Sách
Trên bước đường tu hành, nếu không hiểu ý kinh và chấp pháp sẽ không đạt kết quả tốt. Quý Ni sư tu hành cần cân nhắc ý này, vì giáo pháp của Phật đều là phương tiện để dẫn chúng ta đến cứu cánh giải thoát. Đức Phật đã khẳng định rằng tất cả ai biết nương theo phương tiện của Ngài đưa ra cũng đều chứng Nhứt thiết chủng trí, tức thành Phật. Đó là ý nghĩa cao nhất mà kinh Pháp Hoa dùng làm phương châm tu hành. Như vậy, tất cả chúng ta tu đều thành Phật, nhưng sớm hay muộn là tùy thuộc ở trình độ và nghiệp lực từng người có khác nhau. Người thành Phật trước vì căn tánh thông lợi, được xếp vào hàng thượng căn thượng trí. Họ học ít, biết nhiều, hay không học cũng biết, vì nghiệp chướng trần lao của họ nhẹ, nên tâm đã thanh tịnh và được Phật khai ngộ, liền đắc quả. Hàng bậc trung hạ thì khác, phải dùng vô số phương tiện tu để thâm nhập đạo, đắc đạo. Phương tiện trước nhất mà Phật đưa ra nhằm khắc phục phiền não trần lao cho họ. Thật vậy, đối với hạng người tràn ngập phiền não, trần lao, nghiệp chướng, Phật phải dạy họ tất cả phương tiện để vượt qua trở ngại này trên bước đường tu. Vì vậy, pháp Phật được ví là thuốc chữa tâm bệnh.
Với người bệnh nặng, kinh Pháp Hoa diễn tả là họ đã mất bản tâm, bị ngũ uẩn ngăn che, không thấy được chân tánh và cảnh giới an lạc để sống. Nói chung, họ có đầy đủ phiền não, thân bệnh hoạn, tâm buồn phiền, thì phải sử dụng thuốc để chữa những bệnh này rồi mới tu. Thật vậy, mới vô chùa, các cô có bệnh về thân thì phải chữa cho khỏe mạnh, để trở lại người bình thường đủ sức khỏe, vì bệnh thì không thể làm gì được. Ở ngoài đời cũng vậy, người ta không tuyển dụng người bệnh làm việc. Vì vậy, người có bệnh, bước đầu chắc chắn chưa làm được điều gì khác ngoài việc lo chữa bệnh và căn cứ lời Phật dạy để biết được nguyên nhân của thân bệnh mà chữa trị. Và kế tiếp, nếu còn buồn phiền đau khổ thì phải chữa tâm bệnh này mới vào đạo được. Không hiểu lý này, dù tu suốt đời cũng không đắc quả, thậm chí phiền não còn phát sanh và trần lao nghiệp chướng nặng thêm, rồi tự than vãn rằng tại sao tôi tu mà lại như vầy.
Người nhiều phiền não, nghiệp chướng, trần lao phải dựa vào phương tiện Phật dạy để chữa tâm bệnh. Có thể nói người căn tánh hạ liệt không có cách nào khác hơn là phải tu Tiểu thừa, ví như bệnh nào thì phải uống thuốc đó, nghiệp nào ứng với pháp nào mới dứt được tâm bệnh. Người nhiều tham muốn, nhiều bực tức thì nhất định phải tu pháp diệt trừ tham muốn, bực tức là chủ yếu. Đối với người dễ giận, dễ ghét người khác, Phật dạy họ phải tu từ bi quán, nghĩa là phải nhìn người theo cách của Phật hay Bồ tát. Luyện tập không giận, không buồn đối với người vô tình hay cố ý gây khó khăn cho chúng ta. Thuở nhỏ, tôi nhiều sân hận, thấy ai cũng muốn đánh; nhưng xuất gia theo Phật, tu từ bi quán, tìm mọi cách diệt trừ lòng sân hận, dần dần người có cảm tình tốt và tùy hỷ với tôi trong những Phật sự.
Với người bệnh nặng, kinh Pháp Hoa diễn tả là họ đã mất bản tâm, bị ngũ uẩn ngăn che, không thấy được chân tánh và cảnh giới an lạc để sống. Nói chung, họ có đầy đủ phiền não, thân bệnh hoạn, tâm buồn phiền, thì phải sử dụng thuốc để chữa những bệnh này rồi mới tu. Thật vậy, mới vô chùa, các cô có bệnh về thân thì phải chữa cho khỏe mạnh, để trở lại người bình thường đủ sức khỏe, vì bệnh thì không thể làm gì được. Ở ngoài đời cũng vậy, người ta không tuyển dụng người bệnh làm việc. Vì vậy, người có bệnh, bước đầu chắc chắn chưa làm được điều gì khác ngoài việc lo chữa bệnh và căn cứ lời Phật dạy để biết được nguyên nhân của thân bệnh mà chữa trị. Và kế tiếp, nếu còn buồn phiền đau khổ thì phải chữa tâm bệnh này mới vào đạo được. Không hiểu lý này, dù tu suốt đời cũng không đắc quả, thậm chí phiền não còn phát sanh và trần lao nghiệp chướng nặng thêm, rồi tự than vãn rằng tại sao tôi tu mà lại như vầy.
