cả chúng sanh, từ loài người đến loài vật và cả các côn trùng nhỏ nhất. Các Thầy nên nhớ quán từ bi, thấy tất cả loài hữu tình khổ, phát tâm thương xót và cứu vớt chúng. Ngoài ra, tôi rất tâm đắc yếu nghĩa của kinh Pháp Hoa, theo đó Đức Phật dạy rằng chúng ta không có sanh tử. Chân thân, hay chân tánh của chúng ta vĩnh hằng bất tử, thật địa của chúng ta hoàn toàn trong sạch, gọi là Tịnh độ, nơi đó làm gì có sanh tử, không có sự thay đổi trầm luân.
Có phải thế giới Tây phương của Phật Di Đà trong sạch, còn thế giới Ta bà của Phật Thích Ca là nhơ bẩn hay không? Tôi sang Pháp, gặp Hòa thượng Nhất Hạnh, đã trao đổi về tinh thần này, chúng tôi thống nhất một điều rằng tịnh hay uế là do con người tự tạo ra mà thôi. Tâm thanh tịnh thì cảnh thanh tịnh, tâm ô uế sẽ tạo ra cảnh nhơ bẩn. Thật vậy, trước khi Đức Di Đà thành Phật, Tây phương chưa phải là cõi Tịnh độ. Nhưng khi Ngài thành Phật, thế giới nội tâm của Phật Di Đà hoàn toàn thanh tịnh, gọi là thanh tịnh Pháp thân. Và Pháp thân Ngài phát huy đến đâu thì chuyển đổi nơi đó trở thành thanh tịnh đẹp đẽ, đến khi Ngài đạt đỉnh cao của Pháp thân, là hoàn thành được thế giới có sự an lạc cùng cực, gọi là Cực Lạc.
Nhiều người đã hiểu sai lầm về Pháp thân do Đức Phật tu chứng. Pháp thân không phải là một thân xa lạ nào ở ngoài chúng ta. Đó chính là tâm thanh tịnh của một hữu tình chúng sanh có công năng chuyển đổi chính người đó trở thành Phật với đầy đủ sắc thân Phật cùng tâm Phật. Lúc chưa xuất gia, Phật là thái tử Sĩ Đạt Ta, lúc chưa thành Phật, Ngài là Sa môn Cù Đàm. Khi Ngài ở Bồ đề đạo tràng, phá ma quân, thành Vô thượng Chánh đẳng giác, từ đây, Ngài mới là Phật. Nghĩa là tâm Ngài hết sạch phiền não trần lao, mới hiện ra tướng giải thoát hoàn toàn. Tướng tùy tâm sanh là vậy. Mang tâm chúng sanh, thì hiện thân thái tử. Nay tâm thanh tịnh Như Lai, Ngài hiện thân Phật. Và hiện thân Phật rồi thì "Huyễn hóa sanh thân tức Pháp thân”.
Riêng chúng ta, Pháp thân cũng là cái thân mà chúng ta đang có, nhưng khác nhau ở lực tác động. Thí dụ, trông thấy tôi, các Thầy phát tâm Bồ đề, tu hành an lạc; như vậy, thân tôi là Pháp thân. Nhưng nếu các Thầy trông thấy tôi mà không phát tâm Bồ đề, lại sanh phiền não thì thân tôi là nghiệp thân. Chúng ta cần nhận ra điều này để tiến tu. Người nào chứng được một phần Pháp thân là Hiền Tăng. Chứng toàn bộ Pháp thân, tức nhìn ở khía cạnh nào, người cũng phát tâm, là Thánh Tăng. Hiền Thánh Tăng mới có năng lực giáo hóa chúng sanh, tác động cho họ thanh tịnh và phát tâm Bồ đề; vì tâm các ngài đã thanh tịnh và thân các ngài đã thể hiện Pháp thân.
Pháp thân có năm phần, thường gọi là ngũ phần Pháp thân gồm giới Pháp thân, định Pháp thân, huệ Pháp thân, giải thoát Pháp thân và giải thoát tri kiến Pháp thân. Thực chất tu hành của chúng ta là phải chứng cho được Pháp thân, nhưng chứng Pháp thân nào trước? Theo tôi, trên bước đường tu, trước nhất, chúng ta phải chứng giới đức Pháp thân. Một Tỳ kheo tu hành, việc đầu tiên cần giữ giới thanh tịnh và trở thành Tỳ kheo có đức hạnh, mới có năng lực cảm hóa người.
Tu theo đạo Phật, không có giáo quyền, giáo sản, giáo chế. Tôi không có quyền gì đối với quý Thầy, nhưng tôi làm được việc, nhờ Tăng Ni và Phật tử có cảm tình, hợp tác, hỗ trợ. Là Tăng sĩ, không dùng giáo quyền áp đặt, chúng ta chỉ có thể tu cho được đức hạnh bằng cách tôn trọng giới cấm, hạn chế những việc xấu ác, nên được người quý mến. Người tu thọ giới Sa di, Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni nhằm mục đích hạn chế tất cả các ác nghiệp, để hoàn thiện chính mình. Lo tu cho bản thân mình được trong sạch, gọi là Tiểu thừa. Vừa hoàn thiện bản thân, vừa cứu giúp người khác được tốt đẹp là theo Đại thừa. Nhưng muốn làm được việc lớn, muốn giúp đỡ người, tất yếu phải nỗ lực hoàn thành những việc nhỏ, bản thân mình phải tốt đã. Một số người cứ ấn tượng rằng mình là Đại thừa, nhưng các giới nhỏ cũng không trọn vẹn, là sai lầm lớn. Tiểu hay Đại được căn cứ trên tâm niệm và việc làm, không phải theo màu áo.
