Sách
(Bài giảng trường hạ thành phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dương, Hà Nội)
Mùa An cư, Giáo hội chúng ta chủ trương thúc liễm thân tâm, trau giồi giới đức, siêng tu tam vô lậu học. Điều này cũng là truyền thống của Phật giáo đã có từ thời Đức Phật tại thế. Thật vậy, khi Đức Phật thành đạo ở Bồ đề đạo tràng, Ngài nhận chân rằng điều Ngài chứng ngộ khó có thể chỉ thẳng cho người còn bị ngũ ấm ngăn che, phiền não ràng buộc. Vì thế, Phật định nhập Niết bàn; nhưng vì lòng thương tưởng của Ngài đối với chúng sanh vô cùng tận, khiến Ngài nhớ lại lời thệ nguyện rằng khi thành tựu quả vị Vô thượng Bồ đề, Ngài sẽ cứu khổ chúng sanh. Đức Phật mới trở lại cuộc đời để giáo hóa độ sanh. Và việc giáo hóa của Phật có điều đặc biệt mà Tăng Ni cần suy nghĩ để áp dụng cho được kết quả tốt đẹp. Bắt đầu việc độ sanh, trước nhất, Đức Phật từ Bồ đề đạo tràng đi đến Lộc Uyển, giáo hóa năm anh em Kiều Trần Như. Điều này gợi nhắc chúng ta rằng Đức Phật cũng chỉ giáo hóa người có duyên với Ngài thôi; vì nghe được, tin được, hiểu được và thực hành được giáo pháp không đơn giản. Đương nhiên chỉ những người có duyên với Phật mới có thể lãnh hội tinh thần Ngài dạy. Ý này được kinh Pháp Hoa khẳng định rằng Xá Lợi Phất là đệ tử có trí tuệ bậc nhất còn phải dùng niềm tin để thâm nhập Phật đạo. Không phải người trí thức là có thể tin và thực hành giáo pháp.
Chúng ta không sanh cùng thời với Phật, nhưng có duyên lớn với Ngài, nên được xuất gia trong chánh pháp và tuân thủ lời Phật dạy trên bước đường tu hành, phiền não trần lao của chúng ta phải mòn lần, trí tuệ phải phát sanh. Lần này, chúng tôi viếng thăm Tăng Ni tỉnh Hải Dương An cư kiết hạ; rất tiếc không còn những bậc thạch trụ tòng lâm. Tuy nhiên, tỉnh nhà chúng ta đã đào tạo được nhiều Tăng Ni trẻ tiếp nối sự nghiệp của bậc tiền nhân là điều đáng mừng; đặc biệt đối với tôi chủ trương trẻ hóa lãnh đạo thì điều này càng quý hơn nữa. Tôi mong rằng Tăng Ni trẻ kế thừa được sự nghiệp của Giáo hội chúng ta đã xây dựng và nỗ lực phát huy nhiều hơn nữa để làm lợi ích cho cuộc đời, tốt đẹp cho đạo pháp. Trái lại, nếu Tăng Ni trẻ không được hướng dẫn, không thực tập đúng chánh pháp, dễ phạm sai lầm sẽ gây tai hại cho đạo pháp vô cùng.