Người nhiều phiền não, nghiệp chướng, trần lao phải dựa vào phương tiện Phật dạy để chữa tâm bệnh. Có thể nói người căn tánh hạ liệt không có cách nào khác hơn là phải tu Tiểu thừa, ví như bệnh nào thì phải uống thuốc đó, nghiệp nào ứng với pháp nào mới dứt được tâm bệnh. Người nhiều tham muốn, nhiều bực tức thì nhất định phải tu pháp diệt trừ tham muốn, bực tức là chủ yếu. Đối với người dễ giận, dễ ghét người khác, Phật dạy họ phải tu từ bi quán, nghĩa là phải nhìn người theo cách của Phật hay Bồ tát. Luyện tập không giận, không buồn đối với người vô tình hay cố ý gây khó khăn cho chúng ta. Thuở nhỏ, tôi nhiều sân hận, thấy ai cũng muốn đánh; nhưng xuất gia theo Phật, tu từ bi quán, tìm mọi cách diệt trừ lòng sân hận, dần dần người có cảm tình tốt và tùy hỷ với tôi trong những Phật sự.
Với người nhiều tham dục, chúng ta phải nhận biết Phật dạy tu gì để đối trị ngay nghiệp này của mình. Phật nói rằng có nhiều thứ tham, nhưng gom lại có năm thứ tham chính yếu là tham tiền tài, danh vọng, địa vị, sắc đẹp và ăn ngủ. Tùy từng thứ ham muốn mà chúng ta chữa trị dứt khoát. Người ham nhiều tiền của, Phật bảo họ xả tục, xuất gia, tức dứt khoát bỏ hết, không giữ gì làm của riêng cho mình. Người mới tu nghe Thầy bỏ hết, chỉ giữ y bát, quần áo; nhưng với thời gian, lại chất đồ đạc đầy phòng, phải biết đó là nghiệp tăng trưởng. Vì vậy, Phật khuyên người xuất gia chỉ giữ một bát, một y, hay nhiều lắm là ba y để giặt giũ, thay đổi. Điều này nhằm giúp người xuất gia ý thức từ bỏ vật chất, diệt lòng tham của cải, vì lòng tham của cải còn sẽ dẫn chúng ta đến tranh chấp. Nhận ra ý Phật dạy, người còn tranh chấp là biết họ còn tham. Tu mà khổ vì tham quá, cho đến tham ăn, thì Phật dạy người tu khi ăn không được nhìn vào bát người khác để tránh thèm muốn. Tập có gì ăn nấy, dần dần lòng tham ăn biến mất và tiến đến không ăn cũng không sao là việc đầu tiên Phật dạy người xuất gia.
Tất cả pháp Phật dạy để đối trị lòng ham muốn, sân hận, hai bệnh này hết thì chúng ta trở thành thanh tịnh Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, hay một vị Sa môn thực sự. Đức Phật xác định đệ tử Phật khác người thường ở điểm cái gì mà người thường ham muốn, thì đệ tử Phật không ham, người bực bội khổ đau vì vô số việc không vừa ý, thì đệ tử Phật thanh thản được với mọi tình huống. Tu được vậy mới chính thức cho thọ Tỳ kheo. Đã trở thành Tỳ kheo Ni mà còn sân hận, tranh chấp, ham muốn là đọa.
Trên bước đường thực hành pháp Phật, điều căn bản phải làm là không tham, không giận; như vậy chưa phải là thần thánh gì, nhưng khác người thường, người tu thấy quyền lợi thì tránh, thanh thản trước khen chê, dèm pha của người. Luyện tập sống thanh thản, không ham muốn mới đủ tư cách mặc áo Phật. Đó là ý quan trọng nhất mà tôi muốn nhắc nhở đại chúng. Mỗi lần ta bực tức, phải tự thấy xấu hổ, vì mặc áo Phật mà còn vướng sai phạm này, có như vậy mới tiến tu trên đường đạo.
Dẹp tham giận, kế tiếp là đối trị ngu si. Phật dạy dùng nhân duyên quán diệt tận gốc ngu si. Chúng ta bắt đầu dấn thân vào đời để hiểu rõ chúng sanh hơn, đây là pháp Phật dạy người đã hết giận, hết tham thì phải diệt trừ ngu si mới trở thành người trí, mới thâm nhập Phật huệ được. Chưa diệt ngu si, không thể được Phật huệ, vì việc bình thường còn không hiểu, làm sao hiểu được điều cao siêu. Những gì người hiểu, chúng ta phải hiểu và còn hiểu biết hơn họ, mới đạt đến tư cách của bậc Thế gian giải. Người thế gian biết các pháp hữu vi, ta cũng biết pháp hữu vi sanh diệt biến dị, nhưng hơn họ là giải được pháp vô vi. Chỉ có Phật huệ mới giải được pháp vô vi, nghĩa là biết rõ nguồn gốc sanh tử luân hồi. Ý này được diễn tả trong kinh Pháp Hoa là Phật nhìn sự vật không giống người trong tam giới, vì Ngài có trí tuệ tuyệt đối, vòng quay sanh tử luân hồi không thể nào chi phối được Ngài; trong khi chúng sanh vẫn mãi mãi luẩn quẩn trong sanh tử luân hồi, không thể thoát ra được.