Cần nhắc lại rằng tròn được hạnh Sa môn là bước đầu của người xuất gia theo Phật. Những gì Đức Phật không cho phép Tỳ kheo làm, chúng ta phải cố gắng giữ gìn, không được vi phạm. Tuân thủ lời Phật dạy, người sẽ đánh giá chúng ta tốt. Khi tôi còn là Sa di và sau khi thọ giới Tỳ kheo, trong mười năm đầu, vào các mùa An cư, tôi tuyệt đối không đi ra khỏi chùa, cố gắng thực hiện cho được lời Phật dạy. Nhờ nỗ lực thành tựu giới hạnh, người trông thấy sẽ phát tâm tu theo và quý mến; nghĩa là họ quý giới hạnh của ta, mến Pháp thân của ta. Như vậy, là đã tạo được một phần Pháp thân, hay một phần công đức. Ngoài ra, trong mùa hạ, sống chung với đại chúng, tất yếu sẽ có vấn đề phát sanh; nhờ đó, mới biết rõ người nào còn phiền não nhiều hay ít, hoặc đã hết phiền não. Tất cả phiền não đều biểu lộ rõ trên sắc mặt, ánh mắt, lời nói, cử chỉ, thái độ, hành động của từng người, không dối gạt ai được. Nếu chúng ta biết lỗi mình, sám hối, không tái phạm, sẽ khắc phục được nghiệp.
Thử kiểm xem ta tu hành, chứng được quả Dự lưu hay chưa? Khi nỗ lực tu hành trong sự cọ xát để tiêu trừ nghiệp, thì người chứng được quả Dự lưu, phiền não thô không còn. Thí dụ họ không tức giận đến mức độ đánh nhau, mắng nhau, phải bị kỷ luật, xử biệt chúng. Nhưng họ vẫn còn phiền não vi tế ở trong lòng, không dám nói ra, không dám để lộ sự sân hận, vì đang mặc áo Sa môn. Thuở xưa, Hòa thượng Thiện Hoa nhắc tôi rằng mỗi khi giận, hãy sờ đầu mình, để nhớ rằng tóc đã rụng, nghĩa là phiền não cũng phải rơi rụng. Hòa thượng Thiện Hoa được thuần thục pháp tu này, nên lúc nào cũng thấy ngài mỉm cười và trở thành bậc lãnh đạo được mọi người kính mến.
Người tu ít nhất phải cố gắng đoạn trừ phiền não thô bên ngoài. Không đoạn phiền não thô, có làm gì cũng như xây lâu đài trên cát. Và nhờ trải qua những sự cọ xát với cuộc đời, với Tăng chúng, mà thực hiện được hạnh nhẫn nhục của Sa môn; ai nói gì, chúng ta cũng không khó chịu, không giận. Thầy cô nào trong ba tháng An cư, không làm mất lòng ai, là người tốt, được nhập vào cửa từ bi thực sự của Phật. Người còn vấn đề là đứng ngoài cửa chùa, không thể làm đạo, hay làm trong phiền não, nghiệp chướng mà thôi. Các Thầy cô đã làm Trụ trì hay Giảng sư có kinh nghiệm này. Nếu làm trong phiền não, trần lao, nghiệp chướng, đương nhiên phải trả giá đắt, dù là Phật sự như thuyết pháp, xây chùa, đúc tượng, in kinh, v.v… Trái lại, làm Phật sự với tâm yên tĩnh, phiền não tự lắng dịu.
Năm ngoái, tôi sang Pháp dự lễ khánh thánh ngôi tháp thờ Hòa thượng Thiện Châu, Hòa thượng Nhất Hạnh mời tôi đến thăm làng Mai. Ngài nói với tôi một điều mà tôi rất tâm đắc: "Lần này, tôi muốn về Việt Nam sau bốn mươi năm xa cách, ở cái tuổi 80. Không biết lần này gặp nhau, lần sau còn gặp lại hay không”. Nghe vậy, Hòa thượng Thiện Bình khóc. Tôi đáp lời rằng không những chúng ta gặp nhau hôm nay, mà đã từng gặp nhau trong quá khứ và sẽ mãi mãi trong tương lai; vì tâm Bồ đề của Hòa thượng và sự quyết chí hành Bồ tát đạo của tôi đều cùng chung một con đường lý tưởng của Đức Phật vạch ra. Theo tôi, chúng ta từng phát tâm Bồ đề từ hội Linh Sơn của Đức Phật Thích Ca, vì vậy, đến nay chúng ta mới được xuất gia tu hành và có duyên gặp gỡ nhau trong nhà Phật pháp. Không dễ gì được làm Linh Sơn cốt nhục. Thực tế, chúng ta thấy có người tu và hoàn tục đến sáu, bảy lần, hoặc không thể đi trọn đường đạo. Tu hành một cách miên mật, liên tục là điều không đơn giản. Hòa thượng Nhất Hạnh tu từ thuở nhỏ, sống trong chốn Thiền môn trải qua suốt sáu mươi năm. Tôi cũng trải thân trong nhà Phật hơn năm mươi năm. Căn lành của chúng ta lớn lắm mới thành tựu như vậy. Vì thế, tôi tin chắc đời sau và nhiều đời sau nữa, chúng ta vẫn còn tiếp tục hợp tác với nhau, chung lo Phật sự.
Hòa thượng Trí Thủ khi còn sanh tiền, ngài cũng thường nói:
Đời này chí những đời sau
Chung lo Phật sự biết bao nhiêu tình.