Riêng bản thân tôi làm được việc trong thời tuổi trẻ nhờ luôn tuân theo sự giáo dục đúng đắn của các bậc Hòa thượng thân giáo sư. Ngày nay, ở nơi đây không có các bậc thạch trụ tòng lâm, các anh em phải tự lực, tự suy nghĩ, dấn thân; cho nên khó tránh khỏi những lỗi lầm. Vì vậy, tôi mong anh em cần đọc tụng kinh điển. Nói đến đọc tụng kinh, nhiều người cũng dễ phạm sai lầm là chấp chặt văn tự. Đọc tụng kinh điển để nhận ra nghĩa lý sâu xa Phật dạy tiềm ẩn trong kinh và nương theo cốt lõi đó mà tu hành thì kết quả mới cao. Còn chấp từ câu, từ chữ và vướng mắc với văn tự, sẽ mất nhiều thời gian tu học, nhưng kết quả không cao. Không đặt vấn đề phải học kinh điển thật lâu, dù chỉ học một tháng, thậm chí một ngày, nhưng điểm chính yếu là phải để tâm suy nghĩ yếu nghĩa để ứng dụng thì sẽ gặt hái thành quả tốt đẹp; không suy nghĩ, học suốt đời cũng chẳng được kết quả bao nhiêu. Vì thế, tôi học kinh Pháp Hoa, tìm hiểu ý sâu xa mà Phật muốn dạy và rút gọn thành Bổn môn Pháp Hoa dùng làm hành trang tu tập. Tôi tâm đắc ý của ngài Nhật Liên dạy rằng không thể bỏ văn kinh, nhưng hiểu được yếu nghĩa kinh quan trọng hơn. Với tinh thần tóm thâu yếu nghĩa, tôi đọc kinh Vô Lượng Nghĩa xem ý gì quan trọng nhất mà chúng ta phải ghi nhớ trong tâm.
Trước khi nói Pháp Hoa, Đức Phật nhập Vô Lượng Nghĩa Xứ Định và nói kinh Vô Lượng Nghĩa. Như vậy, để bước vào thế giới Pháp Hoa, chúng ta mang theo hành trang là Vô Lượng Nghĩa kinh. Đó chính là sự tổng hợp bốn mươi chín năm thuyết pháp của Phật bằng ngôn ngữ, bằng trí tuệ và bằng tình thương đối với cuộc đời. Nói cách khác, nhắc đến Vô Lượng Nghĩa kinh nghĩa là nhắc đến toàn bộ pháp Phật, tất nhiên rất nhiều, nhưng có thể nói rằng không ngoài ba việc quan trọng chính yếu là trí tuệ, đạo đức và tình người. Trên nền tảng của yếu nghĩa như thế, Tăng Ni học Vô Lượng Nghĩa và thể hiện Vô Lượng Nghĩa kinh bằng cách phát huy trí tuệ, thấy biết đúng đắn những việc xảy ra để hướng dẫn mọi người và mình cùng làm những việc ích lợi cho cuộc đời; đồng thời tạo được sự gắn bó thân thương giữa người với người.
Nhập Vô Lượng Nghĩa Xứ Định nghĩa là áp dụng Thiền quán, tức sống trong tĩnh giác để chúng ta soi rọi mọi việc làm của Phật, từ đó thấy được hướng đi đúng đắn của chính mình trên cuộc đời này. Kinh Pháp Hoa diễn tả rằng khi Phật nhập Vô Lượng Nghĩa Xứ Định thì trời mưa hoa Mạn Đà La, đại Mạn Đà La, Mạn Thù Sa, đại Mạn Thù Sa. Chúng ta nghĩ bốn loại hoa trời này rơi xuống thật cũng được; nhưng riêng tôi, thường suy nghĩ về ý nghĩa của tên các loài hoa này. Mạn Đà La là ý lạc hoa, nghĩa là khi Phật xuất hiện, thuyết pháp, Ngài luôn làm cho mọi người an lạc. Thể hiện tinh thần này, chúng ta có thể thuyết bất cứ pháp nào, nhưng phải làm cho người an vui; không làm được như vậy, coi như không thuyết pháp được. Thậm chí Thiền Tăng không nói gì, nhưng người trông thấy các ngài liền được an lạc là các ngài đã nói được tám mươi bốn ngàn pháp và đã trấn át được phiền não trần lao của con người.
Thiết nghĩ nhận được yếu nghĩa sâu xa trong kinh điển và ứng dụng vào đời sống tu hành hàng ngày, cùng với việc truyền bá chánh pháp, đó mới là việc quan trọng chính yếu của hàng đệ tử xuất gia. Các Tăng Ni tỉnh nhà tuy còn trẻ tuổi, nhưng tương đối làm được một số việc lớn lao. Chúng tôi kỳ vọng các anh enm nỗ lực sử dụng sức lực trẻ trung để phát triển trí tuệ, đạo đức và làm lợi ích cho đời, tốt đẹp cho đạo theo tinh thần Vô Lượng Nghĩa của Phật dạy trong kinh Pháp Hoa.