Những pháp căn bản Phật dạy để diệt trừ ba nghiệp chính yếu là tham, sân, si, nếu triển khai rộng ra còn có mạn, nghi, thân kiến, tà kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, cộng chung là thập triền cái. Diệt được bệnh ngu si, ta lại đối mặt với bệnh ngã mạn, tức coi mình hơn người khác. Thí dụ tôi học giỏi hơn các cô và tự coi giỏi hơn là phạm ngã mạn, xem thường người khác. Giỏi hơn thật mà xem thường người đã là phạm tội ngã mạn, còn bằng người mà thấy hơn người là tăng thượng mạn. Thí dụ cùng học một lớp, mình hiểu bài mà cô khác không hiểu, nên mình xem thường họ là tăng thượng mạn. Và nếu không bằng ai mà dám xem thường người thì quá xấu ác.
Chúng ta tuy hơn người, nhưng tập dẹp ngã mạn bằng cách Phật dạy quán sát con người không sanh diệt, nghĩa là quán Phật tánh. Nhìn dưới khía cạnh Phật tánh, Phật thấy Ngài và người không khác. Phật còn coi họ bình đẳng, huống chi ta là gì mà thấy hơn người. Tôi nghĩ như vậy để phá bỏ ngã mạn của mình. Mắc bệnh ngã mạn và tăng thượng mạn, tu suốt đời cũng vào địa ngục, đó là pháp Phật dạy rất thực tế, người tu phải từ bỏ thực sự tâm ác này trên bước đường theo dấu chân Phật. Nhưng trong sinh hoạt tu hành, chúng ta lại thấy nhiều người tự cho là mình tu Đại thừa, xem thường các pháp khác. Sai lầm này không nhỏ.
Cần hiểu rằng chữ Đại trong Đại thừa nghĩa là đại chúng, nên Phật ví nó như xe trâu chở được nhiều người, xe nai, xe dê chỉ chở được một người. Đại bạch ngưu xa trong kinh Pháp Hoa còn chở được nhiều người hơn nữa. Như vậy, có thể thấy cái gì mà nhiều người theo được, hiểu được không phải là cao. Tu Đại thừa thấy mình không hơn người khác là tu đúng. Người tu Thanh văn, Duyên giác là người tu cao, vì chuyên tu; còn tôi tu Đại thừa phải dìu dắt chúng sanh, không còn thì giờ nhiều dành cho bản thân, nên tu thấp. Nghĩ như vậy thì được.
Theo tôi, Đại thừa là đại chúng hóa pháp Như Lai để ai cũng tu được. Thật vậy, trong kinh điển Đại thừa, Đức Phật khai triển đến cao nhất như kinh Hoa Nghiêm, theo đó Thiện Tài đồng tử cầu đạo với 53 thiện tri thức. Họ không phải là Thánh Hiền, nhưng tất cả người này sinh hoạt với đủ thành phần của xã hội và dung nhiếp được, mới tiêu biểu cho ý nghĩa của Đại.
Vì đại chúng hóa, nên kinh Đại thừa không mang tính thuần nhất. Ở giai đoạn trước là Tiểu thừa, chỉ có Tỳ kheo, La hán tu được; nhưng qua Đại thừa, trong kinh Pháp Hoa, Phật nói rằng Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, Thanh văn, Duyên giác, hay Bồ tát đều được thọ ký thành Phật. Nghĩa là Phật đưa ra tám mươi bốn ngàn pháp môn tu để thích ứng vớni tám mươi bốn ngàn phiền não trần lao của chúng sanh. Như vậy, theo Đại thừa là không pháp nào không dung nhiếp, không người nào không được độ mới là hạnh nguyện độ tận chúng sanh của hành giả Đại thừa. Vì vậy, chúng ta thường hồi hướng bằng lời phát nguyện chúng sanh vô biên thệ nguyện độ, phiền não vô tận thệ nguyện đoạn… Vì hành Bồ tát đạo, nên phiền não nhiều, còn tu Tiểu thừa, khất thực xong về hang cốc ở, không ai quấy rầy, khó có phiền não. Thực tế chúng ta thấy rõ tu Đại thừa lo gánh vác việc của Giáo hội, cứu độ chúng sanh, đó là cơ hội để phiền não chúng sanh trút lên ta, không phiền não nhiều sao được. Đơn giản ai cũng biết quý Thầy trụ trì chắc chắn nhiều phiền não hơn Thầy không trụ trì. Vì gánh vác tất cả nghiệp chúng sanh, tức tu Đại thừa phải chấp nhận phiền não đổ dồn đến, nhưng chúng ta phải làm cho tiêu những việc này, không để nó chất chứa lâu dài trong lòng mình. Theo Phật mọi việc đều hóa giải được với điều kiện là phải thành tựu hai pháp cần thiết để tu Đại thừa là Tam muội và Đà la ni. Tam muội là định và Đà la ni là huệ. Định để đối trị hoàn cảnh biến động, nhưng tâm chúng ta không bị dao động theo, mới tu Đại thừa được. Tâm không động, phát sanh trí tuệ thấy được nguyên nhân sự việc xảy đến và ta theo đó lý giải vấn đề tốt đẹp gọi là huệ giải.