Đối với tôi, trước khi làm việc gì lớn, phải phát nguyện, sau đó quan sát công việc mình sắp làm cho đúng đắn, mới không gặp trở ngại. Hòa thượng Nhất Hạnh cũng theo tinh thần này. Trước khi về Việt Nam, Hòa thượng mở một khóa tu ở làng Mai, có hàng trăm Tăng Ni thuộc nhiều quốc tịch tham dự. Hòa thượng tuyển chọn một trăm người tương đối tốt nhất trong Tăng thân, nghĩa là gặp bất cứ hoàn cảnh nào xảy ra, cũng không được có phản ứng giận dữ. Sự chọn lựa như vậy rất đúng. Vì sợ nhất ra hành đạo, gặp việc không vừa ý, sân si cãi vã thì còn gì là Tăng thể. Tôi nhắc nhở anh em rằng khi làm Phật sự, nhẫn nhục là pháp hành quan trọng nhất của chúng ta. Vì nhẫn nhục chính là sức mạnh của Sa môn. Trên cuộc đời này, có ba thứ sức mạnh, sức mạnh của tiếng khóc trẻ con, sức mạnh của sắc đẹp phụ nữ và sức mạnh của Sa môn nhẫn nhịn.
Trên bước đường tu, gặp việc đáng giận, muốn gây gỗ, tôi cố gắng trụ tâm, vì sợ Phật không thừa nhận mình thực sự là đệ tử Ngài. Không đủ tư cách là đệ tử chân chánh của Phật thì mất mát lớn lao vô cùng. Khi tu tập được pháp nhẫn, tôi thấy mình được nhiều lợi lạc. Trong Tăng chúng, người gây sự, mà ta nhịn được, tự nhiên đại chúng có thiện cảm với ta. Không có người kiếm chuyện, ta không có điều kiện biểu lộ sự nhẫn nhịn, thì cũng không được người thương. Hòa thượng Nhất Hạnh quan sát trong ba tháng tu, người nào không hiện tướng bực bội, tức giận, ngài cho theo về Việt Nam. Phải nhìn nhận rằng Tăng thân một trăm người cùng đi với Hòa thượng rất thanh tịnh và được nhiều người mến phục. Họ là người ngoại quốc đã thể hiện sức kham nhẫn, chứng tỏ họ tu hành chân chánh. Trong khi chúng ta có truyền thống tu hành dài lâu, phải làm cho bằng hay hơn, lẽ nào lại thua kém.
Theo tôi, các Thầy cô còn buồn giận, khó chịu, chưa hiện tướng giải thoát, nên ở trong tu viện. Muốn ra ngoài hành đạo, phải cố gắng tối đa việc thanh tịnh hóa tâm mình bằng cách thực hiện Lục niệm: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm giới, niệm thí, niệm thiên. Tôi cũng thường giữ sáu niệm này liên tục để giữ tâm thanh tịnh và nhờ đó, sự ứng xử đối với người và việc được tốt đẹp. Hòa thượng Nhất Hạnh đã luyện tập cho Tăng thân thành tựu pháp tu khắc phục được phiền não thô bên ngoài. Và khi ngài sang Trung Quốc thuyết pháp, Tăng thân làng Mai cũng đã tạo được thiện cảm đối với người bản xứ.
Người Mỹ nghe Hòa thượng thuyết pháp, họ hiểu và chấp nhận, quý trọng. Không phải vì ngài ở nước ngoài lâu, nói tiếng Anh giỏi, nên người hiểu. Trong đạo Phật, nói bằng ngôn ngữ là phụ, nói bằng đức hạnh, bằng việc làm mới là chính. Và đặc biệt, trong nhà Thiền lại càng ít nói, thậm chí kỵ nói; nhưng nét mặt giải thoát và phong cách an nhiên tự tại của Thiền sư tỏa ra sức sống mãnh liệt, tác động cho người lắng đọng tâm trí và phát khởi niềm kính tín Tam Bảo. Tăng thân theo Hòa thượng, sống trong tinh thần hòa hợp, an vui, thể hiện nếp sống đạo cao quý, khiến cho người Tây phương muốn nghe, muốn biết về Phật giáo làm thế nào xây dựng được một đoàn thể tốt đẹp như thế giữa lòng xã hội còn nhiều rối ren cũng như trong một thế giới hiện đại còn nhiều hận thù, tội ác, khổ đau. Tăng thân làng Mai làm được việc nhờ tỏa sáng hình ảnh chân thật của người tu. Tuy phiền não vi tế bên trong còn, nhưng phiền não thô không có, thì phản ứng đối với mọi việc cũng được tốt theo. Thật vậy, có một số người đã nói xấu Hòa thượng, nhưng ngài không phản ứng, không đính chính. Hòa thượng chỉ lo thuyết pháp, nói những gì cần nói. Có nơi còn phát tờ bướm nói xấu Hòa thượng, ngài vẫn thanh thản giảng pháp. Và điều đáng mừng là Phật tử nghe pháp đã xé bỏ những tờ bướm, vô hiệu hóa sự chống đối. Các anh em cần học kinh nghiệm này của Hòa thượng. Việc quan trọng là phải tu cho đạt kết quả thực sự; người nói gì cũng không sao, coi như túc nghiệp đời trước của mình, trả quả này cho nhẹ nhàng, rồi mọi việc cũng êm đẹp. Theo kinh nghiệm riêng tôi, mình phản ứng lại thì mọi việc phiền toái vẫn tồn tại, đôi khi còn tăng thêm. Không phản ứng lại, chúng ta lo tu hành, tất cả mọi sự khuấy động tác hại tự rơi rụng. Trong kinh Pháp Hoa, Phật ví như hoa sen không dính nước; nghĩa là tâm của chúng ta không dính mắc với những phiền não nhiễm ô. Vì thế, các Thầy tu hành, lo dọn sạch tâm, đừng để phiền não dính vào đục khoét Pháp thân, ăn mòn công đức của chúng ta. Công đức rất khó tạo, cần quý trọng, giữ gìn, không cho đốm lửa sân hận thiêu đốt. Cố gắng sống trong giới luật, lúc mới tu thường cảm thấy bị giới ràng buộc; nhưng an trụ trong chánh pháp lâu, trở thành quen, giới trở nên nhẹ nhàng, tự nhiên trong cuộc sống chúng ta và trở thành đức hạnh, được đại chúng quý mến.
