cool hit counter

Sách


Lời giới thiệu Thể nghiệm tinh ba của Phật pháp
Ý nghĩa Bổn Môn Pháp Hoa Thiền định phóng quang và đàm kinh nhập diệu
Nguyện hương Đoạn phiền não – tâm bình an
Đảnh lễ Phật Giàu đạo đức, giàu tuệ giác
Lễ Phật quá khứ Giới đức pháp thân
Đảnh lễ Phật hiện tại An trụ tịch diệt tướng
Lễ Phật vị lai Ý nghĩa Phật Đản theo kinh Pháp Hoa
Đảnh lễ Bồ tát Phật giáo và dân tộc Việt Nam
Đảnh lễ Pháp Hoa kinh hoằng thông liệt vị Tổ sư Hoằng pháp ở thế kỷ XXI
Đảnh lễ Pháp Hoa kinh thủ hộ thiện thần Dòng chảy miên viễn của Thiền
Sám hối Đức Phật sống mãi với chúng ta
Phát nguyện Đúng như pháp tu hành là tối thượng cúng dường Phật
Ý nghĩa thọ trì 7 phẩm Bổn Môn Pháp Hoa Kinh Chùa mục đồng ở Nam bộ
Ý nghĩa phẩm Tựa thứ nhất Thầy hiền, bạn tốt là yếu tố quyết định của mọi thành công
Ý nghĩa phẩm Pháp sư Phật giáo, con đường dẫn đến sự sống hòa bình, phát triển, an lạc, hạnh phúc cho nhân loại.
Ý nghĩa phẩm Bồ tát Tùng Địa Dũng Xuất thứ 15 Sức sống Thiền của Trần Thái Tông
Ý nghĩa phẩm Như Lai Thọ Lượng thứ 16 Sống trong tỉnh giác
Ý nghĩa phẩm Phân Biệt Công Đức thứ 17 Quan niệm về kinh tế trong Phật giáo
Ý nghĩa phẩm Phổ Môn thứ 25 Những nét đẹp của Phật giáo Lý Trần
Ý nghĩa phẩm Phổ Hiền Bồ Tát khuyến phát thứ 28 Nghệ thuật trong Phật giáo
Hồi hướng Ý nghĩa nhà lửa tam giới trong kinh pháp hoa
Ý nghĩa tụng thủ hộ thần chú Ý nghĩa lễ tắm Phật
Ý Nghĩa Quy Y Tam Bảo Trang bị tâm Quan Âm, hạnh Quan Âm sẽ nhận được lực gia bị của Quan Âm
Năm Giới Của Người Phật Tử Tại Gia Ý nghĩa Vu Lan  
Ý Nghĩa Lạy Hồng Danh Pháp Hoa Và Tụng Bổn Môn Pháp Hoa Kinh Công đức của mắt và tai theo kinh Pháp Hoa
Ý Nghĩa Lạy Hồng Danh Sám Hối Nhứt Phật thừa
Ý Nghĩa Tụng Kinh Dược Sư Và Niệm Phật Dược Sư Quán tứ niệm xứ
Ý Nghĩa Niệm Phật Di Đà Tứ chánh cần
Lời nói đầu Tứ như ý túc
I. Lý do chọn 21 ngày tu gia hạnh Phổ Hiền
Ngũ căn ngũ lực
II. Ý nghĩa của sự khởi tu gia hạnh Phổ Hiền từ ngày thành đạo của Phật Di Đà là ngày 17 tháng 11 và kết thúc vào ngày thành đạo của Phật Thích Ca là ngày mùng 8 tháng 12 Thất Bồ đề phần
III. Kết luận Thúc liễm thân tâm
Lời tựa Tùy duyên  
Tổng luận Thanh tịnh hóa thân tâm
Pháp hội 1 : Tam Tụ Luật Nghi Nhứt thiết Chúng sanh Hỷ kiến Bồ Tát
Pháp hội 2: Vô Biên Trang Nghiêm Đà la ni Chánh kiến
Pháp hội 3 : Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ Tam quy và pháp niệm Phật
Pháp hội 5: Vô Lượng Thọ Như Lai Hài hòa để cùng tồn tại và phát triển
Pháp hội 6: Bất Động Như Lai Hạnh khiêm cung và bát kỉnh pháp
Pháp hội 7: Mặc Giáp Trang Nghiêm An lạc hạnh  
Pháp hội 8: Pháp Giới Thể Tánh Vô Sai Biệt Những kinh nghiệm giảng dạy
Pháp hội 9 : Đại Thừa Thập Pháp Kinh nghiệm giảng dạy Kinh Hoa Nghiêm
Pháp hội 10: Văn Thù Sư Lợi Phổ Môn Một số đề tài gợi ý cho những bài thuyết giảng của Tăng Ni sinh Khóa Giảng sư
Pháp hội 11: Xuất Hiện Quang Minh & Pháp hội 12 : Bồ Tát Tạng Nổ lực tự học để kế thừa và phát huy được tinh ba của Thầy, Tổ.
Pháp hội 14: Phật Thuyết Nhập Thai Tạng Một số phương hướng cho ngành Hoằng pháp
Pháp hội 15: Văn Thù Sư Lợi Thọ Ký Vài suy nghĩ về Hoằng pháp trong thời hiện đại
Pháp hội 16: Bồ Tát Kiến Thiệt Hoằng pháp trong thế kỷ 21
Pháp hội 17: Phú Lâu Na Nhà Hoằng pháp và giáo dục tiêu biểu trong thế kỷ XX
Pháp hội 18: Hộ Quốc Bồ Tát Hoằng pháp ở thế kỷ 21(thuyết giảng ngày 20 – 24 tháng 6 năm 2007)
Pháp hội 19: Úc Già Trưởng Giả Điểm chung nhứt của Phật giáo Nam truyền và Bắc truyền
Pháp hội 20: Vô Tận Phục Tạng Mô hình Hoằng pháp tại nước nhà trong thời đại ngày nay
Pháp hội 21: Thọ Ký Ảo Sư Bạt Đà La Tư cách của vị trụ trì
Pháp hội 23: Ma Ha Ca Diếp Vai trò của trụ trì trong giai đoạn hiện tại
Pháp hội 24: Ưu Ba Ly Ý nghĩa trụ trì
Pháp hội 25: Phát Thắng Chí Nguyện Trụ trì, người giữ chùa
Pháp hội 26: Thiện Tý Bồ Tát Kinh nghiệm làm trụ trì
Pháp hội 27 : Thiện Thuận Bồ Tát Tam pháp ấn
Pháp hội 28: Dũng Mãnh Thọ Trưởng Giả Nét đẹp của Phật giáo Nam Tông Khơ Me
Pháp hội 29: Ưu Đà Diên Vương Vai trò của trụ trì trong giai đoạn hiện đại
Pháp hội 30: Diệu Huệ Đồng Nữ Điều thiết yếu của người tu : Sức khỏe tốt, trí sáng suốt và trái tim nhân ái
Pháp hội 31: Hằng Hà Thượng Ưu Bà Di An trụ pháp tịch diệt
Pháp hội 32: Vô Úy Đức Bồ Tát Hoằng pháp và trụ trì
1. Lời tựa Đạo đức hành chánh
2. Khái niệm về kinh Duy Ma Ba điểm quan trọng đối với tân Tỳ kheo
3. Quán chúng sanh theo kinh Duy Ma Ý nghĩa thọ giới (Thuyết giảng tại chùa Phổ Quang)
4. Bất Nhị pháp môn trong kinh Duy Ma Ý nghĩa thọ giới (thuyết giảng tại chùa An Phước)
5. Ý nghĩa phẩm Phật Hương Tích trong kinh Duy Ma Phát huy sức mạnh của Tỳ kheo trẻ : Học, tu và làm việc
6. Quan niệm về đức Phật trong kinh Hoa Nghiêm Truyền trao giới pháp và lãnh thọ giới pháp đúng như pháp.
7. Ý nghĩa lễ Phật theo kinh Hoa Nghiêm Giới tánh Tỳ kheo
8. Ý nghĩa phương tiện theo kinh Pháp Hoa Lời tựa       
9. Ý nghĩa thí dụ ba xe và nhà lửa trong kinh Pháp Hoa Tiểu sử
10. Ý nghĩa hóa thành dụ trong kinh Pháp Hoa Giới tánh tỳ kheo  
11. Pháp sư của kinh Pháp Hoa Hoằng pháp và trụ trì  
12. Ý nghĩa Long Nữ dâng châu trong kinh Pháp Hoa An lành và tĩnh giác
13. An Lạc Hạnh theo kinh Pháp Hoa Nghĩ về sự thành đạo của Đức Phật
14. Bồ Tát Tùng Địa Dũng Xuất Mùa Xuân đọc kinh Hoa Nghiêm
15. Cảm niệm về Bồ Tát Phổ Hiền Sự lớn mạnh của Phật giáo song hành với thành phố phát triển 300 năm
Lời tựa Khai Thị 2009 Những quan niệm về Đức Phật
Xuân trong Phật đạo Thế giới tâm thức và thế giới hiện thực
Phước Lộc Thọ Pháp phương tiện
Hạnh xuất gia Tụng kinh, lạy Phật, sám hối và thiền quán
Vai trò người phụ nữ trong Phật giáo Đức hạnh của vị Tỳ kheo
Hạnh nguyện Quan Âm Hành trình tâm linh : nẻo về vĩnh hằng của người tu
Tàm Quý Ý nghĩa Phật Đản PL. 2542 - 1998
Họa phước vô môn Tiếp nối sự nghiệp của Đức Phật
An cư kiết hạ Nương nhờ đức từ của Tam bảo
Phật giáo và vấn đề tác hại của thuốc lá Ý nghĩa Kim Cang thừa trong Phật giáo
Phật giáo và bảo vệ môi trường Cảm nghĩ về Đức Phật A Di Đà
Phật giáo và thiếu nhi Ý nghĩa Vu Lan 1998
Nói không với ma túy Bồ Tát Đạo
Đạo đức ở tại gia Mùa An cư : sáu thời tịnh niệm
Mỉm cười trong đau khổ Tinh thần Phật giáo Đại thừa
Phật giáo và dân số Phật giáo hướng về tương lai
Kính lão đắc thọ Ý nghĩa lễ Vu Lan PL 2542 - 1998 (thuyết giảng tại trường hạ chùa Hội Khánh)
Hành trì giới luật Chơn thân – huyễn thân
Ý nghĩa Vu lan Tư cách của vị trụ trì  
Hạnh nguyện Địa Tạng Bồ tát Tâm từ bi của Đức Phật
Nối vòng tay lớn 9 tuần tu học đồng đăng Cửu Phẩm Liên Hoa
Niềm vui của tuổi già Những việc cần làm trong 3 tháng An Cư