Có thể khẳng định rằng định và huệ là hai phương tiện tốt nhất giúp hành giả vượt qua mọi chướng ngại, khó khăn trên bước đường hành Bồ tát đạo. Khi Đức Phật đến giáo hóa ở tịnh xá Kỳ Hoàn thuộc thành Xá Vệ, đại chúng gặp nhiều việc phức tạp trở ngại cho việc tu hành, vì có sáu nhóm Tỳ kheo chuyên gây rối trong nội bộ. Đó chính là nguyên nhân để Phật nói kinh Di Đà. Ngài gỡ rối cho đại chúng bằng định huệ, hay Tam muội và Đà la ni. Việc nào Đức Phật cũng giải quyết thỏa đáng, vì Ngài có vô số Tam muội và Đà la ni để thích ứng với từng tình huống khác nhau. Riêng tôi, trên bước đường hành đạo, nhận ra được tác dụng của từng Tam muội như thế nào. Có những việc mà tôi nhịn dễ dàng. Tuy nhiên, cũng có việc tôi không nhịn nổi, là tự biết mình chưa có Tam muội để đối trị phiền não này và phát hiện được như vậy, ta phải tu cho đạt được Tam muội mình chưa đạt được. Vì nếu người tu mà không nhẫn được, phản ứng lại, thì còn gì là tư cách xuất gia, nên tôi ráng nhiếp tâm, im lặng chịu đựng thì mặt đỏ lên, hay xám lại, cắn răng chịu cái nghiệp của mình. Trải qua một thời gian tu hành, hóa giải được nghiệp ấy để trụ Định thì lần thứ hai xảy ra việc giống như lần đầu, tôi cảm thấy bình thường, không bực tức, mà mỉm cười. Tự mỉm cười vì mình không giận nữa là đã được một Tam muội. Với lòng thanh thản, đứng ở lập trường Phật nhìn người gây rối, ta thấy họ dễ thương vô cùng. Thấy theo Phật, trụ Định là thấy xuất thế gian phải thấy khác, còn nhập cuộc thì họ giận, ta cũng giận là bình thường.
Ở Kỳ Hoàn tịnh xá xảy ra bao nhiêu việc quậy phá khiến các Tỳ kheo buồn lòng, bỏ đi. Đức Phật thấy thực tế chúng Tăng buồn khổ, không tu được, Ngài mới giới thiệu hình ảnh Phật Di Đà để họ sanh tâm khát ngưỡng trước. Vì đại chúng không yên ổn, không tu được. Phật phải đưa ra thế giới an ổn cho họ trụ vào đó, tuy xa nhưng ở nơi đó dễ tu, đó là cảnh Cực Lạc ở Tây phương của Phật Di Đà. Như vậy, bước đầu pháp này giúp đại chúng đang ở Ta bà sống trong hoàn cảnh khổ, nhưng đem tâm đặt ở Cực Lạc thì sẽ được an lạc, thân thọ hình mà tâm không thọ khổ. Bản thân tôi lúc mới tu, tập luyện pháp này trước, dù thân đang ở hoàn cảnh khổ, nhưng không cho khổ tâm. Chúng sanh thì ngược lại, thân chưa đói, nhưng tâm tham ăn nên nghĩ đói, người ta thường nói là đói con mắt. Người tu tập được thân đói, nhưng tâm không đói. Thuở nhỏ, tôi ham tu học, đọc sách quên cả ăn. Nếu sinh hoạt tâm linh như vậy liên tục, cơ thể sẽ bệnh. Ngày xưa Đức Phật cũng ham tu đến mức bỏ ăn, ngã quỵ dưới gốc cây trước khi đắc đạo, nhờ cô gái chăn bò cho Ngài bát sữa mới hồi tỉnh lại.
Phật dạy người tu Tịnh độ, thân ở Ta bà, nhưng tâm đem đặt ở cảnh giới Cực Lạc của Phật Di Đà. Ý này được ngài Huyền Giác diễn tả rằng: "Tam giới du hỏa trạch, bát đức bản thanh lương, dục ly kham nhẫn độ, thê tâm an dưỡng hương”. "Tam giới du hỏa trạch” là ý của kinh Pháp Hoa, Phật ví thế giới chúng ta không yên ổn giống như ở trong Nhà lửa bị lửa tham sân thiêu đốt. Muốn thoát ly cảnh giới đau khổ thì đem tâm chúng ta đặt vào thế giới Cực Lạc của Phật Di Đà. "Bát đức bản thanh lương” là nước tám công đức của Phật chỉ có trong lòng núi Tu Di và trong ao thất bảo của Phật Di Đà ở Tây phương Cực Lạc. Theo tôi, nước bát công đức ở lòng núi Tu Di và ao Liên Trì là một. Thật vậy, giữa núi Tu Di có nước bát công đức thì giữa Ta bà cũng có nước bát công đức. Giữa lòng núi Ta bà cũng có thể hiểu là trong thân ngũ uẩn chúng ta cũng có nước bát công đức. Nếu chúng ta biết cách khơi dậy nguồn nước này và sử dụng được thì nước bát công đức ở giữa lòng thân ngũ uẩn chúng ta không khác với nước bát công đức ở Liên Trì của Phật Di Đà.