Các Thầy cô tập trung An cư ở Đại Tùng Lâm do Hòa thượng Thiện Hòa sáng lập, thiết nghĩ nên quán chiếu, hình dung lại sự hành đạo của ngài như thế nào, để có thể kế thừa được tinh thần của ngài, việc làm của ngài, sự nghiệp của ngài. Hòa thượng Thiện Hòa lấy việc phục vụ đại chúng làm điểm cao nhất trên bước đường hành đạo. Hòa thượng có gia đình rồi mới đi tu, nhưng ngài là bậc cao Tăng. Chúng ta đi tu từ nhỏ thì việc tiến tu dễ dàng hơn nhiều, mà lại không thành công được, cần xét lại xem mình vướng mắc sai lầm gì. Học tấm gương của Hòa thượng, lấy việc phục vụ cho đại chúng là chính, chúng ta làm theo lời Tăng sai, làm việc mà người cần, họ phải thương. Đến trường hạ thiếu thốn gạo, mình cúng dường gạo, họ thương liền. Người bệnh không ai chăm sóc, chúng ta an ủi, giúp đỡ, họ khỏe mạnh, thương mình, hay họ qua đời, cũng nhớ ơn đó, tái sanh làm quyến thuộc giúp đỡ nhau tu hành.
Đối với tôi, được phục vụ chúng Tăng, được thừa sự thập phương chư Phật, được cúng dường Tam Bảo là điều may mắn nhất. Người gánh vác việc nặng nhọc của chúng, làm nhiều mà không than, không phiền não, ai mà không thương quý họ. Tôi có kinh nghiệm rõ việc này, phát tâm chăm sóc mọi người, làm một cách vô tâm, công đức tự nhiên sanh ra, tức đại chúng bắt đầu thương mình. Và được đại chúng quý mến là đức hạnh Pháp thân của chúng ta hiện ra. Làm nhiều việc lợi ích cho chúng sanh, đức hạnh của chúng ta theo đó tăng trưởng và quyến thuộc Bồ đề cũng đông thêm. Đó chính là Pháp thân của chúng ta đã được nuôi lớn.
Pháp thân đức hạnh có rồi, không bị ai gây rối, tâm ta tự thanh tịnh dễ dàng. Còn trước đó, chúng ta mang một khối nghiệp, người cứ tìm cách chỉ trích, ta cũng khó mà thanh tịnh. Trước chúng ta ráng ngồi Thiền, nhưng tâm cứ trỗi dậy liên tục. Nay làm việc, đối diện với mọi tình huống, tâm chúng ta vẫn luôn tự tại, bình tĩnh là tạo được Pháp thân thứ hai gọi là định Pháp thân. Kế đến, nhờ tâm bình ổn, quán chiếu sự vật, thấy mọi việc chính xác; đó là huệ Pháp thân. Và sau cùng, đạt được giải thoát Pháp thân và giải thoát tri kiến Pháp thân. Trong mùa An cư, mong rằng quý Tăng Ni đạt được một pháp nào của Phật dạy để trang nghiêm thân tâm, làm lợi ích cho mọi người.
Trường hạ Đại Tùng Lâm là tụ điểm An cư tập trung lớn nhất cả nước, vì ở đây có điều kiện rất tốt mà các tỉnh thành khác không có được, kể cả thành phố Hồ Chí Minh. Được hưởng thành quả tốt đẹp này, chúng ta đã nhờ ơn đức Hòa thượng Thiện Hòa khai sơn khu đất già lam này và cũng nhờ các vị Hòa thượng khác đóng góp công sức xây dựng, nên ngày nay chúng ta mới có cơ sở để tập trung rất đông Tăng Ni tu học và mọi sinh hoạt nơi đây đang trên đà phát triển. Nhận thức được sự thừa hưởng tốt đẹp như vậy, mong rằng Tăng Ni nỗ lực tu hành, xứng đáng kế thừa sự nghiệp của Đức Phật và chư vị Tổ sư cùng các vị tiền nhân.
Tôi có một số nhận xét nhằm góp thêm những suy nghĩ lợi ích cho quý hành giả An cư và tự mỗi người nương theo đó gặt hái được thành quả riêng cho mình để phát huy trí tuệ, đạo đức trên bước đường thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh.
Phật giáo Việt Nam thể hiện tính chất Đại thừa. Chúng ta cần hiểu nghĩa Đại thừa một cách đúng đắn và sâu sắc. Đại thừa được ví như chiếc xe lớn chở được nhiều người, hiểu như vậy, tất nhiên pháp môn tu của chúng ta phải thể hiện tính xã hội, dung nhiếp được số đông quần chúng. Vì thế, những người có tư tưởng hẹp hòi, chỉ nghĩ cho cá nhân mình, cho chùa mình, bổn đạo mình, không phải Đại thừa. Hồ Chủ tịch từng đánh giá Phật giáo chúng ta qua tám chữ "Từ bi, bình đẳng, vô ngã, vị tha”. Tôi vừa tham dự Đại hội Mặt trận Tổ quốc Trung ương, các đại biểu cũng nhận xét như thế về Phật giáo Việt Nam. Thiết nghĩ đó chính là quan niệm của nhân dân về Phật giáo chúng ta từ nghìn xưa cho đến ngày nay. Chúng ta cần suy nghĩ, trân trọng và phát huy tinh thần này.