Kiến thức và trí tuệ Những việc cần làm trong 3 tháng an cư Suy nghĩ về linh hồn trong Phật giáo
Tình người Hoằng pháp   
Hạnh nguyện Bồ tát hay Bồ tát đạo Tìm hiểu ngôn ngữ của Đức Phật
Tha lực và tự lực Mùa Xuân trên đất Bắc
Hạnh nguyện Dược Sư Lời tựa        
Ơn Thầy Ý nghĩa cầu an
Vượt qua mặc cảm Hạnh nguyện Phổ Hiền
Lời tựa Lược giải Kinh Hoa Nghiêm Bản chất Niết bàn
Nghề nghiệp chân chánh Niềm tin chân chánh
CHƯƠNG I – LỊCH SỬ KINH HOA NGHIÊM
        I - Khái niệm về lịch sử kinh Hoa Nghiêm
Hóa giải hận thù
    II - Lịch sử truyền thừa và phát triển kinh Hoa Nghiêm Phật giáo và hòa bình thế giới
  III - Nội dung kinh Hoa Nghiêm Quốc thái dân an
CHƯƠNG II - Ý NGHĨA ĐỀ KINH HOA NGHIÊM Giải tỏa oan ức
CHƯƠNG III – QUAN NIỆM VỀ ĐỨC PHẬT THEO KINH HOA NGHIÊM
       I - Quan niệm về Đức Phật trong thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy
Vững trước khen chê
   II - Quan niệm về Đức Phật theo Đại thừa Phật giáo Ý nghĩa sức mạnh hòa hợp
  III - Quan niệm về Đức Phật theo kinh Hoa Nghiêm Âm siêu dương thạnh
CHƯƠNG IV – BỒ TÁT ĐẠO
      I - Bồ tát Thập Tín
Thực tập nhẫn nhục
  II - Bồ tát Thập Trụ Thành công và thất bại
 III - Bồ tát Thập Hạnh Chiến thắng chính mình
IV - Bồ tát Thập Hồi hướng Thân cận người trí
 V - Bồ tát Thập Địa hay Thập Thánh Sống hạnh viễn ly
VI - Bồ tát Thập Định Ý nghĩa bờ bên kia
VII - Bồ tát Thập Thông Hương thơm đức hạnh
VIII - Bồ tát Thập Nhẫn Tòa án lương tâm
CHƯƠNG V – PHẨM NHẬP PHÁP GIỚI Củng cố niềm tin
   1- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Đức Vân Tỳ kheo Giá trị cuộc sống
   2- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Hải Vân Tỳ kheo Giáo dục con cái
   3- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Thiện Trụ Tỳ kheo Vượt qua tật bệnh
   4- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Di Già Đền ơn đáp nghĩa
   5- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với trưởng giả Giải Thoát Thân phận con người
   6- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Hải Tràng Tỳ kheo Sức mạnh của ý chí
   7- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Hưu Xã Ưu bà di Quan niệm về Tịnh Độ
   8- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Tiên nhân Tỳ Mục Cù Sa Cư trần lạc đạo
   9- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Thắng Nhiệt Bà la môn Làm mới cuộc sống
   10- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Từ Hạnh đồng nữ Lời tựa        
   11- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Thiện Kiến Tỳ kheo Ăn chay lợi cho sức khỏe và tâm linh
   12- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Tự Tại Chủ đồng tử Chuyển hóa sanh thân thành pháp thân
   13- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Cụ Túc Ưu bà di Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc tại Việt Nam
   14- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với cư sĩ Minh Trí Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông – vị Tổ sư người Việt Nam của Phật giáo Việt Nam
   15- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với trưởng giả Pháp Bửu Kế Mật tông tại Việt Nam
   16- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với trưởng giả Phổ Nhãn Niệm Phật, niệm pháp, niệm tăng
   17- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với vua Vô Yểm Túc Phật giáo đi vào cuộc sống
   18- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với vua Đại Quang Sự hồi sinh của Phật giáo Ấn Độ
   19- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Bất Động Ưu bà di Sức mạnh hòa hợp
   20- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Biến Hành ngoại đạo Tác động hỗ tương giữa thân và tâm
   21- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với trưởng giả Ưu Bát La Hoa Tận dụng phương tiện hiện đại trong việc hoằng pháp
   22- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với thuyền trưởng Bà Thi La Tứ chánh cần  
23.- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Vô Thượng Thắng hay Di Lặc Bồ Tát Tu thiền tại Việt Nam
24- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Tỳ kheo ni Sư Tử Tần Thân Vai trò của ni giới Việt Nam trong xã hội hiện đại
25- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với bà Tu Mật Đa nữ Ý nghĩa hóa thân Phật thuyết pháp
26- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với cư sĩ Tỳ Sắc Chi La Ý nghĩa kệ dâng y
28.- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Bồ Tát Chánh Thu Ý nghĩa tập trung phân thân
27.- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Bồ Tát Quán Tự Tại Ý nghĩa tịnh độ
29- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với thần Đại Thiên Cầu nguyện mùa vu lan
30- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Địa thần An Trụ Cư sĩ Phật giáo
31- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với chủ Dạ thần Bà San Bà Diễn Để Đạo đức Phật giáo trong tương lai
32- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Dạ thần Khai Phu Nhứt Thiết Thọ Hoa và Đại Nguyện Tinh Tấn Lực Cứu Nhứt Thiết Chúng Sanh Điểm chung nhứt của Phật giáo nam truyền và bắc truyền  
33- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Thọ thần Diệu Đức Viên Mãn Giới luật của người Phật tử tại gia
34- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Bồ tát Di Lặc Bồ đề quyến thuộc
35- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Văn Thù Sư Lợi Bồ tát Mối tương quan với thế giới siêu hình
36- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Phổ Hiền Bồ tát Chân tinh thần Phật giáo Bắc tông
CHƯƠNG VI – PHẨM NHẬP BẤT TƯ NGHÌ GIẢI THOÁT CẢNH GIỚI – PHỔ HIỀN HẠNH NGUYỆN Trồng căn lành và sám hối
16. Niết bàn theo kinh Pháp Hoa Lợi ích của an cư kiết hạ
17. Giáo dục của Phật Giáo Đại Thừa Tứ niệm xứ, tứ chánh cần
18. Những điều kiện tu Bồ Tát đạo Mùa xuân vĩnh hằng
19. Ngôi chùa tâm linh Kiến trúc Phật giáo
20. Hành trình về chân linh Kiến trúc Phật giáo  
21. Tu tâm Niềm tin của người phật tử Việt Nam
22. Canh tâm điền Sự an lạc trong gia đình
23. Đường về Yên Tử Báo đáp ơn nghĩa sinh thành
24. Nếp sống của một vị danh tăng Quan niệm về tịnh độ của kinh Di Đà
25. Ý nghĩa Phật Đản Pl.2538 (Tứ Nhiếp Pháp) Tam pháp ấn  
26. Ý nghĩa lễ đức Phật thành đạo Tinh thần từ bi hỷ xả, con đường tốt nhất đi đến hòa bình, phát triển và an lạc cho nhân loại
27. Phật giáo Việt Nam đang hướng về phía trước trên tinh thần vô ngã vị tha Từ bi và hòa bình trong Phật ngọc
28. Xuân hoan hỷ Tình yêu và giới tính theo tinh thần Pháp Hoa