Phật Di Đà khơi được nguồn nước từ bản thể sự vật, từ chơn tâm người, tạo thành nước bát công đức. Trên tinh thần này, người tu phát hiện được bản thể sự vật, chơn tâm của chúng ta, sẽ cảm thấy mát mẻ gọi là nước bát công đức. Người tu Thiền lặn sâu vào bản thể sự vật, tìm được bản tâm mình, lấy nước bát công đức sử dụng, nên đắc đạo. Người tu Tịnh độ không tự mình lấy được nước bát công đức, phải nhờ Thầy bạn hỗ trợ. Tu Thiền thì dùng tự lực, tu Tịnh độ phải nhờ lực bên ngoài kích động chơn tâm ta sống dậy. Hướng tâm về Cực Lạc, đem tâm đặt vào Liên Trì, hay vào tâm Phật Di Đà, nước bát công đức sẽ truyền cho ta, nên ta được mát mẻ. Thực tế quý vị nhiếp tâm niệm Phật Di Đà, lúc mới tập tu còn buồn, nhưng niệm đến nhứt tâm thì lực Di Đà đã truyền đến ta, nên thấy mát mẻ và quên mọi khổ lụy trần gian.
Tự mình vào lòng núi Tu Di lấy nước bát công đức rất khó. Tu Tịnh độ lấy nước bát công đức ở Liên Trì nuôi tâm chúng ta dễ hơn. Chúng ta ở Ta bà khổ, đặt tâm ở Liên Trì cảm thấy nhẹ, nghĩa là không bận tâm đến việc xung quanh thì phiền não cũng không tác động ta. Tổ diễn tả ý này là "Đản tình bất phụ vật, vật khởi ngại nhân”. Giả sử có người chê ta đủ thứ, nhưng ta không nghe, không nghĩ đến lời họ, như hoa sen không dính nước thì một lúc họ mỏi miệng, cũng phải về nhà kiếm cơm ăn, còn ta vẫn là ta. Trái lại, nếu các cô ngồi yên lóng tai nghe và bực tức thì họ sẽ nói thoải mái và phiền não ta cứ theo đây tăng trưởng.
Quan trọng của việc tu Tịnh độ là đem tâm đặt vào ao thất bảo của Phật Di Đà, nhất định vãng sanh, vì thay đổi hoàn cảnh thì tâm sẽ thay đổi theo. Với người tu Thiền, Phật dạy tâm bình thế giới bình, tâm tịnh thế giới tịnh; nhưng sống trong thế giới đầy động loạn này mà đạt được tâm thanh tịnh khó lắm. Vì vậy, Phật giới thiệu pháp tu Tịnh độ, theo đó thế giới bình tâm bình, thế giới tịnh tâm tịnh.
Kinh nghiệm tu hành của tôi thấy rõ ý này, ở hoàn cảnh mọi người đều tốt, chúng ta dễ dàng tốt theo. Người đời thường nói bần cùng sanh đạo tặc, hay tức nước vỡ bờ, vì nghèo quá nên sanh trộm cướp, vì bị bức xúc quá nên giết người. Đa số người vì lâm vào hoàn cảnh xấu, nên họ làm nhiều việc ác; nếu họ được sống bình thường thì không đến nỗi tệ xấu. Chỉ một số ít người sống hoàn cảnh tốt mà vẫn xấu, không nghèo khổ mà họ vẫn gian tham trộm cắp. Và cũng chỉ có thiểu số người tuy ở hoàn cảnh xấu, nhưng họ vẫn thể hiện được tư cách đạo đức cao quý, đó là hàng Thánh. Thánh và ma chỉ chiếm mười phần trăm, còn người bình thường chiếm tám mươi phần trăm, gặp môi trường sống tốt thì họ tốt, gặp xấu, họ thành xấu. Phật dạy rằng những người bình thường như vậy dễ bị hoàn cảnh tác động, thì ở Ta bà nhiều xấu ác, họ sẽ bị lây nhiễm xấu ác. Nhưng đưa họ về Cực Lạc, hoàn cảnh tốt trọn vẹn, đời sống sung túc và toàn là bậc thượng thiện nhân tài đức vẹn toàn, chắc chắn tất cả sự tốt đẹp ấy với thời gian sẽ tác động cho họ thành người tốt thực sự. Đó là mô hình thế giới Cực Lạc mà Đức Phật Thích Ca giới thiệu cho những người có duyên với Phật Di Đà về đó tu tâm dưỡng tánh, phát huy được tài năng đức hạnh một cách nhẹ nhàng, đơn giản.
(Bài giảng tại trường hạ chùa Thiên Phước, tỉnh Long An, ngày 30-6-2002)
Trên bước đường thực hành pháp Phật, điều căn bản phải làm là không tham, không giận; như vậy chưa phải là thần thánh gì, nhưng khác người thường, người tu thấy quyền lợi thì tránh, thanh thản trước khen chê, dèm pha của người. Luyện tập sống thanh thản, không ham muốn mới đủ tư cách mặc áo Phật. Đó là ý quan trọng nhất mà tôi muốn nhắc nhở đại chúng. Mỗi lần ta bực tức, phải tự thấy xấu hổ, vì mặc áo Phật mà còn vướng sai phạm này, có như vậy mới tiến tu trên đường đạo.