Người tu, trước nhất phải có lòng từ bi, thương tất cả chúng sanh. Nếu không thể hiện tinh thần từ bi, không phải đệ tử Phật. Mùa An cư, Phật dạy Tăng Ni cấm túc, ở yên một chỗ tu hành, một phần nhằm giúp chúng ta tránh việc đi ra ngoài, để khỏi dẫm đạp các loài côn trùng, để không tổn hoại tâm từ bi của người tu. Ngày hôm qua, tôi ở núi Thị Vãi một đêm và khi quán chiếu sự sống của các loài chúng sanh, tôi thấy rõ loài côn trùng sanh trưởng rất nhiều và rất nhanh trong mùa này. Trên đường hành Thiền, trước mắt tôi rất nhiều sâu bọ đang đeo bám trên cành cây, hoặc đang rớt xuống nửa chừng, còn treo lơ lửng với những sợi dây tơ nhỏ, cũng có nhiều con đã rớt xuống, nằm rải rác trên mặt đất. Tôi hành Thiền luôn niệm Phật cho các loài hữu tình hữu duyên gặp nhau hôm nay đều được hóa kiếp, sanh về Tịnh độ, hoặc trong kiếp tái sanh, chúng không phải làm sâu bọ, côn trùng nữa. Đó chính là truyền thống của hành giả theo Phật giáo, luôn trải tình thương cho tất cả chúng sanh, từ loài người đến loài vật và cả các côn trùng nhỏ nhất. Các Thầy nên nhớ quán từ bi, thấy tất cả loài hữu tình khổ, phát tâm thương xót và cứu vớt chúng. Ngoài ra, tôi rất tâm đắc yếu nghĩa của kinh Pháp Hoa, theo đó Đức Phật dạy rằng chúng ta không có sanh tử. Chân thân, hay chân tánh của chúng ta vĩnh hằng bất tử, thật địa của chúng ta hoàn toàn trong sạch, gọi là Tịnh độ, nơi đó làm gì có sanh tử, không có sự thay đổi trầm luân.
Có phải thế giới Tây phương của Phật Di Đà trong sạch, còn thế giới Ta bà của Phật Thích Ca là nhơ bẩn hay không? Tôi sang Pháp, gặp Hòa thượng Nhất Hạnh, đã trao đổi về tinh thần này, chúng tôi thống nhất một điều rằng tịnh hay uế là do con người tự tạo ra mà thôi. Tâm thanh tịnh thì cảnh thanh tịnh, tâm ô uế sẽ tạo ra cảnh nhơ bẩn. Thật vậy, trước khi Đức Di Đà thành Phật, Tây phương chưa phải là cõi Tịnh độ. Nhưng khi Ngài thành Phật, thế giới nội tâm của Phật Di Đà hoàn toàn thanh tịnh, gọi là thanh tịnh Pháp thân. Và Pháp thân Ngài phát huy đến đâu thì chuyển đổi nơi đó trở thành thanh tịnh đẹp đẽ, đến khi Ngài đạt đỉnh cao của Pháp thân, là hoàn thành được thế giới có sự an lạc cùng cực, gọi là Cực Lạc.
Nhiều người đã hiểu sai lầm về Pháp thân do Đức Phật tu chứng. Pháp thân không phải là một thân xa lạ nào ở ngoài chúng ta. Đó chính là tâm thanh tịnh của một hữu tình chúng sanh có công năng chuyển đổi chính người đó trở thành Phật với đầy đủ sắc thân Phật cùng tâm Phật. Lúc chưa xuất gia, Phật là thái tử Sĩ Đạt Ta, lúc chưa thành Phật, Ngài là Sa môn Cù Đàm. Khi Ngài ở Bồ đề đạo tràng, phá ma quân, thành Vô thượng Chánh đẳng giác, từ đây, Ngài mới là Phật. Nghĩa là tâm Ngài hết sạch phiền não trần lao, mới hiện ra tướng giải thoát hoàn toàn. Tướng tùy tâm sanh là vậy. Mang tâm chúng sanh, thì hiện thân thái tử. Nay tâm thanh tịnh Như Lai, Ngài hiện thân Phật. Và hiện thân Phật rồi thì "Huyễn hóa sanh thân tức Pháp thân”.
Riêng chúng ta, Pháp thân cũng là cái thân mà chúng ta đang có, nhưng khác nhau ở lực tác động. Thí dụ, trông thấy tôi, các Thầy phát tâm Bồ đề, tu hành an lạc; như vậy, thân tôi là Pháp thân. Nhưng nếu các Thầy trông thấy tôi mà không phát tâm Bồ đề, lại sanh phiền não thì thân tôi là nghiệp thân. Chúng ta cần nhận ra điều này để tiến tu. Người nào chứng được một phần Pháp thân là Hiền Tăng. Chứng toàn bộ Pháp thân, tức nhìn ở khía cạnh nào, người cũng phát tâm, là Thánh Tăng. Hiền Thánh Tăng mới có năng lực giáo hóa chúng sanh, tác động cho họ thanh tịnh và phát tâm Bồ đề; vì tâm các ngài đã thanh tịnh và thân các ngài đã thể hiện Pháp thân.