Riêng đối với Phật giáo thành phố Hải Phòng, tôi được biết năm nay Ban Trị sự Phật giáo thành phố chúng ta sẽ tổ chức viếng thăm và làm lễ cầu siêu tất cả anh hùng liệt sĩ cùng đồng bào tử nạn tại Trường Sơn. Đó là việc làm có ý nghĩa đối với Phật giáo và đất nước chúng ta. Ngoài ra, để việc tu hành đạt hiệu quả cao, điều tất yếu là trong mùa An cư, Tăng Ni cần tăng trưởng đạo lực, tuệ lực và thể lực của hàng xuất gia.
Được biết đời sống của quý vị ở nơi đây rất cực nhọc; vì thế, nhiều người ốm đau, hoặc thể lực yếu kém, cho nên việc hành đạo phải khó khăn. Tôi nhắc nhở quý vị nhớ lời Phật dạy rằng chúng ta tu hành cần thể hiện nếp sống của Trung đạo, nghĩa là không nên làm việc quá sức, nhưng cũng không nên buông trôi. Làm bất cứ việc gì cũng phải tùy theo hoàn cảnh, tùy theo khả năng và sức khỏe của chúng ta; có như vậy công việc mới không bị trở ngại. Tăng Ni tu hành, lấy trí tuệ làm đầu; nhưng thể lực cũng khá quan trọng. Ngoài trí lực, còn cần thể lực và đạo lực; có đủ ba yếu tố này mới làm được việc. Theo kinh nghiệm của riêng tôi, tuy tuổi đã cao, sức khỏe có giảm, nhưng trong suốt mùa An cư năm nay, bằng xe ô tô, tôi đã đi suốt lộ trình dài, đến thăm viếng và giảng dạy tại các trường hạ thuộc các tỉnh thành phía Nam và các tỉnh miền Tây Nguyên, rồi tiếp tục đi thăm các trường hạ miền Trung. Sau đó đi qua đường Trường Sơn để đến các trường hạ phía Bắc. Trải qua đoạn đường dài cả ngàn cây số, mà vẫn bảo đảm được sức khỏe của Tăng Ni, Phật tử tháp tùng theo Ban Hoằng Pháp. Được như vậy, vì chúng tôi biết kết hợp khi nào nên đi, lúc nên tạm nghỉ. Nhận thấy sức khỏe yếu thì phải dừng chân, đừng để quá sức, sanh bệnh.
Tu hành tuy cực nhọc, nhưng phải bảo đảm sức khỏe chúng ta tốt; đó là việc căn bản của người tu. Làm thế nào để có sức khỏe tốt. Trong mùa An cư, chúng ta cần kiểm điểm cuộc sống hàng ngày của chính mình. Tổ Thiên Thai dạy rằng muốn khỏe mạnh, phải biết sắp xếp ba việc chính là ăn uống, ngủ nghỉ và tu học. Theo tinh thần Đại thừa, mỗi người có túc nghiệp khác nhau, dẫn đến nhu cầu vật chất không giống nhau. Túc nghiệp là nghiệp nhân đời trước đã tạo và kết thành quả báo trong đời này, không thể thay đổi liền trong một sớm một chiều. Người có cơ thể khỏe mạnh nhờ túc phước đời trước, còn người ốm yếu, bệnh hoạn liên miên vì túc nghiệp đời trước. Cả hai người này tuy cùng là Tỳ kheo tu hành, nhưng sinh hoạt phải khác nhau. Thật vậy, người có phước thì ăn uống đơn giản vẫn khỏe. Người ốm đau phải tránh những thức ăn không thích hợp. Tuy nhiên, cần lưu ý trong thời đại của chúng ta, có nhiều thức ăn chay chế biến chứa nhiều độc tố rất hại cho cơ thể. Tôi không dùng thực phẩm chế biến vì ngại đưa vào cơ thể chất độc hại mà không thải ra được sẽ là mầm mống bệnh tật. Tôi nhắc Tăng Ni nên tránh những thức ăn gây bệnh, hoặc không thích hợp với cơ thể mình.