Dẹp tham giận, kế tiếp là đối trị ngu si. Phật dạy dùng nhân duyên quán diệt tận gốc ngu si. Chúng ta bắt đầu dấn thân vào đời để hiểu rõ chúng sanh hơn, đây là pháp Phật dạy người đã hết giận, hết tham thì phải diệt trừ ngu si mới trở thành người trí, mới thâm nhập Phật huệ được. Chưa diệt ngu si, không thể được Phật huệ, vì việc bình thường còn không hiểu, làm sao hiểu được điều cao siêu. Những gì người hiểu, chúng ta phải hiểu và còn hiểu biết hơn họ, mới đạt đến tư cách của bậc Thế gian giải. Người thế gian biết các pháp hữu vi, ta cũng biết pháp hữu vi sanh diệt biến dị, nhưng hơn họ là giải được pháp vô vi. Chỉ có Phật huệ mới giải được pháp vô vi, nghĩa là biết rõ nguồn gốc sanh tử luân hồi. Ý này được diễn tả trong kinh Pháp Hoa là Phật nhìn sự vật không giống người trong tam giới, vì Ngài có trí tuệ tuyệt đối, vòng quay sanh tử luân hồi không thể nào chi phối được Ngài; trong khi chúng sanh vẫn mãi mãi luẩn quẩn trong sanh tử luân hồi, không thể thoát ra được.
Những pháp căn bản Phật dạy để diệt trừ ba nghiệp chính yếu là tham, sân, si, nếu triển khai rộng ra còn có mạn, nghi, thân kiến, tà kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, cộng chung là thập triền cái. Diệt được bệnh ngu si, ta lại đối mặt với bệnh ngã mạn, tức coi mình hơn người khác. Thí dụ tôi học giỏi hơn các cô và tự coi giỏi hơn là phạm ngã mạn, xem thường người khác. Giỏi hơn thật mà xem thường người đã là phạm tội ngã mạn, còn bằng người mà thấy hơn người là tăng thượng mạn. Thí dụ cùng học một lớp, mình hiểu bài mà cô khác không hiểu, nên mình xem thường họ là tăng thượng mạn. Và nếu không bằng ai mà dám xem thường người thì quá xấu ác.
Chúng ta tuy hơn người, nhưng tập dẹp ngã mạn bằng cách Phật dạy quán sát con người không sanh diệt, nghĩa là quán Phật tánh. Nhìn dưới khía cạnh Phật tánh, Phật thấy Ngài và người không khác. Phật còn coi họ bình đẳng, huống chi ta là gì mà thấy hơn người. Tôi nghĩ như vậy để phá bỏ ngã mạn của mình. Mắc bệnh ngã mạn và tăng thượng mạn, tu suốt đời cũng vào địa ngục, đó là pháp Phật dạy rất thực tế, người tu phải từ bỏ thực sự tâm ác này trên bước đường theo dấu chân Phật. Nhưng trong sinh hoạt tu hành, chúng ta lại thấy nhiều người tự cho là mình tu Đại thừa, xem thường các pháp khác. Sai lầm này không nhỏ.
Cần hiểu rằng chữ Đại trong Đại thừa nghĩa là đại chúng, nên Phật ví nó như xe trâu chở được nhiều người, xe nai, xe dê chỉ chở được một người. Đại bạch ngưu xa trong kinh Pháp Hoa còn chở được nhiều người hơn nữa. Như vậy, có thể thấy cái gì mà nhiều người theo được, hiểu được không phải là cao. Tu Đại thừa thấy mình không hơn người khác là tu đúng. Người tu Thanh văn, Duyên giác là người tu cao, vì chuyên tu; còn tôi tu Đại thừa phải dìu dắt chúng sanh, không còn thì giờ nhiều dành cho bản thân, nên tu thấp. Nghĩ như vậy thì được.
Theo tôi, Đại thừa là đại chúng hóa pháp Như Lai để ai cũng tu được. Thật vậy, trong kinh điển Đại thừa, Đức Phật khai triển đến cao nhất như kinh Hoa Nghiêm, theo đó Thiện Tài đồng tử cầu đạo với 53 thiện tri thức. Họ không phải là Thánh Hiền, nhưng tất cả người này sinh hoạt với đủ thành phần của xã hội và dung nhiếp được, mới tiêu biểu cho ý nghĩa của Đại.
Vì đại chúng hóa, nên kinh Đại thừa không mang tính thuần nhất. Ở giai đoạn trước là Tiểu thừa, chỉ có Tỳ kheo, La hán tu được; nhưng qua Đại thừa, trong kinh Pháp Hoa, Phật nói rằng Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, Thanh văn, Duyên giác, hay Bồ tát đều được thọ ký thành Phật. Nghĩa là Phật đưa ra tám mươi bốn ngàn pháp môn tu để thích ứng vớni tám mươi bốn ngàn phiền não trần lao của chúng sanh. Như vậy, theo Đại thừa là không pháp nào không dung nhiếp, không người nào không được độ mới là hạnh nguyện độ tận chúng sanh của hành giả Đại thừa. Vì vậy, chúng ta thường hồi hướng bằng lời phát nguyện chúng sanh vô biên thệ nguyện độ, phiền não vô tận thệ nguyện đoạn… Vì hành Bồ tát đạo, nên phiền não nhiều, còn tu Tiểu thừa, khất thực xong về hang cốc ở, không ai quấy rầy, khó có phiền não. Thực tế chúng ta thấy rõ tu Đại thừa lo gánh vác việc của Giáo hội, cứu độ chúng sanh, đó là cơ hội để phiền não chúng sanh trút lên ta, không phiền não nhiều sao được. Đơn giản ai cũng biết quý Thầy trụ trì chắc chắn nhiều phiền não hơn Thầy không trụ trì. Vì gánh vác tất cả nghiệp chúng sanh, tức tu Đại thừa phải chấp nhận phiền não đổ dồn đến, nhưng chúng ta phải làm cho tiêu những việc này, không để nó chất chứa lâu dài trong lòng mình. Theo Phật mọi việc đều hóa giải được với điều kiện là phải thành tựu hai pháp cần thiết để tu Đại thừa là Tam muội và Đà la ni. Tam muội là định và Đà la ni là huệ. Định để đối trị hoàn cảnh biến động, nhưng tâm chúng ta không bị dao động theo, mới tu Đại thừa được. Tâm không động, phát sanh trí tuệ thấy được nguyên nhân sự việc xảy đến và ta theo đó lý giải vấn đề tốt đẹp gọi là huệ giải.