Pháp thân có năm phần, thường gọi là ngũ phần Pháp thân gồm giới Pháp thân, định Pháp thân, huệ Pháp thân, giải thoát Pháp thân và giải thoát tri kiến Pháp thân. Thực chất tu hành của chúng ta là phải chứng cho được Pháp thân, nhưng chứng Pháp thân nào trước? Theo tôi, trên bước đường tu, trước nhất, chúng ta phải chứng giới đức Pháp thân. Một Tỳ kheo tu hành, việc đầu tiên cần giữ giới thanh tịnh và trở thành Tỳ kheo có đức hạnh, mới có năng lực cảm hóa người.
Tu theo đạo Phật, không có giáo quyền, giáo sản, giáo chế. Tôi không có quyền gì đối với quý Thầy, nhưng tôi làm được việc, nhờ Tăng Ni và Phật tử có cảm tình, hợp tác, hỗ trợ. Là Tăng sĩ, không dùng giáo quyền áp đặt, chúng ta chỉ có thể tu cho được đức hạnh bằng cách tôn trọng giới cấm, hạn chế những việc xấu ác, nên được người quý mến. Người tu thọ giới Sa di, Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni nhằm mục đích hạn chế tất cả các ác nghiệp, để hoàn thiện chính mình. Lo tu cho bản thân mình được trong sạch, gọi là Tiểu thừa. Vừa hoàn thiện bản thân, vừa cứu giúp người khác được tốt đẹp là theo Đại thừa. Nhưng muốn làm được việc lớn, muốn giúp đỡ người, tất yếu phải nỗ lực hoàn thành những việc nhỏ, bản thân mình phải tốt đã. Một số người cứ ấn tượng rằng mình là Đại thừa, nhưng các giới nhỏ cũng không trọn vẹn, là sai lầm lớn. Tiểu hay Đại được căn cứ trên tâm niệm và việc làm, không phải theo màu áo.
Cần nhắc lại rằng tròn được hạnh Sa môn là bước đầu của người xuất gia theo Phật. Những gì Đức Phật không cho phép Tỳ kheo làm, chúng ta phải cố gắng giữ gìn, không được vi phạm. Tuân thủ lời Phật dạy, người sẽ đánh giá chúng ta tốt. Khi tôi còn là Sa di và sau khi thọ giới Tỳ kheo, trong mười năm đầu, vào các mùa An cư, tôi tuyệt đối không đi ra khỏi chùa, cố gắng thực hiện cho được lời Phật dạy. Nhờ nỗ lực thành tựu giới hạnh, người trông thấy sẽ phát tâm tu theo và quý mến; nghĩa là họ quý giới hạnh của ta, mến Pháp thân của ta. Như vậy, là đã tạo được một phần Pháp thân, hay một phần công đức. Ngoài ra, trong mùa hạ, sống chung với đại chúng, tất yếu sẽ có vấn đề phát sanh; nhờ đó, mới biết rõ người nào còn phiền não nhiều hay ít, hoặc đã hết phiền não. Tất cả phiền não đều biểu lộ rõ trên sắc mặt, ánh mắt, lời nói, cử chỉ, thái độ, hành động của từng người, không dối gạt ai được. Nếu chúng ta biết lỗi mình, sám hối, không tái phạm, sẽ khắc phục được nghiệp.
Thử kiểm xem ta tu hành, chứng được quả Dự lưu hay chưa? Khi nỗ lực tu hành trong sự cọ xát để tiêu trừ nghiệp, thì người chứng được quả Dự lưu, phiền não thô không còn. Thí dụ họ không tức giận đến mức độ đánh nhau, mắng nhau, phải bị kỷ luật, xử biệt chúng. Nhưng họ vẫn còn phiền não vi tế ở trong lòng, không dám nói ra, không dám để lộ sự sân hận, vì đang mặc áo Sa môn. Thuở xưa, Hòa thượng Thiện Hoa nhắc tôi rằng mỗi khi giận, hãy sờ đầu mình, để nhớ rằng tóc đã rụng, nghĩa là phiền não cũng phải rơi rụng. Hòa thượng Thiện Hoa được thuần thục pháp tu này, nên lúc nào cũng thấy ngài mỉm cười và trở thành bậc lãnh đạo được mọi người kính mến.
Người tu ít nhất phải cố gắng đoạn trừ phiền não thô bên ngoài. Không đoạn phiền não thô, có làm gì cũng như xây lâu đài trên cát. Và nhờ trải qua những sự cọ xát với cuộc đời, với Tăng chúng, mà thực hiện được hạnh nhẫn nhục của Sa môn; ai nói gì, chúng ta cũng không khó chịu, không giận. Thầy cô nào trong ba tháng An cư, không làm mất lòng ai, là người tốt, được nhập vào cửa từ bi thực sự của Phật. Người còn vấn đề là đứng ngoài cửa chùa, không thể làm đạo, hay làm trong phiền não, nghiệp chướng mà thôi. Các Thầy cô đã làm Trụ trì hay Giảng sư có kinh nghiệm này. Nếu làm trong phiền não, trần lao, nghiệp chướng, đương nhiên phải trả giá đắt, dù là Phật sự như thuyết pháp, xây chùa, đúc tượng, in kinh, v.v… Trái lại, làm Phật sự với tâm yên tĩnh, phiền não tự lắng dịu.