29. Xuân trong cửa thiền Xây chùa, tô tượng, đúc chuông
30. Xuân của hành giả Pháp Hoa Xuân trong cửa đạo
Lời tựa lược giải kinh Pháp Hoa Bồ Tát Thích Quảng Đức, một bậc danh tăng siêu việt của thế kỷ 20
Lịch sử kinh Pháp Hoa Cái chết đối với người phật tử
Kinh đại thừa vô lượng nghĩa Giáo dục ở tự viện
Phẩm 1: Tựa Giới định tuệ
Phẩm 2: Phương tiện Khắc phục nghiệp, giữ chánh niệm, trụ chánh định
Phẩm 3: Thí dụ Khởi nghiệp mưu sinh theo Phật giáo
Phẩm 4: Tín giải Lễ Phật theo bổn môn Pháp Hoa
Phẩm 5: Dược thảo dụ Ngôi chùa tâm linh
Phẩm 6: Thọ ký Nhập không môn, vào vô lượng nghĩa định
Phẩm 7: Hóa thành dụ Nữ giới Phật giáo và sự kết nối toàn cầu
Phẩm 8,9: Ngũ bá đệ tử thọ ký, thọ học vô học nhơn ký Pháp phục của tăng ni Việt Nam
Phẩm 10: Pháp sư Phật giáo và môi trường sinh thái  
Phẩm 11: Hiện bảo tháp Phật giáo và phù đổng Thiên Vương
Phẩm 12: Đề Bà Đạt Đa Thâm nhập không môn
Phẩm 13: Trì Trụ định, hành trang tối thiểu của người tu
Phẩm 14: An lạc hạnh Trụ pháp vương gia, trì Như Lai tạng
Phẩm 15: Tùng Địa Dũng Xuất Tu vô lượng nghĩa kinh, sống trong vô lượng nghĩa định, thâm nhập hội Pháp Hoa.
Phẩm 16: Như Lai thọ lượng Vô lượng nghĩa kinh và vô lượng nghĩa xứ tam muội
Phẩm 17: Phân biệt công đức Xây dựng đạo đức của người tu
Phẩm 18: Tùy hỷ công đức Yếu nghĩa của phẩm pháp sư, kinh Pháp Hoa
Phẩm 19: Pháp sư công đức Hướng đi của Phật giáo Đông Nam Á trước ngưỡng cửa thế kỷ 21
Phẩm 20: Thường bất khinh Bồ Tát Những điều tâm đắc về hoằng pháp ( thuyết giảng tại Bình Định)
Phẩm 21: Như Lai thần lực Ý nghĩa Phật đản PL. 2550-2006
Phẩm 22: Đà La Ni Mỹ thuật Phật giáo
Phẩm 23: Dược Vương Bồ Tát bổn sự Vai trò của người phụ nữa trong kinh Hoa Nghiêm
Phẩm 24: Diệu Âm Bồ Tát Những tư tưởng hòa bình, hòa hợp của Phật Giáo Việt Nam
Phẩm 25: Phổ môn Đức Phật hằng hữu trong mỗi chúng ta
Phẩm 26: Diệu Trang nghiêm vương bổn sự Vai trò của Tăng già trong thời hiện đại
Phẩm 27: Phổ Hiền Bồ Tát khuyến phát Phật giáo trong nền toàn cầu hóa
Phẩm 28: Chúc lụy Giáo dục Phật giáo
Preface Một niệm tín giải trong kinh Pháp Hoa
Lời tựa lược giải kinh Duy Ma Ý nghĩa cùng tử và dược thảo dụ trong kinh Pháp Hoa
Tổng luận lược giải kinh Duy Ma Tịnh độ
Phẩm 1: Phật quốc Hóa thành dụ
Phẩm 2: Phương tiện   Phật giáo Nam tông vá Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Phẩm 3: Thanh văn Phật giáo trong lòng nhân dân miền Nam
Phẩm 4: Bồ Tát Vị trí của Pháp sư Huyền Trang trong Phật giáo
Phẩm 5: Văn Thù Sư Lợi thăm bệnh Xuân về trên cõi Tịnh
Phẩm 6: Bất tư nghì Vãng sanh cực lạc
Phẩm 7: Quán chúng sanh Cầu siêu bạt độ
Phẩm 8: Phật đạo Công đức của kinh Pháp Hoa
Phẩm 9: Nhập bất nhị pháp môn Nghệ thuật trong Phật giáo  
Phẩm 10: Phật Hương Tích Hoằng pháp ở thế kỷ 21
Phẩm 11: Bồ Tát đạo An cư dưỡng tánh - Thị phi phủi sạch
Phẩm 12: Kiến Phật A Súc Giữ giới và quán chiếu với tứ Thánh đế
Phẩm 13: Pháp cúng dường Gắn tâm với Đức Phật, với giáo pháp và Hiền thánh tăng
Phẩm 14: Chúc lụy Bốn pháp giải thoát
Lời tựa           Gạn sạch phiền não, nghiệp chướng, trần lao
Lịch sử Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Sám hối nghiệp chướng
Ý nghĩa Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa Pháp Hoa chân kinh
Ý nghĩa phẩm Tựa thứ I Ý nghĩa 12 đại nguyện của Đức Phật Dược Sư
Ý nghĩa phương tiện và chân thật Vũ trụ quan theo Phật giáo
Ý nghĩa Thí Dụ Sống an lạc, chết siêu thoát
Ý nghĩa phẩm Pháp Sư thứ 10 Phật lực, pháp lực và gia trì lực của chư Tăng
Ý nghĩa phẩm An Lạc Hạnh thứ 14 Quan niệm về đức Phật theo kinh Pháp Hoa  
Ý nghĩa phẩm Bồ Tát Tùng Địa Dũng Xuất thứ mười lăm Pháp Phật và an toàn giao thông
Ý nghĩa phẩm Như Lai Thọ Lượng thứ mười sáu Đức Phật của chúng ta
Ý nghĩa phẩm Phân Biệt Công Đức thứ 17, phẩm Pháp Sư công đức thứ 19 Đạo đức Phật giáo
Bồ Tát hạnh: Dược Vương Bồ Tát, Diệu Âm Bồ Tát, Quan Âm Bồ Tát, Diệu Trang Nghiêm Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát Bồ tát hạnh theo kinh Pháp Hoa
Lời tựa           Mùa xuân của hành giả phát tâm bồ đề
Pháp Hội 33 : Vô Cấu Thí Bồ Tát Ứng Biện Những điều tâm đắc về kinh Pháp Hoa
Pháp Hội 34 : Công Đức Bửu Hoa Phu Bồ Tát Ý nghĩa Phật Đản PL 2543 - 1999
Pháp Hội 35 : Thiện Đức Thiên Tử Kinh nghiệm hoằng pháp  
Pháp Hội 36 : Thiện Trụ Ý Thiên Tử Tìm hiểu xã hội học Phật giáo
Pháp Hội 37 : A Xà Thế Vương Tử Theo dấu người xưa
Pháp hội 38: Đại Thừa Phương Tiện Những điều cần làm trong mùa An cư
Pháp Hội 39 : Hiền Hộ Trưởng Giả Bốn bậc trưởng lão được kính trọng
Pháp Hội 40 : Tịnh Tín Đồng Nữ Trở về viên minh tánh
Pháp Hội 41 : Di Lặc Bồ Tát Vấn Bát Pháp Điều kiện để có kinh Pháp Hoa
Pháp Hội 42 : Di Lặc Bồ Tát Sở Vấn Vai trò của trụ trì trong giai đoạn hiện tại  
Pháp Hội 43 : Phổ Minh Bồ Tát Ý nghĩa an cư kiết hạ
Pháp Hội 44 : Bửu Lương Tụ Bồ tát quả môn
Pháp Hội 45 : Vô Tận Huệ Bồ Tát Mùa an cư - tiến tu tam vô lậu học
Pháp Hội 46 : Văn Thù Thuyết Bát Nhã Công việc của Tỳ kheo chân chánh
Pháp Hội 47 : Bửu Kế Bồ Tát Hành trang của người xuất gia: đức hạnh và trí tuệ
Pháp Hội 48 : Thắng Man Phu Nhân Bất biến, tùy duyên
Pháp Hội 49 : Quảng Bác Tiên Nhân Bàn về nghi lễ
Pháp Hội 50 : Nhập Phật Cảnh Giới Trí Quang Minh Trang Nghiêm Tu hành đúng như pháp là tối thượng cúng dường
Pháp Hội 52 : Bửu Nữ Chọn pháp tu an lạc
Pháp Hội 53 : Bất Thuấn Bồ Tát Phát huy chân linh
Pháp Hội 54 : Hải Huệ Bồ Tát Nghĩ về Phật giáo Nhật Bản
Pháp Hội 55 : Hư Không Tạng Bồ Tát Ý nghĩa phẩm Tín giải trong kinh Pháp Hoa
Pháp Hội 56 : Vô Ngôn Bồ Tát Bồ đề tâm  
Pháp Hội 57 : Bất Khả Thuyết Bồ Tát Đức Phật trong nền văn minh Ấn Độ
Pháp Hội 58 : Bửu Tràng Bồ Tát Một chuyến đi về miền đất Phật
Pháp Hội 59 : Hư Không Mục Giác Ngộ với thiên niên kỷ 3
Pháp Hội 60 : Nhựt Mật Bồ Tát Suy nghĩ về số mệnh trong Phật giáo
Pháp Hội 61 : Vô Tận Ý Bồ Tát Thiền trong đời thường
Lời tựa  Hướng về Thánh tích của Phật giáo
Tiểu sử   Lời tựa           
Thọ giới, tu hành, nỗ lực thâm nhập dòng thác trí tuệ Tam vô lậu học  
Thỏa hiệp với thân, với bạn đồng tu và xã hội Quý nhứt trên đời
Thức ăn tinh thần của người tu Những việc làm trong mùa mưa của chư Tăng  
Thực tu, cảm hóa được chư thiên và quần chúng Sinh hoạt trong mùa An cư  
Trau dồi giới đức, siêng tu tam vô lậu học Suy nghĩ về ý mã tâm viên  
Lời tựa    An lạc hạnh   
Ý nghĩa Phật Đản PL. 2539 -1995 Tam vô lậu học: Giới, Định, Tuệ  
Tam vô lậu học An cư kiết hạ   
Quý nhất trên đời Cơm Hương Tích  
Những việc làm trong mùa mưa của chư Tăng Bồ tát đạo   
Ý nghĩa Vu lan PL. 2539 - 1995 Mùa An cư sáu thời tịnh niệm  