Ngoài ra, vấn đề ngủ nghỉ, sinh hoạt cũng quan trọng không kém. Thời khóa tu của chúng ta trong mùa hạ, ít nhất cũng phải có sáu thời, nhưng trong sáu thời khóa tu này, phải điều chỉnh cơ thể thích nghi theo. Thiết nghĩ cần tập luyện cho quen; đối với tôi, phải giữ sáu thời hoặc ba thời, nhưng nên có gia giảm. Nếu đại chúng sức khỏe yếu kém quá, chúng ta có thể giảm bớt thời khóa để bắt đầu từ thấp lên cao. Trong một ngày đêm, chúng ta có ba thời khóa tụng niệm là công phu sáng sớm, công phu chiều và quả đường. Nhưng còn cần thêm hai thời nữa mà không làm hao tổn sức lực, là một thời tu tập Thiền quán và một thời pháp đàm, tức học giáo lý. Hai thời "Thiền thực và Pháp thực” chính là món ăn tinh thần rất cần thiết và có lợi vô cùng cho người tu. Không học giáo lý và không tham Thiền, trí tuệ không thể phát sanh và tâm hồn không thể yên tĩnh được, thì không phải là Sa môn.
Trong sinh hoạt tu hành, khi thể lực tổn hao, chúng ta ngồi Thiền nghĩa là tự điều chỉnh cơ thể chúng ta, điều chỉnh hô hấp và nhịp tim và để cơ thể hoàn toàn nghỉ ngơi. Tôi làm việc nhiều, nhưng ít mệt là nhờ thực hiện pháp này. Sau một ngày làm việc, tôi thường dành một, hai tiếng để tinh thần và cơ thể được nghỉ ngơi, thì nhân lúc nghỉ ngơi này, chúng ta đưa Thiền vào, một là Thiền ngồi, hai là Thiền đi, xưa gọi là tọa Thiền và hành Thiền. Vì nếu ngồi liên tục, cơ thể mệt mỏi và buồn ngủ, nên chúng ta đứng lên, đi kinh hành. Tuy nhiên, lúc ngồi hay đi, chúng ta đều quán chiếu cuộc sống hàng ngày của chính mình và những việc xảy ra xung quanh mình. Buổi tối, trong thời tọa Thiền hay kinh hành, tôi tự suy nghĩ trong một ngày đã làm việc gì, đi thăm tỉnh nào, tiếp xúc với ai và phản ứng của Tăng Ni từng địa phương, của Giáo hội, của xã hội đối với tôi như thế nào. Tôi kiểm chứng để đánh giá kết quả, để rút kinh nghiệm cho bản thân mà tự điều chỉnh việc hành đạo sắp tới. Có quán chiếu như vậy, trí tuệ mới phát sanh; vì thực tế có thấy nghe mới cho chúng ta suy nghĩ và nhận thức. Tuy hiểu biết đó là trí tuệ hữu lậu, nhưng cũng không làm chúng ta xa rời thực tế và giúp chúng ta thấy biết mỗi ngày đúng đắn hơn, từ đó có những xử sự thích hợp nhất.
Và nếu sau này, sự tu chứng Thiền quán của quý Thầy cao hơn thì có thể sử dụng vô lậu trí hay vô lậu huệ như Hòa thượng Chủ tịch của chúng ta. Thật vậy, Hòa thượng Trí Tịnh đã trải qua cuộc đời tu hành khá dài, nhưng ngài ít tiếp xúc với bên ngoài. Ngài chỉ chuyên dịch kinh, đọc kinh, niệm Phật, tham Thiền; mặc dù ngài gánh vác nhiều chức vụ rất quan trọng. Chính công phu chuyên tu đã tạo cho ngài có trực giác, tức trí tuệ vô lậu; nhờ đó, Hòa thượng không đi hành đạo bên ngoài, không nhìn, không nghe, mà vẫn có giải pháp đúng đắn, thích nghi cho từng vấn đề của Phật giáo cả nước. Với tài đức như vậy, ngài đã và đang lãnh đạo được Giáo hội chúng ta bình yên và phát triển trong suốt chặng đường dài hơn hai mươi năm.