Năm ngoái, tôi sang Pháp dự lễ khánh thánh ngôi tháp thờ Hòa thượng Thiện Châu, Hòa thượng Nhất Hạnh mời tôi đến thăm làng Mai. Ngài nói với tôi một điều mà tôi rất tâm đắc: "Lần này, tôi muốn về Việt Nam sau bốn mươi năm xa cách, ở cái tuổi 80. Không biết lần này gặp nhau, lần sau còn gặp lại hay không”. Nghe vậy, Hòa thượng Thiện Bình khóc. Tôi đáp lời rằng không những chúng ta gặp nhau hôm nay, mà đã từng gặp nhau trong quá khứ và sẽ mãi mãi trong tương lai; vì tâm Bồ đề của Hòa thượng và sự quyết chí hành Bồ tát đạo của tôi đều cùng chung một con đường lý tưởng của Đức Phật vạch ra. Theo tôi, chúng ta từng phát tâm Bồ đề từ hội Linh Sơn của Đức Phật Thích Ca, vì vậy, đến nay chúng ta mới được xuất gia tu hành và có duyên gặp gỡ nhau trong nhà Phật pháp. Không dễ gì được làm Linh Sơn cốt nhục. Thực tế, chúng ta thấy có người tu và hoàn tục đến sáu, bảy lần, hoặc không thể đi trọn đường đạo. Tu hành một cách miên mật, liên tục là điều không đơn giản. Hòa thượng Nhất Hạnh tu từ thuở nhỏ, sống trong chốn Thiền môn trải qua suốt sáu mươi năm. Tôi cũng trải thân trong nhà Phật hơn năm mươi năm. Căn lành của chúng ta lớn lắm mới thành tựu như vậy. Vì thế, tôi tin chắc đời sau và nhiều đời sau nữa, chúng ta vẫn còn tiếp tục hợp tác với nhau, chung lo Phật sự.
Hòa thượng Trí Thủ khi còn sanh tiền, ngài cũng thường nói:
Đời này chí những đời sau
Chung lo Phật sự biết bao nhiêu tình.
Đối với tôi, trước khi làm việc gì lớn, phải phát nguyện, sau đó quan sát công việc mình sắp làm cho đúng đắn, mới không gặp trở ngại. Hòa thượng Nhất Hạnh cũng theo tinh thần này. Trước khi về Việt Nam, Hòa thượng mở một khóa tu ở làng Mai, có hàng trăm Tăng Ni thuộc nhiều quốc tịch tham dự. Hòa thượng tuyển chọn một trăm người tương đối tốt nhất trong Tăng thân, nghĩa là gặp bất cứ hoàn cảnh nào xảy ra, cũng không được có phản ứng giận dữ. Sự chọn lựa như vậy rất đúng. Vì sợ nhất ra hành đạo, gặp việc không vừa ý, sân si cãi vã thì còn gì là Tăng thể. Tôi nhắc nhở anh em rằng khi làm Phật sự, nhẫn nhục là pháp hành quan trọng nhất của chúng ta. Vì nhẫn nhục chính là sức mạnh của Sa môn. Trên cuộc đời này, có ba thứ sức mạnh, sức mạnh của tiếng khóc trẻ con, sức mạnh của sắc đẹp phụ nữ và sức mạnh của Sa môn nhẫn nhịn.
Trên bước đường tu, gặp việc đáng giận, muốn gây gỗ, tôi cố gắng trụ tâm, vì sợ Phật không thừa nhận mình thực sự là đệ tử Ngài. Không đủ tư cách là đệ tử chân chánh của Phật thì mất mát lớn lao vô cùng. Khi tu tập được pháp nhẫn, tôi thấy mình được nhiều lợi lạc. Trong Tăng chúng, người gây sự, mà ta nhịn được, tự nhiên đại chúng có thiện cảm với ta. Không có người kiếm chuyện, ta không có điều kiện biểu lộ sự nhẫn nhịn, thì cũng không được người thương. Hòa thượng Nhất Hạnh quan sát trong ba tháng tu, người nào không hiện tướng bực bội, tức giận, ngài cho theo về Việt Nam. Phải nhìn nhận rằng Tăng thân một trăm người cùng đi với Hòa thượng rất thanh tịnh và được nhiều người mến phục. Họ là người ngoại quốc đã thể hiện sức kham nhẫn, chứng tỏ họ tu hành chân chánh. Trong khi chúng ta có truyền thống tu hành dài lâu, phải làm cho bằng hay hơn, lẽ nào lại thua kém.
Theo tôi, các Thầy cô còn buồn giận, khó chịu, chưa hiện tướng giải thoát, nên ở trong tu viện. Muốn ra ngoài hành đạo, phải cố gắng tối đa việc thanh tịnh hóa tâm mình bằng cách thực hiện Lục niệm: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm giới, niệm thí, niệm thiên. Tôi cũng thường giữ sáu niệm này liên tục để giữ tâm thanh tịnh và nhờ đó, sự ứng xử đối với người và việc được tốt đẹp. Hòa thượng Nhất Hạnh đã luyện tập cho Tăng thân thành tựu pháp tu khắc phục được phiền não thô bên ngoài. Và khi ngài sang Trung Quốc thuyết pháp, Tăng thân làng Mai cũng đã tạo được thiện cảm đối với người bản xứ.