Nhìn về thế kỷ 21 Tinh thần Phật giáo Đại thừa  
Xuân Pháp Hoa Nhân duyên - căn lành  
Hướng về tương lai Chơn thân - huyễn thân  
Ý nghĩa Niết bàn Chín tuần tu học, đồng đăng cửu phẩm Liên hoa  
Internet, những nỗi lo mới Những việc cần làm trong ba tháng An cư  
Ý nghĩa Phật Đản PL. 2540 -1996 Hành trang của người xuất gia: căn lành và Phật hộ niệm  
Cảm nghĩ về hoài bão của Đức Phật Tiếp nối sự nghiệp của Đức Phật  
Phật giáo và thực tiễn cuộc sống Trở về viên minh tánh  
Sinh hoạt trong mùa An cư Theo dấu người xưa  
Suy nghĩ về ý mã tâm viên Những điều cần làm trong mùa An cư  
Suy nghĩ về hoằng pháp Tu tâm  
An lạc hạnh Bốn bậc trưởng lão được kính trọng  
Tam vô lậu học : Giới-Định-Tuệ Bồ tát quả môn   
An cư kiết hạ   Hành trang của người xuất gia: đức hạnh và trí tuệ  
Cơm Hương Tích Mùa An cư - tiến tu Tam vô lậu học  
Ý nghĩa lễ Vu lan Bất biến, tùy duyên  
Ý nghĩa lễ Vu lan PL. 2540 - 1996 Công việc của Tỳ kheo chân chánh  
Ơn nghĩa đồng bào Phát huy chân linh  
Hướng về những người con tương lai của đất nước Bàn về nghi lễ  
Hãy đến với Chương trình "Hiểu và Thương" Sáu pháp hòa kỉnh trong mùa An cư  
Lòng từ của Bồ tát Quan Âm Đại thừa Phật giáo  
Bồ đề tâm Tu trên ngũ uẩn thân  
Suy tư của người Phật tử về những vấn đề lớn Trụ pháp và lực gia bị của Phổ Hiền  
Đầu tư - vấn đề nan giải Phát huy sức mạnh của Tỳ kheo trẻ: học, tu và làm việc  
Những điều tâm đắc trên đường về Thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức, siêng tu Tam vô lậu học  
Lấy từ bi xóa hận thù Hài hòa, con đường an lành  
Thuận lợi và nguy cơ Nếp sống của người tu  
Lá thư Tổng Biên tập Con đường giải thoát  
Lá thư Xuân (trích Nguyệt san GN số 10) Kinh Đại Bảo Tích pháp hội 59: Hư không mục  
Ý Xuân Ý nghĩa sám Pháp Hoa  
Lá thư Xuân (trích Báo GN số 41) Phật giáo Nam tông  
Những suy nghĩ về Hội nghị kỳ 5 khóa III Trung ương Giáo hội Đạo lực
Năm mới với niềm hy vọng mới Năm đặc điểm của người tu
Trách nhiệm và chức vụ Ý nghĩa Tam vô lậu học
Thành quả của Đại hội Phật giáo TP. HCM kỳ V Pháp tu trong ba tháng An cư
Sự đi lên của Phật giáo miền Trung Hướng đi giải thoát
Hướng phát triển tốt đẹp trong mùa An cư Hạnh an lạc
Hướng về ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7 Tỉnh giác là chơn giác
Lễ Vu lan - ngày đền ơn đáp nghĩa của Đông phương Ý nghĩa xuất gia  
Thương tiếc danh tăng An cư và hạnh đầu đà
Ý nghĩa lễ Vu lan PL. 2541 - 1997 Cảm niệm Phật A Di Đà
Mừng 52 năm, một chặng đường phát triển của đạo pháp Cùng giúp nhau hoàn thiện tư cách người xuất gia
Vấn đề trẻ hóa lãnh đạo Hành đạo tùy duyên
Phật giáo Việt Nam, một tương lai tươi sáng Nhu đạo và Tịnh độ
Kết quả Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ IV Những kinh nghiệm tu hành
Tham luận của Thành hội PG TP. HCM tại Đại hội MTTQ TP lần thứ VI (1994) Sự hộ niệm của Phật, Bồ tát, Thiên Long Bát Bộ
Tham luận của Thành hội PG TP. HCM tại Đại hội MTTQ TP lần thứ VII (1999) Thể nghiệm pháp Phật
Cảm niệm cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa Tịnh độ   
Cảm niệm ân sư Trụ pháp Vô sanh
Đức Pháp chủ là biểu tượng đoàn kết các hệ phái Phật giáo Tu hành là chuyển hóa hữu lậu ngũ uẩn thành vô lậu ngũ uẩn
Cảm niệm Hòa thượng Thích Trí Thủ Vai trò của nữ tu Phật giáo trong thời Bắc thuộc
Cảm niệm về Hòa thượng Thích Thiện Hào Y báo và chánh báo
Duyên kỳ ngộ Ý nghĩa Tịnh độ   
Hồi tưởng về đức hạnh của Hòa thượng Thích Tâm Thông Tất cả pháp môn tu đều là Phật pháp
Sáng niềm tin Ngộ tánh khởi tu
Một hình ảnh khó quên trong cuộc đời hoằng pháp của tôi Theo dấu chân Phật   
Cảm niệm ân sư (Kỷ niệm lễ chung thất Hòa thượng Thích Trí Đức) Thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức
Những kỷ niệm với Hòa thượng Thích Thiện Châu Những khởi sắc của Phật giáo tỉnh Lâm Đồng
Nghĩ về Hòa thượng Thích Thanh Kiểm Trau dồi giới đức, phát triển tuệ lực
Tưởng niệm Ni trưởng Huê Lâm Tu đúng pháp
Ni sư Huỳnh Liên Tâm đức và tuệ đức
Nghĩ về Ni trưởng Như Hòa nhân ngày Tiểu tường An cư là tịnh hóa thân tâm
Lời nói đầu   An trú bây giờ và ở đây
Hoằng pháp Tăng trưởng đạo lực
Những điều tâm đắc về hoằng pháp Đi theo dấu chân Phật và các bậc tiền nhân
Kinh nghiệm hoằng pháp Tâm là Diệu pháp, thân là Liên hoa
Hoằng pháp theo nhân duyên Tu là chuyển nghiệp
Ý nghĩa thuyết pháp Thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức, siêng tu Tam vô lậu học.
Giáo dục và hoằng pháp Nương lực Phổ Hiền Bồ tát để tiến tu
Lời tựa      Sống vô ngã vị tha
Ý nghĩa kinh hành niệm Phật Trí tuệ và đạo đức là sức mạnh của người tu
Ý nghĩa tĩnh tâm Tinh thần tùy duyên và bất biến
Lục hòa Làm cho đất nước cũng là làm cho Phật giáo
Sáu pháp ba la mật Bình thường tâm thị đạo và ngôi chùa tâm linh
Tịnh độ theo kinh Duy Ma Học hiểu giáo lý đúng đắn và ứng dụng có hiệu quả vào cuộc sống tu hành
Tam minh Phát huy đạo đức và trí tuệ làm đẹp cho đạo tốt cho đời
Hồi hướng theo kinh hoa nghiêm Ngủ trong tỉnh thức
Xử thế của đạo Phật Sự gắn bó giữa Tăng Ni và Phật tử là điều cần thiết
Tam bảo Nhận ra con người thực của mình để tiến tu
Nhập thế của đạo Phật Thầy hiền, bạn tốt là yếu tố quyết định mọi thành công
Tứ hoằng thệ nguyện Ý nghĩa hồng danh sám hối
Xuân Di Lặc Đoạn phiền não - tâm bình an  
Báo hiếu theo kinh vu lan Giàu đạo đức, giàu tuệ giác  
Phật giáo và pháp luật Giới đức Pháp thân  
Khái niệm về giới luật của người phật tử tại gia An trụ tịch diệt tướng  
Ý nghĩa xuất gia Lắng tâm, tịnh niệm  
Ngọn đuốc xuân Nghĩ đến việc tốt, làm việc tốt, tâm thanh tịnh  
Ngũ uẩn Ngũ ấm ma trong chúng ta  
Hòa thượng Thích Quảng Đức, một con người bất tử Phát huy đạo lực  
Mông sơn thí thực Sống trong tỉnh giác  
Tính cách pháp lý của giáo hội Tấm gương sáng của Tổ Huệ Đăng  
Những thành quả của giáo hội Phật giáo Việt Nam Thể nghiệm tinh ba của Phật pháp  
Ý nghĩa đại trai đàn Thỏa hiệp với thân, với bạn đồng tu và xã hội  
Ý nghĩa phương tiện trong kinh Pháp Hoa Thức ăn tinh thần của người tu  
Lắng tâm, tịnh niệm Thực tu, cảm hóa được chư Thiên và quần chúng  
Nghĩ đến việc tốt, làm việc tốt, tâm thanh tịnh. Trang bị tâm Quan Âm, hạnh Quan Âm sẽ nhận được lực gia bị của Quan Âm  
Ngũ ấm ma trong chúng ta Trau dồi giới đức, siêng tu Tam vô lậu học  
Phát huy đạo lực Tu bồi cội phúc  
Phước đức và trí tuệ Tùy duyên      
Tấm gương sáng của tổ Huệ Đăng Công đức của mắt và tai theo kinh Pháp Hoa  
Tâm tạo ra tất cả Ý nghĩa Nhà lửa tam giới trong kinh Pháp Hoa  
Tu bồi cội phúc Ý nghĩa phương tiện trong kinh Pháp Hoa  
Tùy duyên  