Có thể khẳng định rằng định và huệ là hai phương tiện tốt nhất giúp hành giả vượt qua mọi chướng ngại, khó khăn trên bước đường hành Bồ tát đạo. Khi Đức Phật đến giáo hóa ở tịnh xá Kỳ Hoàn thuộc thành Xá Vệ, đại chúng gặp nhiều việc phức tạp trở ngại cho việc tu hành, vì có sáu nhóm Tỳ kheo chuyên gây rối trong nội bộ. Đó chính là nguyên nhân để Phật nói kinh Di Đà. Ngài gỡ rối cho đại chúng bằng định huệ, hay Tam muội và Đà la ni. Việc nào Đức Phật cũng giải quyết thỏa đáng, vì Ngài có vô số Tam muội và Đà la ni để thích ứng với từng tình huống khác nhau. Riêng tôi, trên bước đường hành đạo, nhận ra được tác dụng của từng Tam muội như thế nào. Có những việc mà tôi nhịn dễ dàng. Tuy nhiên, cũng có việc tôi không nhịn nổi, là tự biết mình chưa có Tam muội để đối trị phiền não này và phát hiện được như vậy, ta phải tu cho đạt được Tam muội mình chưa đạt được. Vì nếu người tu mà không nhẫn được, phản ứng lại, thì còn gì là tư cách xuất gia, nên tôi ráng nhiếp tâm, im lặng chịu đựng thì mặt đỏ lên, hay xám lại, cắn răng chịu cái nghiệp của mình. Trải qua một thời gian tu hành, hóa giải được nghiệp ấy để trụ Định thì lần thứ hai xảy ra việc giống như lần đầu, tôi cảm thấy bình thường, không bực tức, mà mỉm cười. Tự mỉm cười vì mình không giận nữa là đã được một Tam muội. Với lòng thanh thản, đứng ở lập trường Phật nhìn người gây rối, ta thấy họ dễ thương vô cùng. Thấy theo Phật, trụ Định là thấy xuất thế gian phải thấy khác, còn nhập cuộc thì họ giận, ta cũng giận là bình thường.
Ở Kỳ Hoàn tịnh xá xảy ra bao nhiêu việc quậy phá khiến các Tỳ kheo buồn lòng, bỏ đi. Đức Phật thấy thực tế chúng Tăng buồn khổ, không tu được, Ngài mới giới thiệu hình ảnh Phật Di Đà để họ sanh tâm khát ngưỡng trước. Vì đại chúng không yên ổn, không tu được. Phật phải đưa ra thế giới an ổn cho họ trụ vào đó, tuy xa nhưng ở nơi đó dễ tu, đó là cảnh Cực Lạc ở Tây phương của Phật Di Đà. Như vậy, bước đầu pháp này giúp đại chúng đang ở Ta bà sống trong hoàn cảnh khổ, nhưng đem tâm đặt ở Cực Lạc thì sẽ được an lạc, thân thọ hình mà tâm không thọ khổ. Bản thân tôi lúc mới tu, tập luyện pháp này trước, dù thân đang ở hoàn cảnh khổ, nhưng không cho khổ tâm. Chúng sanh thì ngược lại, thân chưa đói, nhưng tâm tham ăn nên nghĩ đói, người ta thường nói là đói con mắt. Người tu tập được thân đói, nhưng tâm không đói. Thuở nhỏ, tôi ham tu học, đọc sách quên cả ăn. Nếu sinh hoạt tâm linh như vậy liên tục, cơ thể sẽ bệnh. Ngày xưa Đức Phật cũng ham tu đến mức bỏ ăn, ngã quỵ dưới gốc cây trước khi đắc đạo, nhờ cô gái chăn bò cho Ngài bát sữa mới hồi tỉnh lại.
Phật dạy người tu Tịnh độ, thân ở Ta bà, nhưng tâm đem đặt ở cảnh giới Cực Lạc của Phật Di Đà. Ý này được ngài Huyền Giác diễn tả rằng: "Tam giới du hỏa trạch, bát đức bản thanh lương, dục ly kham nhẫn độ, thê tâm an dưỡng hương”. "Tam giới du hỏa trạch” là ý của kinh Pháp Hoa, Phật ví thế giới chúng ta không yên ổn giống như ở trong Nhà lửa bị lửa tham sân thiêu đốt. Muốn thoát ly cảnh giới đau khổ thì đem tâm chúng ta đặt vào thế giới Cực Lạc của Phật Di Đà. "Bát đức bản thanh lương” là nước tám công đức của Phật chỉ có trong lòng núi Tu Di và trong ao thất bảo của Phật Di Đà ở Tây phương Cực Lạc. Theo tôi, nước bát công đức ở lòng núi Tu Di và ao Liên Trì là một. Thật vậy, giữa núi Tu Di có nước bát công đức thì giữa Ta bà cũng có nước bát công đức. Giữa lòng núi Ta bà cũng có thể hiểu là trong thân ngũ uẩn chúng ta cũng có nước bát công đức. Nếu chúng ta biết cách khơi dậy nguồn nước này và sử dụng được thì nước bát công đức ở giữa lòng thân ngũ uẩn chúng ta không khác với nước bát công đức ở Liên Trì của Phật Di Đà.