Người Mỹ nghe Hòa thượng thuyết pháp, họ hiểu và chấp nhận, quý trọng. Không phải vì ngài ở nước ngoài lâu, nói tiếng Anh giỏi, nên người hiểu. Trong đạo Phật, nói bằng ngôn ngữ là phụ, nói bằng đức hạnh, bằng việc làm mới là chính. Và đặc biệt, trong nhà Thiền lại càng ít nói, thậm chí kỵ nói; nhưng nét mặt giải thoát và phong cách an nhiên tự tại của Thiền sư tỏa ra sức sống mãnh liệt, tác động cho người lắng đọng tâm trí và phát khởi niềm kính tín Tam Bảo. Tăng thân theo Hòa thượng, sống trong tinh thần hòa hợp, an vui, thể hiện nếp sống đạo cao quý, khiến cho người Tây phương muốn nghe, muốn biết về Phật giáo làm thế nào xây dựng được một đoàn thể tốt đẹp như thế giữa lòng xã hội còn nhiều rối ren cũng như trong một thế giới hiện đại còn nhiều hận thù, tội ác, khổ đau. Tăng thân làng Mai làm được việc nhờ tỏa sáng hình ảnh chân thật của người tu. Tuy phiền não vi tế bên trong còn, nhưng phiền não thô không có, thì phản ứng đối với mọi việc cũng được tốt theo. Thật vậy, có một số người đã nói xấu Hòa thượng, nhưng ngài không phản ứng, không đính chính. Hòa thượng chỉ lo thuyết pháp, nói những gì cần nói. Có nơi còn phát tờ bướm nói xấu Hòa thượng, ngài vẫn thanh thản giảng pháp. Và điều đáng mừng là Phật tử nghe pháp đã xé bỏ những tờ bướm, vô hiệu hóa sự chống đối. Các anh em cần học kinh nghiệm này của Hòa thượng. Việc quan trọng là phải tu cho đạt kết quả thực sự; người nói gì cũng không sao, coi như túc nghiệp đời trước của mình, trả quả này cho nhẹ nhàng, rồi mọi việc cũng êm đẹp. Theo kinh nghiệm riêng tôi, mình phản ứng lại thì mọi việc phiền toái vẫn tồn tại, đôi khi còn tăng thêm. Không phản ứng lại, chúng ta lo tu hành, tất cả mọi sự khuấy động tác hại tự rơi rụng. Trong kinh Pháp Hoa, Phật ví như hoa sen không dính nước; nghĩa là tâm của chúng ta không dính mắc với những phiền não nhiễm ô. Vì thế, các Thầy tu hành, lo dọn sạch tâm, đừng để phiền não dính vào đục khoét Pháp thân, ăn mòn công đức của chúng ta. Công đức rất khó tạo, cần quý trọng, giữ gìn, không cho đốm lửa sân hận thiêu đốt. Cố gắng sống trong giới luật, lúc mới tu thường cảm thấy bị giới ràng buộc; nhưng an trụ trong chánh pháp lâu, trở thành quen, giới trở nên nhẹ nhàng, tự nhiên trong cuộc sống chúng ta và trở thành đức hạnh, được đại chúng quý mến.
Các Thầy cô tập trung An cư ở Đại Tùng Lâm do Hòa thượng Thiện Hòa sáng lập, thiết nghĩ nên quán chiếu, hình dung lại sự hành đạo của ngài như thế nào, để có thể kế thừa được tinh thần của ngài, việc làm của ngài, sự nghiệp của ngài. Hòa thượng Thiện Hòa lấy việc phục vụ đại chúng làm điểm cao nhất trên bước đường hành đạo. Hòa thượng có gia đình rồi mới đi tu, nhưng ngài là bậc cao Tăng. Chúng ta đi tu từ nhỏ thì việc tiến tu dễ dàng hơn nhiều, mà lại không thành công được, cần xét lại xem mình vướng mắc sai lầm gì. Học tấm gương của Hòa thượng, lấy việc phục vụ cho đại chúng là chính, chúng ta làm theo lời Tăng sai, làm việc mà người cần, họ phải thương. Đến trường hạ thiếu thốn gạo, mình cúng dường gạo, họ thương liền. Người bệnh không ai chăm sóc, chúng ta an ủi, giúp đỡ, họ khỏe mạnh, thương mình, hay họ qua đời, cũng nhớ ơn đó, tái sanh làm quyến thuộc giúp đỡ nhau tu hành.
Đối với tôi, được phục vụ chúng Tăng, được thừa sự thập phương chư Phật, được cúng dường Tam Bảo là điều may mắn nhất. Người gánh vác việc nặng nhọc của chúng, làm nhiều mà không than, không phiền não, ai mà không thương quý họ. Tôi có kinh nghiệm rõ việc này, phát tâm chăm sóc mọi người, làm một cách vô tâm, công đức tự nhiên sanh ra, tức đại chúng bắt đầu thương mình. Và được đại chúng quý mến là đức hạnh Pháp thân của chúng ta hiện ra. Làm nhiều việc lợi ích cho chúng sanh, đức hạnh của chúng ta theo đó tăng trưởng và quyến thuộc Bồ đề cũng đông thêm. Đó chính là Pháp thân của chúng ta đã được nuôi lớn.
Pháp thân đức hạnh có rồi, không bị ai gây rối, tâm ta tự thanh tịnh dễ dàng. Còn trước đó, chúng ta mang một khối nghiệp, người cứ tìm cách chỉ trích, ta cũng khó mà thanh tịnh. Trước chúng ta ráng ngồi Thiền, nhưng tâm cứ trỗi dậy liên tục. Nay làm việc, đối diện với mọi tình huống, tâm chúng ta vẫn luôn tự tại, bình tĩnh là tạo được Pháp thân thứ hai gọi là định Pháp thân. Kế đến, nhờ tâm bình ổn, quán chiếu sự vật, thấy mọi việc chính xác; đó là huệ Pháp thân. Và sau cùng, đạt được giải thoát Pháp thân và giải thoát tri kiến Pháp thân. Trong mùa An cư, mong rằng quý Tăng Ni đạt được một pháp nào của Phật dạy để trang nghiêm thân tâm, làm lợi ích cho mọi người.