 

Pháp hội 18: Hộ Quốc Bồ Tát

Mở đầu pháp hội, Bồ tát Hỷ Vương tán thán Đức Phật. Tên của Bồ tát có nghĩa là người đạt được nguồn vui lớn. Hỷ Vương có danh xưng này vì Bồ tát sống gần Phật, học với Phật, nghe được pháp vô ngôn, thấy được sự hiểu biết của Phật thật cao tột, cùng với tâm hồn và việc làm thánh thiện của Phật tuyệt vời vô cùng. Thấy Phật như vậy khiến ông hếtlòng kính trọng, tin tưởng Phật và nhận được niềm vui kỳ diệu, không gì có thể so sánh, đánh đổi được. Không có cái thấy hay độ cảm tâm như vậy, không tu được. Vì thấy theo bình thường, Phật cũng như mọi người, chúng ta sẽ không dám dấn thân hành đạo, không dám hy sinh.

Khi Bồ tát Hỷ Vương tán thán Phật xong, thì Hộ Quốc Bồ tát xuất hiện, hướng dẫn một số Tỳ kheo vừa mãn an cư kiết hạ về thành Vương Xá, đến Kỳ Xà Quật đảnh lễ Đức Phật. Điểm này gợi cho chúng ta suy nghĩ rằng trước khi an cư, chúng ta nhìn theo nghiệp, thấy cuộc đời ảm đạm và hoàn cảnh khó khăn bao vây. Nhưng nay trải qua quá trình tu ba tháng an cư, tầm nhìn của chúng ta phải thay đổi. Nghiệp đã lắng xuống và huệ phát sanh, nên phải thấy khác.

Hộ Quốc Bồ tát đưa một số tân Tỳ kheo ra mắt Phật, để xem họ nhận thức về Đức Phật có giống như ông hay không. Ý này cũng gợi cho chúng ta suy nghĩ trên bước đường tu, người đồng sự, đồng tu với chúng ta có ý thức, ý nguyện và việc làm giống như ta hay không. Nếu họ có cái nhìn về Phật giống ta và họ cũng tha thiết thể hiện tinh thần Phật dạy trong cuộc sống giống như ta, thì biết đó là bạn đồng hạnh, đồng nguyện. Ta có thể kết làm quyến thuộc, tu chung với họ.

Riêng tôi, bạn thật nhiều, nhưng dường như tìm được người đồng hạnh, đồng nguyện là điều không dễ. Có người cùng ý niệm với ta đã khó và khi tiếp Tăng độ chúng, tìm được người cùng chí hướng, cùng việc làm như ta càng khó hơn nữa. Tôi thường thử dẫn họ đi lễ Phật, để xem niềm tin của họ như thế nào, có giống như mình hay không. Cùng là tượng gỗ, nhưng mỗi người nhìn thấy khác nhau. Có người chỉ thấy Phật gỗ hoặc thấy tượng đẹp hay xấu, hoặc lạy Phật lấy lệ, theo hình thức thôi. Người có nhân duyên căn lành thì thấy khác; thậm chí không có tượng Phật, chỉ thấy áng mây bay, dòng nước lặng lẽ, hay dãy núi hùng vĩ mà nghĩ đó là Phật, Bồ tát. Thấy bằng niềm tin thì như vậy.

Hộ Quốc Bồ tát thấy sức sống của đạo pháp thật đẹp biết bao, thấy Đức Phật cao quý nhất. Ngài không biết đệ tử của mình có thấy giống như vậy không, hay là họ coi Phật như một ông già ốm yếu.

Từ tầm nhìn về Phật cao sang tột đỉnh, Hộ Quốc Bồ tát mới hỏi Phật làm sao các Bồ tát tiến đến Vô thượng Bồ đề. Nói cách khác, thấy cái được của Phật mới muốn được như Ngài, là thấy đạo mới tu được.

Câu hỏi đơn giản này khiến tôi suy nghĩ cái được của Phật và cái không được của mình. Tôi nhớ Hòa thượng Minh Châu nói rằng Hòa thượng sung sướng được làm đệ tử của Phật, được sống trong giáo pháp của Phật, hiểu Phật và vui với hương vị giải thoát của Phật pháp. Đó là cái đẹp nhất của cuộc đời người tu theo Phật. Người không theo Phật làm sao có được niềm vui kỳ diệu ấy. Họ có tiền bạc, đền đài, cung điện hơn chúng ta nhiều. So về danh lợi vật chất thì chúng ta thua xa họ, nhưng họ không bao giờ có được cuộc sống giải thoát như đệ tử của Phật.

Pháp Phật dạy hoàn toàn khác với thế gian. Vì vậy, tâm niệm thế gian không thể so với tâm niệm của người tu hành theo Phật. Người thế gian cầu lợi dưỡng, người tu thì cầu giải thoát. Chúng ta tự kiểm lại xem mình có thực sự cầu giải thoát hay không. Đi đúng hướng Phật dạy, mới khả dĩ thấy Phật và được giải thoát.

Đức Phật từ bỏ quyền uy, giàu sang tột đỉnh để đi tìm chân lý. Theo Bà la môn giáo, việc làm này của Phật là sai lầm. Đối với kiến giải Đại thừa, khi tia sáng trí tuệ lóe lên, thì chúng ta thấy đúng. Nhưng vô minh nổi dậy, chúng ta cũng thấy sai.

Thấy sai lầm rằng Đức Phật từ bỏ tất cả quyền lợi, nên Ngài mất tất cả. Hiểu sai lệch theo nghĩa tiêu cực, Tỳ kheo phải từ bỏ tất cả, để trở thành kẻ ăn hại và bỏ mặc cho kẻ xấu nắm giữ quyền hành, thao túng mọi mặt, rồi tiêu diệt luôn cả Phật giáo. Đó là thực trạng sai lầm khiến cho Phật giáo Ấn Độ đã từng bị biệt tăm hàng chục thế kỷ.

Thuở nhỏ tôi tu hành cũng rơi vào tình trạng sai lầm, thích tu khổ hạnh đến mức sức khỏe suy kiệt. Nếu không thức tỉnh kịp thời, thì đã không thể tiến tu đến ngày nay. Chính ta thực hành sai, không phải giáo pháp của Phật sai. Nếu ta chọn con đường tu mà dẫn đến kết quả tự hủy diệt bản thân mình và tiêu diệt đạo, thì rõ ràng hoàn toàn khác với lộ trình của Phật trải qua dẫn Ngài đến quả vị Toàn giác.

Đức Phật đưa ra mẫu người tu tiêu biểu là Hộ Quốc. Đó là Tỳ kheo Bồ tát, không phải tại gia Bồ tát. Nếu người xuất gia tự thủ tiêu khả năng của bản thân, làm tác hại cho sự trường tồn của đạo pháp là điều sai lầm. Nhưng nếu Sa môn vào đời cũng làm những việc y hệt người đời thì cũng sai. Luật Phật cấm người xuất gia không được làm quan, không được kinh doanh hay làm ruộng …, chỉ làm khất sĩ, tức xin ăn.

Mới tu, chúng ta phải như vậy, không thể khác. Tuy nhiên, không phải suốt đời xin ăn; mà cần nỗ lực phát huy đạo đức và tri thức để đạt được quả vị Ưng cúng, xứng đáng cho mọi người cung kính cúng dường. Tôi sang Campuchia thấy một Tỳ kheo ở chùa, không khất thực. Mỗi sáng, Phật tử mang đến cúng dường các sư nhiều đến mức độ không dùng hết, chỉ lấy tay chạm lên thức ăn để chứng minh và cầu phúc cho đàn na tín thí. Sau đó, họ gom thức ăn lại, để bố thí cho người nghèo.

Chúng ta thấy rõ đây là mẫu Tỳ kheo Bồ tát, khác với sự suy nghĩ bình thường của chúng ta là Tỳ kheo phải đi khất thực để sống, thì làm sao có của mà bố thí. Thật vậy, các vị Tỳ kheo này không làm nông, công, thương hay các ngành nghề của thế tục, không có thu nhập. Nhưng họ đạt được quả vị Ưng cúng, khiến cho người thương kính phát tâm cúng dường. Họ có dư thừa, không dùng, mang bố thí. Đó là chánh hạnh của Bồ tát, thể hiện ý nghĩa người tu bỏ tất cả, nhưng được tất cả; hay bỏ cái tầm thường nhỏ nhặt, được cái cao quý rộng lớn. Bỏ cung điện, quyền uy, xuất gia để được như Phật, thì chúng ta nên bỏ. Còn bỏ để trở thành ăn xin, phiền não thì đừng bỏ. Hoặc bỏ để Phật giáo bị tiêu diệt, chắc chắn không nên.

Vì vậy, người tu phải có trí tuệ, biết rõ Đức Phật từ bỏ quyền lợi thế gian để được Vô thượng Đẳng giác, làm Thầy của trời người. Các vị Thánh Tăng, mỗi vị từ bỏ sự nghiệp khác nhau để trở thành La hán, hay Tổ sư, hay đắc được pháp phần nào đó.

Tóm lại, quá trình tu của Tỳ kheo đạt cho được quả vị Ưng cúng mới có thể bố thí, được cúng dường đầy đủ. Hộ Quốc Bồ tát hỏi để các tân học Tỳ kheo hiểu tại sao Đức Phật ở yên một chỗ mà hàng ngoại đạo, trí thức, vua chúa, thường dân tụ tập lại dâng cúng Ngài và hết lòng kính trọng, quy mạng.