Phật Di Đà khơi được nguồn nước từ bản thể sự vật, từ chơn tâm người, tạo thành nước bát công đức. Trên tinh thần này, người tu phát hiện được bản thể sự vật, chơn tâm của chúng ta, sẽ cảm thấy mát mẻ gọi là nước bát công đức. Người tu Thiền lặn sâu vào bản thể sự vật, tìm được bản tâm mình, lấy nước bát công đức sử dụng, nên đắc đạo. Người tu Tịnh độ không tự mình lấy được nước bát công đức, phải nhờ Thầy bạn hỗ trợ. Tu Thiền thì dùng tự lực, tu Tịnh độ phải nhờ lực bên ngoài kích động chơn tâm ta sống dậy. Hướng tâm về Cực Lạc, đem tâm đặt vào Liên Trì, hay vào tâm Phật Di Đà, nước bát công đức sẽ truyền cho ta, nên ta được mát mẻ. Thực tế quý vị nhiếp tâm niệm Phật Di Đà, lúc mới tập tu còn buồn, nhưng niệm đến nhứt tâm thì lực Di Đà đã truyền đến ta, nên thấy mát mẻ và quên mọi khổ lụy trần gian.
Tự mình vào lòng núi Tu Di lấy nước bát công đức rất khó. Tu Tịnh độ lấy nước bát công đức ở Liên Trì nuôi tâm chúng ta dễ hơn. Chúng ta ở Ta bà khổ, đặt tâm ở Liên Trì cảm thấy nhẹ, nghĩa là không bận tâm đến việc xung quanh thì phiền não cũng không tác động ta. Tổ diễn tả ý này là "Đản tình bất phụ vật, vật khởi ngại nhân”. Giả sử có người chê ta đủ thứ, nhưng ta không nghe, không nghĩ đến lời họ, như hoa sen không dính nước thì một lúc họ mỏi miệng, cũng phải về nhà kiếm cơm ăn, còn ta vẫn là ta. Trái lại, nếu các cô ngồi yên lóng tai nghe và bực tức thì họ sẽ nói thoải mái và phiền não ta cứ theo đây tăng trưởng.
Quan trọng của việc tu Tịnh độ là đem tâm đặt vào ao thất bảo của Phật Di Đà, nhất định vãng sanh, vì thay đổi hoàn cảnh thì tâm sẽ thay đổi theo. Với người tu Thiền, Phật dạy tâm bình thế giới bình, tâm tịnh thế giới tịnh; nhưng sống trong thế giới đầy động loạn này mà đạt được tâm thanh tịnh khó lắm. Vì vậy, Phật giới thiệu pháp tu Tịnh độ, theo đó thế giới bình tâm bình, thế giới tịnh tâm tịnh.
Kinh nghiệm tu hành của tôi thấy rõ ý này, ở hoàn cảnh mọi người đều tốt, chúng ta dễ dàng tốt theo. Người đời thường nói bần cùng sanh đạo tặc, hay tức nước vỡ bờ, vì nghèo quá nên sanh trộm cướp, vì bị bức xúc quá nên giết người. Đa số người vì lâm vào hoàn cảnh xấu, nên họ làm nhiều việc ác; nếu họ được sống bình thường thì không đến nỗi tệ xấu. Chỉ một số ít người sống hoàn cảnh tốt mà vẫn xấu, không nghèo khổ mà họ vẫn gian tham trộm cắp. Và cũng chỉ có thiểu số người tuy ở hoàn cảnh xấu, nhưng họ vẫn thể hiện được tư cách đạo đức cao quý, đó là hàng Thánh. Thánh và ma chỉ chiếm mười phần trăm, còn người bình thường chiếm tám mươi phần trăm, gặp môi trường sống tốt thì họ tốt, gặp xấu, họ thành xấu. Phật dạy rằng những người bình thường như vậy dễ bị hoàn cảnh tác động, thì ở Ta bà nhiều xấu ác, họ sẽ bị lây nhiễm xấu ác. Nhưng đưa họ về Cực Lạc, hoàn cảnh tốt trọn vẹn, đời sống sung túc và toàn là bậc thượng thiện nhân tài đức vẹn toàn, chắc chắn tất cả sự tốt đẹp ấy với thời gian sẽ tác động cho họ thành người tốt thực sự. Đó là mô hình thế giới Cực Lạc mà Đức Phật Thích Ca giới thiệu cho những người có duyên với Phật Di Đà về đó tu tâm dưỡng tánh, phát huy được tài năng đức hạnh một cách nhẹ nhàng, đơn giản.
(Bài giảng tại trường hạ chùa Thiên Phước, tỉnh Long An, ngày 30-6-2002)