Câu hỏi của Hộ Quốc Bồ tát làm sao đạt đến Vô thượng Bồ đề, hay đó cũng chính là mối ưu tư lớn nhất của hàng tu sĩ. Xưa kia, Đức Phật không chống đối ngoại đạo, nhưng hàng phục được họ. Nối tiếp mạng mạch của Phật pháp, những Thiền sư làm được việc giống Phật. Điển hình như Vạn Hạnh thành công trong việc hộ quốc an dân, vua phải kính nể và Ngài cũng nhiếp hóa được Khổng giáo, Lão giáo thành Tam giáo đồng nguyên. Trái lại, có lúc Phật giáo bị suy đồi vì người tu chấp pháp, đặt mình vào tình trạng đối kháng với ngoại đạo, đối kháng với vua chúa. Vì thế, bị họ tiêu diệt; hoặc tự đẩy mình ra ngoài lề xã hội, nên bị coi là ăn bám; hoặc chống lại phong tục tập quán, luật pháp ở nơi đó, trái với yêu cầu của mọi người. Thử hỏi làm sao mà tồn tại nổi.

Vì vậy, Phật giáo đặt ra tiêu chuẩn hành đạo là phải thích nghi với thời gian, quốc độ và tập tục của dân địa phương. Chúng ta còn nhớ vào thời kỳ Phật giáo du nhập vào Việt Nam, đất nước ta đã có tín ngưỡng thờ cúng năm bà. Xây dựng hài hòa với tinh thần này, chúng ta có chùa Pháp Điện, Pháp Vân, Pháp Lôi, Pháp Vũ. Dần dần, các nhà sư chuyển đổi năm bà có quyền hành trở thành người hộ pháp, được thờ phượng ở miếu ngũ hành trong sân chùa và chánh điện rộng lớn để thờ Phật được kính ngưỡng hơn. Nếu quá khích, chúng ta bài bác họ, đụng chạm đến tín ngưỡng của địa phương, thì ta cũng khó ở yên.

Theo kinh Nguyên thủy, nhắm đến việc độ sanh của Đức Phật. Và chuyển sang kinh Tiểu thừa, nhắc đến việc độ sanh và độ người. Đến kinh Đại thừa, kết hợp hài hòa với phong tục tập quán, đưa chư thiên, chư thần vào và hướng dẫn họ lên tư cách của Bồ tát. Có thể thấy đó là tổng quan của đạo Phật để tồn tại song hành với cuộc đời.

Nếu chúng ta tự cô lập để bị nhiều thành phần chống đối, thì tồn tại sao được. Đưa chư thần hay chư thiên vào, nghĩa là đưa tín ngưỡng nhân gian vào. Chú Đại Bi phần lớn có tên của các vị thần Ấn Độ giáo. Đưa họ vào Phật giáo và nâng họ lên thành Bồ tát có khả năng dung hóa được tất cả.

Từ một Tỳ kheo Tiểu thừa một mình đơn độc, nâng lên trở thành Tỳ kheo Bồ tát có tâm hồn phóng khoáng, dung nhiếp mọi người quy phục, kính ngưỡng. Đó chính là ý của Bồ tát Hộ Quốc hỏi Phật phương cách để đi đến quả Vô thượng Bồ đề.

Đức Phật dạy rất nhiều, nhưng có thể tóm lại rằng một vị Tỳ kheo ngoài việc phải giữ gìn phẩm hạnh của tu sĩ, còn phải phát tâm Bồ đề, hành Bồ tát đạo. Nghĩa là thực hiện việc làm bao dung được quần chúng, lợi lạc chođời.

Có thể nói việc làm của Bồ tát xuất gia khác với Bồ tát tại gia. Điển hình như vị Tỳ kheo không có của cải, nhưng vẫn hành bố thí được, nếu có đức hạnh và uy tín. Sử dụng tiếng nói đạo đức ấy để tác động cho người hằng tâm hằng sản cúng dường, bố thí, thành tựu được nhiều Phật sự lớn lao. Vì vậy, người đời thường nói "Của vua thua của Phật”. Câu nói ấy cho thấy ý nghĩa rằng Đức Phật có một kho tàng lớn lao vô cùng. Làm sao chúng ta sử dụng được để cứu giúp chúng sanh. Và kho tàng mà Phật để lại cho chúng ta là gì.

Có người nghĩ Đức Phật để lại tam tạng thánh điển và chúng ta chỉ việc đem ra đọc, học, truyền bá là đủ. Thiết nghĩ chúng ta đọc tụng văn tự kinh là tất yếu. Nhưng điều đó không có nghĩa là lặp lại y như kinh. Vì phần quan trọng là phải nắm bắt được yếu nghĩa tiềm ẩn trong kinh; nói cách khác sử dụng cho được vô tự chơn kinh mà Đức Phật để lại. Đó mới chính là kho tàng vô giá của Phật, vô tận tạng, hay công đức của Phật. Người nào sử dụng được kho tàng này, chắc chắn giàu mạnh hơn vua. Thực tế có những vị Tỳ kheo sống đơn giản, không thấy họ có tài sản gì, nhưng khi người cần đến sự giúp đỡ của họ thì bao nhiêu cũng đáp ứng được.

Có vô tận tạng là có công đức. Người tu mà không thấy công đức, không tạo được công đức và không sử dụng được công đức, thì nghèo đói, khổ sở. Chúng ta tu học, tất yếu nhắm vô ý này. Công đức của Phật, của các vị Tổ sư như thế nào, chúng ta nhận biết và khai thác được, thì trở thành giàu có. Ngoại đạo và vua chúa không thể có tài sản này. Chỉ hàng đệ tử Phật tu đúng chánh pháp mới có; nhưng nếu không khai thác được, sẽ trở thành cùng khổ. Kinh Pháp Hoa diễn tả ý này bằng hình ảnh gả cùng tử ôm ngọc quý đi làm thuê mướn. Chúng ta không thể nào biện minh cho việc con của đấng Pháp vương mà lại nghèo khổ, ăn hại.

Tỳ kheo Bồ tát có nhiều điểm ưu việt hơn hẳn hàng Bồ tát tại gia. Thật vậy, Tỳ kheo Bồ tát về hình thức giống với Đức Phật, được Phật xếp vào hàng trưởng tử của Ngài. Họ có đủ tư cách và khả năng thay Phật cứu độ chúng sanh, giữ gìn mạch sống của đạo pháp.

Ngày nay, bước theo dấu chân Phật, cần lưu ý rằng về hình thức và danh nghĩa, chúng ta đã giống Phật. Nhưng nếu chúng ta không phát huy được sự diệu dụng của tâm linh giống như Phật, thì cũng không thể nào đại diện cho Phật. Phải nỗ lực thăng hoa năng lực vô cùng của tâm linh, càng giống Phật càng tốt. Vì sử dụng được sự hoạt dụng của chơn tâm mới tạo được đời sống vĩnh hằng trong Pháp giới, mới cứu độ được muôn loài không chướngngại.

Theo Phật dạy, trước tiên, phải xây dựng được bốn pháp thanh tịnh của Tỳ kheo. Có thể khẳng định, mở đầu cho sự tu học Bồ tát đạo, cần ý thức rõ rằng chúng ta phải làm rất nhiều việc, nhưng vẫn phải giữ được tâm thanh tịnh. Làm mà đánh mất tâm thanh tịnh, thì phẩm chất của Tỳ kheo không còn và phạm tội phá pháp. Vì vậy, Thầy tu không được nóng giận, bực tức, thô bạo trong hành động, lời nói, việc làm và cả trong ý nghĩ.

Trước nhất, chúng ta cần thực hiện bốn điều Phật dạy để tạo được tư chất của một Tỳ kheo thanh tịnh, sau đó mới làm các việc khác. Trở thành Tỳ kheo thanh tịnh thực sự, vào đời làm đạo mới không bị nhiễm ô và không bị đọa. Vì thế, Đức Phật dạy phải đắc quả vị A la hán rồi mới phát tâm Bồ đề, hành Bồ tát đạo. Chưa được như vậy mà hành đạo, thì phải có Phật hay Bồ tát lớn để chúng ta nương theo tu, làm quyến thuộc của các Ngài.

Điều thứ nhất là Tỳ kheo phải chân thật với mình và người. Sống thiếu thành thật chưa phải là tu sĩ tốt. Ta không lừa dối mình, trong lòng thế nào thì thể hiện ra bên ngoài như vậy. Ta không giấu giếm điều gì và sống thật với người, từng bước khắc phục nhược điểm của ta; cho đến trải lòng thực sự tốt, người không phê phán được. Theo tôi, không thành thật, không thể tu gì khác được. Nếu ta còn giấu một việc xấu mà người phát hiện ra, thì chúng ta cũng mất hết. Sống chân thật, chẳng bao giờ chúng ta lo sợ bị bươi móc. Trong kinh thường diễn tả là người chân chánh an nhiên giữa tiếng thị phi, hay dân gian thường nói vàng thật không sợ lửa.

Ta là người mới phát tâm, còn nhiều ác nghiệp, hay mới đắc Tu đà hoàn, hay đắc A la hán … ; ta thế nào thì sống như vậy. Đừng sống khác, đừng thấp mà muốn làm cao, dởmuốn làm giỏi. Sống chân thật, bình thường, giúp cho chúng ta cảm thấy khỏe khoắn, thoải mái. Làm khác hơn thực tế của chúng ta sẽ khiến cho tâm không yên được. Thực tế cho thấy có người lúc sinh hoạt bình thường, họ không dám nói, không để lộ điều gì. Đến khi ngủ, họ không còn kiểm soát được nữa, nên thường la lên những gì mà họ ấm ức trong lòng đã bị đè nén. Chúng ta biết người ấy sống không thật.

Đức Phật khuyên chúng ta nên sống chân thật, ban đầu tuy có khổ cực, nhưng về sau được an lành; từng bước tiến tu của chúng ta cũng được vững vàng. Trái lại, người không chân thật giống như xây lâu đài trên cát,càng đi xa càng khổ, không lên được. Tôi đã thấy rõ các bạn đồng hành như vậy, nên cảm nhận sâu sắc lời Phật khuyên hoàn toàn đúng.

Điều thứ hai, Phật dạy người tu phải giữ tâm bình đẳng, không được phân biệt đối xử. Thực tế, tôi thường nghe nhiều người than phiền, vì gặp Trụ trì có thái độ ân cần với người giàu có và xua đuổi người nghèo khổ. Trọng người giàu là ta còn kẹt quyền lợi, vì họ cúng cho ta nhiều. Và khinh dễ người nghèo vì họ chẳng đáp ứng tham vọng của ta. Như vậy, không phải người tu chân chánh. Mất quyền lợi, ta đau; được quyền lợi, ta ham; nghĩa là còn sống với tham, sân, phiền não, rất hại cho đạo.

Đối với người phát tâm Đại thừa, Phật khuyên nên thấy Phật Vô Nan Thắng và bà già ăn mày ở thành Tỳ Da Ly không khác. Dưới mắt Tỳ kheo thanh tịnh cũng vậy, cả hai người, bà già ăn mày và Phật Vô Nan Thắng đều bình đẳng. Đạt được pháp nhãn ấy, chúng ta vượt ngoài lợi dưỡng, mới thực hiện được ý nghĩa xuất gia, hiện được tướng giải thoát, tâm không còn khởi tưởng đến quyền lợi nào. Thiết nghĩ trên bước đường tu, càng sớm từ bỏ quyền lợi càng tốt, để trở thành Tỳ kheo thanh tịnh.

Điều thứ ba, Tỳ kheo nên an trụ pháp Không hay Không, vô tác, vô nguyện. Theo tôi, pháp Không chính là không ham muốn. Nếu để cho tâm ham muốn bất cứ thứ nào lôi kéo, chúng ta dễ hư. Thấy người có tiền đi hành hương, có chùa, có bổn đạo, chúng ta đừng ham.

Tuy nói pháp Không, nhưng thực sự chúng ta chưa thấy được sự diệu dụng của nó. Cần thể nghiệm bằng tất cả cuộc sống, an trụ trong vô vi pháp mới có thể hiểu thâm ý của "Bản lai vô nhất vật” mà Tổ Huệ Năng dạy. Hoặc nhận ra được ý nghĩa của "Không” là kho vô tận, dùng không hết; không phải "Không” rồi không có gì. Tổ sư chùa Dư Hàng diễn tả ý này là "Vô nhất vật trung, vô tận tạng. Hữu hoa, hữu nguyệt, hữu lầu đài”. Câu này gợi cho chúng ta hình dung ra Đức Phật, hay Hỷ Vương Bồ tát thấy Phật an trụ "Vô nhất vật”, nhưng Phật có tất cảnhững gì cao quý mà người thế gian không có được.

Kinh Thủ Lăng Nghiêm dạy "Không sanh đại giác trung”. Nghĩa là "Không” mà Đức Phật chứng ở Bồ đề đạo tràng là năng lực giáo hóa của Ngài vô cùng vô tận và tác dụng tốt đẹp vượt không gian, thời gian. Phật dạy tâm Tỳ kheo hoàn toàn trống không, nhưng không có gì không nằm trong tầm tay chi phối của Ngài, mới có thể dẫn đến quả vị Phật.

Điều thứ tư, thanh tịnh Tỳ kheo nói và làm phải đi đôi. Không phải ta khuyên tín đồ bố thí, cúng dường, còn ta không làm được. Thật ra, ta làm, không khuyên, không bắt buộc; người thấy ta làm việc tốt, họ phát tâm làm theo. Vì vậy, sự hiện hữu của Tỳ kheo thanh tịnh là tấm gương sáng cho cuộc đời. Họ thể hiện bài pháp sống, khác với Tỳ kheo thuyết pháp, nói một đàng làm một nẻo.

Bốn điều thanh tịnh nói trên chưa có, không thể hành Bồ tát đạo. Thật vậy, ta dạy học trò, nhưng bản thân không xây dựng vững bốn pháp này, tân học Tỳ kheo coi ta ra gì. Tôi thường suy nghĩ pháp này. Mỗi khi gặp việc không vừa ý, tự nhiên giận từ trong ruột giận ra. Cố gắng dằn lại, không nói, nhưng tay vẫn run thì tự biết mình còn nhiều nghiệp, tự cảm thấy xấu hổ, tu lâu sao còn tệ vậy; nên từng bước, tôi nỗ lực khắc phục.

Đạt được bốn điều căn bản, trở thành Tỳ kheo thanh tịnh, Đức Phật dạy phải phát huy đức hạnh bằng cách thực hiện Tứ Vô sở úy (bốn điều không sợ). Chúng ta thấy mọi người đều sợ nghèo đói, bệnh hoạn, khổ sở, chết chóc … Nói chung, không ai thích những điều xấu dính vô họ, nhưng có mấy ai tránh khỏi. Đức Phật thì khác hẳn, không hề nao núng trước mọi hoàn cảnh. Ngài có sức mạnh vô sở úy, vì Ngài có Vô thượng Bồ đề là trí tuệ siêu tuyệt, thấu rõ sự tương quan tương duyên của mọi người, mọi việc một cách chính xác, thì còn gì để Ngài lo sợ nữa.

Các vị Tổ sư cũng vậy, không có vấn đề gì mà các ngài phải sợ; thậm chí có vị còn tìm đến cái chết, vì thấy cần phải trả một nghiệp quả nào đó. Vì thế, có vị đã sắp đặt cái chết như thế nào để có lợi cho việc hành đạo , để cho người phải phát tâm Bồ đề.

Bước theo dấu chân Phật, Tỳ kheo muốn có tâm không sợ hãi, tất yếu phải có trí tuệ; trong kinh diễn tả là an trụ pháp Đà la ni. Vì vậy, trở thành thanh tịnh Tỳ kheo, dùng tâm quán chiếu thật tướng các pháp để phát sanh trí tuệ, thấy rõ ba đời nhân quả, thì chẳng còn gì phải sợ hãi. Thực tế cho thấy các Phật tử dù ở tầng lớp nào gặp khó khăn, đều nhờ các nhà sư chỉ dạy. Nếu chúng ta không có trí tuệ để gỡ rối cho họ, họ sẽ bị tà giáo dùng bùa chú mê hoặc.

An trụ Đà la ni, sử dụng trí tuệ vô lậu, những gì chúng ta thấy biết và hướng dẫn cho người đều đúng, khiến họ tin tưởng theo ta, phát tâm tu hành. Có trí tuệ, dạy người đúng, làm mọi việc đúng, vị Tỳ kheo ấy nhất định được thanh thản, an lạc.

Điều thứ hai giúp cho vị Tỳ kheo không sợ hãi là nhờ có nhiều thiện tri thức. Thật vậy, theo kinh nghiệm, tôi thấy các Thầy học chung ở Phật học viện kết thân với nhau thành thiện tri thức. Sau này họ ra làm việc dễ dàng, vì đã từng gần nhau, hiểu nhau. Trên bước đường tu, chúng ta cần xây dựng bạn đồng tu, đồng học; cần nương tựa nhau mới thành công. Người làm được việc lớn phải có thiện tri thức đông. Tu Thanh văn đơn độc một mình, khó tạo được công đức. Chúng ta hành Bồ tát đạo, vững tâm, không sợ, vì đã xây dựng được nhiều người tốt làm bạn với ta. Có thể chúng ta không có tiền của, nhưng có nhiều bạn lành. Ta đề xuất việc gì, được người thương quý ủng hộ, thì việc khó cũng thành.

Pháp vô uy thứ ba là đức nhẫn của Thầy tu. Phật dạy có ba hạng người mạnh nhất. Đó là sức mạnh của trẻ con, của sắc đẹp và sức mạnh của Sa môn. Khi trẻ con khóc, khó có ai không chiều theo ý của chúng. Sắc đẹp của phụ nữ từng làm thay đổi cả triều đại. Và sức mạnh của Sa môn là đức nhẫn.

Người đời còn kẹt nhiều thứ, nhưng chúng ta xuất gia, không còn lòng tham, không còn lo sợ, buồn giận; nên đức nhẫn của chúng ta phải lớn mạnh hơn. Chúng ta dùng đức nhẫn để cảm hóa người sống chung. Thí dụ, người đời cần tiền của, cần mọi thứ để lo cho gia đình. Chúng ta tu hành, không tiêu xài nhiều, dễ dàng hy sinh, phục vụ nhiều mà không cần lương bổng, quyền lợi. Vì vậy, người thường không thể có sức nhẫn hay sự chịu đựng như người tu.

Phật dạy Tỳ kheo có ba đức nhẫn. Sanh nhẫn nghĩa là chấp nhận, chịu đựng mọi việc theo yêu cầu của người khác; vì người tu không có quyền lợi riêng tư, sẵn lòng giúp người. Chúng ta tự nguyện gánh vác khó khăn cho người, có bị bắt buộc đâu mà buồn, mà sợ. Vì chủ động trong việc thực hành hạnh nguyện lợi tha, chúng ta không bị hoàn cảnh xã hội chi phối.

Kế đến, người tu có pháp nhẫn, chịu đựng được mọi sự khắc nghiệt của thiên nhiên, không bị đói khát, nóng lạnh tác hại thân tâm. Được sanh nhẫn và pháp nhẫn rồi, tiến đến đại nhẫn là an trụ pháp Không, thấy rõ muôn sự, muôn vật tác động hỗ tương cộng tồn. Vì thế, họ nhẫn chịu được tất cả, mà chẳng phải nhẫn gì.

Đạt được ba pháp vô úy nói trên, làm đạo không đòi hỏi gì, thể hiện được đức hạnh của người tu là vô ngã vị tha; vào đời chỉ vì mục đích làm lợi ích cho người, không có yêu cầu nào của riêng mình. Nếu còn phải nương tựa người đời, xin họ, thì đó là điều tối kỵ của người hành Bồ tát đạo.

Ngoài bốn pháp vô úy để độ sanh, người tu còn cần có bốn hỷ tâm.

Người thực tu thấy Phật thì sanh tâm vui mừng, khác với người đời vui trong ngũ dục. Vui thấy Phật, nghĩa là nhận thấy Phật cao cả, chúng ta hết lòng kính trọng, phụng thờ và sẵn sàng làm mọi việc như Ngài dạy. Đó là người hảo tâm xuất gia, làm Phật sự không biết mệt mỏi, mới có thể tiến tu Bồ tát hạnh. Trái lại, tu giả, núp bóng Phật để sống, thì không được vừa lòng là khởi buồn giận liền. Người thực tu thích làm để trả ơn Phật, luôn luôn vui với đạo pháp. Dù hoàn cảnh có khó khăn, người thường muốn bỏ cuộc, chúng ta vẫn cảm nhận niềm vui được lo cho đạo.

Kế đến là vui với chánh pháp hay vui với chân ly. Không tìm được nguồn vui trong đời sống tu hành, đọc kinh, nghe pháp không thú vị, mà thích đọc tiểu thuyết ủy mị, nói chuyện gẫu, chắc chắn không thể tu được.

Người không có căn lành đọc kinh, không hiểu, dễ chán. Nhưng người có căn lành đọc một câu kinh, suy nghĩ nhiều ngày. Họ vui sướng vì tìm thấy nghĩa lý sâu xa và thấy được lẽ sống trên cuộc đời, gọi là thấy pháp, tức thấy nhân duyên. Vui với Phật pháp rồi, thì nguồn vui ấy tác động cho người thấy ta, nghe ta giảng pháp, họ cũng vui theo.

Hỷ tâm thứ ba là xả tâm, người tu không bị những sự cố chấp dày vò làm khổ. Người đời thường giữ chặt mọi việc trong lòng, mà việc xấu luôn luôn nhiều, nên họ khó có được nguồn vui. Tha thứ cho người, hy sinh quyền lợi cho người, chúng ta đều vui, vui trong xả pháp.

Hỷ tâm thứ tư là thuận pháp. Tỳ kheo chân chánh vào đời, vì lợi ích cho người. Vì thế, tiếp xúc với người, cũng như đối với thiên nhiên, họ đều tùy thuận được.

Trang bị bốn hỷ tâm trên, mới hành Bồ tát đạo được. Nói cách khác, Đức Phật xây dựng người tu là người lạc quan, mang an vui cho người khác.

Ngoài bốn hỷ tâm, Tỳ kheo Bồ tát phải từ bỏ bốn điều. Trước nhất là bỏ thú vui thế tục hay vui ngũ dục; vì ý thức rằng tài sắc, danh lợi, ăn ngủ ràng buộc chúng ta ở mãi trong sanh tử. Người tu dứt khoát xa rời ngũ dục, không phải xa rời cuộc sống; đừng để ngũ dục dính vào tâm ta.

Người thường ham cao lương mỹ vị, ăn xong, lăn ra ngủ. Vị Tỳ kheo mệt thì an tru trong Thiền; chính yếu là Pháp hỷ thực và Thiền duyệt thực là chất dinh dưỡng nuôi sống giới thân huệ mạng. Đối với Tỳ kheo, hoàn cảnh cao sang hay ngủ dưới gốc cây đều giống như nhau, không sanh vọng tâm tham đắm hoặc khó chịu. Được cung kính hoặc bị chà đạp, họ cũng coi như nhau, luôn luôn an trụ hạnh xả ly.

Kế đến, chúng ta xả ly lợi dưỡng, chỉ lo gánh vác việc khó và để cho người hưởng lợi. Những gì người đời ưa thích, ôm giữ, chúng ta xả bỏ, không màng đến, chắc chắn được người thương liền và sẽ không có vấn đề gì có khả năng gây phiền nhiễu cho ta.

Ngoài ra, người tu còn phải xả ly đàn việt, nghĩa là không lệ thuộc bổn đạo. Xưa kia, những người giàu xây chùa để thờ tổ tiên của họ, thường gọi là chùa bà phủ, bà huyện và mời sư về để tụng kinh, đốt nhang cho họ. Vị sư đó chẳng khác gì người làm thuê. Đời sống người tu hành đơn giản, xả ly tất cả để không bị lệ thuộc vào tín đồ. Tỳ kheo Bồ tát đến với người chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu cho họ, không vì lợi ích của bản thân.

Và cuối cùng, chúng ta tu hànhvì đạo không tiếc thân mạng. Nơi nào đạo pháp cần, chúng ta sẵn lòng; nếu được chết cho đạo là sự hy sinh cao quý nhất. Tỳ kheo Bồ tát an trụ pháp Không, xả nhà thế tục, xả lợi dưỡng, xả bổn đạo, xả cả sanh mạng, trở thành biểu tượng khả kính của mọi người.

Đức Phật cũng dạy bốn việc vô hối là bốn điều mà người xuất gia không bao giờ hối hận, nếu đi đúng chánh pháp. Người tu chân thật không bao giờ hối hận về việc trì giới. Đối với người tu, dứt khoát cái gì đã qua thì cho qua, kể cả những việc tốt đã thành công, họ cũng không bận tâm, nên chẳng hối tiếc gì. Người không thực tu, thấy của đánh rơi, không dám lượm; nhưng sau đó, nghĩ lại thấy tiếc, phải dè đừng giữ giới!

Người hảo tâm xuất gia cũng không bao giờ hối hận vì rời bỏ nhà thế tục. Tôi có người bạn xuất gia vào chốn Thiền môn vắng vẻ, chẳng được ai nuông chiều như ở nhà, nằm khóc hoài, rồi sanh tâm hối hận tu chi cho buồn khổ. Tu như vậy, không thể nào đắc đạo.

Tỳ kheo Bồ tát tu Tứ Thánh chủng là gieo trồng được bốn hạt giống để làm Thánh, cũng không hối hận. Bình thường, người thông minh, học giỏi thường nghĩ rằng sau này họ sẽ làm những chức vụ lớn trong xã hội. Người xuất gia từ bỏ ý tưởng này, họ không có ý thức học để làm lớn, để hưởng thụ. Họ xây dựng Tứ Thánh chủng, học để phát huy trí tuệ, tìm đường giải thoát. Theo mô hình của Phú Lâu Na là nhà đại kinh doanh không làm việc để tích tạo tiền của, hưởng lợi. Ngài sử dụng năng lực để tô bồi đạo pháp, xây dựng hạt giống Phật.

Chúng ta xuất gia không làm quan, không mua bán, không canh tác theo ý nghĩa đời thường, nhưng làm với ý nghĩa của người tu. Nói cách khác, chúng ta từ bỏ những việc này không phải để trở thành người ăn hại. Trái lại, không làm quan, mà ta xây dựng tư cách và năng lực làm Thầy của quan. Không kinh doanh, nhưng tu tạo đầy đủ phước báu hơn người kinh doanh. Bấy giờ, ta dùng tiền của, phước báu mà san sẻ cho người. Và Phật tử nương theo ta tu hành thì cuộc sống tinh thần và vật chất của họ đều thăng hoa.

Người xuất gia chỉ làm một việc duy nhất là khất thực để nuôi sống thân mạng. Tuy nhiên, sau quá trình trưởng dưỡng đạo tâm và thành tựu đạo hạnh, chúng ta được đàn việt phát tâm mang đến cúng dường. Chúng ta dùng tiền của này để phát triển Phật pháp, cứu vớt chúng sanh.

Đức Phật cho biết những điều mà Ngài dạy Bồ tát Hộ Quốc, Ngài đã từng làm trong kiếp quá khứ. Thuở xa xưa, thời Đức Phật Cát Lợi Ý có vua Diệm Ý và hoàng tử là Phước Diệm vừa sanh ra đã có đầy đủ hảo tướng. Phước Diệm vương tử không ưa thích hưởng thụ sự sang giàu vật chất. Ông thường ở nơi thanh vắng và nghe được Trời Tịnh Cư dạy rằng các pháp hữu vi không tồn tại lâu dài và cũng nghe chư Thiên ca ngợi công đức của Phật Pháp Tăng.

Vương tử rất vui mừng, ước mơ được gặp Phật, liền được Phật Cát Lợi Ý phóng quang tiếp rước, giảng cho ông Bồ tát hạnh. Vương tử nghe pháp xong, liền được Đà la ni và đắc Ngũ thông, nên phát tâm xuất gia theo Phật. Vua Diệm Ý và quần thần được vị thiên thần thủ hộ thành mách bảo, tìm đến gặp vương tử Phước Diệm và cũng xin xuất gia.

Đức Phật cho biết những vị này trải qua quá trình tu, tròn hạnh Bồ tát. Vua Diệm Ý thành Phật Di Đà. Vương tử Phước Diệm chính là Đức Thích Ca Như Lai và thiên thần thủ hộ thành là Đức Phật A Súc.