Nếu quý Thầy có điều kiện được sống yên tĩnh và chỉ sống với pháp Phật, sẽ không cần sử dụng sự hiểu biết phân biệt nữa, thì trí tuệ vô lậu từ chơn tâm quý vị xuất hiện. Đó là trực giác, là sự hiểu biết không cần suy nghĩ tính toán mà rất chính xác. Đức Phật và chư vị Tổ sư thâm nhập Thiền quán và chứng đắc trí vô lậu, nên nhìn sự vật biết được quá khứ, hiện tại, vị lai; biết đời trước của người, biết mối quan hệ của họ với các ngài như thế nào và hiện đời họ tìm đến để làm gì, thì các ngài theo đó mà hành sử một cách tốt đẹp. Điển hình như Hòa thượng Hồng Pháp đã thấy tiền kiếp của ngài là vị tướng đời nhà Nguyễn. Ngài đã từng đi đánh Campuchia, giết chết nhiều người. Kiếp này ngài là cao Tăng, nhưng trong Thiền định, thấy một người Miên chặt đầu Ngài. Khi xả Thiền, ngài gọi Thầy Tri sự đến và dạy rằng sau này ngài phải trả quả báo như vậy thì đừng thắc mắc; vì đó là túc nghiệp của ngài. Quả nhiên, khi người Miên nổi dậy, người đàn ông thường công quả trong chùa mỗi ngày đã vác rựa đến chặt đầu ngài. Anh này là Phật tử thân cận nhất lại chặt đầu ngài với lý do đơn giản là vì thương ngài quá, nếu không giết ngài mà để cho người khác giết thì uổng!
Chỉ ở trong Thiền định, chúng ta mới thấy được túc trái oan gia. Mọi việc xảy ra trong ta và chung quanh ta, nếu bình tâm sống trong Thiền định, ta mới nhận thấy rõ ràng. Riêng tôi, khi tĩnh tâm, thường quan sát phản ứng trong nội tâm tôi là gì thì kiểm chứng lại việc xảy ra trên thực tế, thấy đúng như điều hiện lên trong lòng tôi. Thiết nghĩ khi chưa chứng được Túc mạng minh, bằng cảm tính của tâm thanh tịnh, chúng ta cũng có thể nhận biết suy nghĩ, tâm tư của người đến với ta. Họ có thiện cảm hay ác cảm với ta, đến giúp hay đến hại ta. Không nhận ra điều này, dễ bị mắc lừa. Thực tế cho thấy một số Thầy bị lừa vì thường ngày mãi lo sinh hoạt bên ngoài nhiều, mà thiếu phần quan trọng của người tu là hạ thủ công phu. Thí dụ chỉ lo cơm ăn, áo mặc, chỗ ở, xây chùa, bán hàng, v.v… Lo nhiều những việc như vậy, chẳng mấy chốc sẽ rơi vô thế tục. Vì làm công việc nhiều, chúng ta càng cần nhiều người giúp đỡ, làm công việc càng lớn, chúng ta càng cần nhiều tiền bạc. Chính sự yêu cầu của chúng ta về người giúp đỡ và về tiền bạc là điểm yếu của ta mà kẻ lừa đảo sẽ dễ dàng nhận thấy, trong khi chính ta lại không thấy, cho nên mới bị họ lừa. Thấy chúng ta xây chùa, chắc chắn cần tiền, họ sẽ tìm đến dùng mọi cách, nói đủ kiểu để dụ dỗ. Nghe mà thiếu suy nghĩ, động lòng tham, nhất định bị mắc lừa ngay. Có một số người bị lừa một cách đơn giản như sau. Họ tìm đến nói rằng có mấy tấn hàng ở ngoại quốc gởi về, nhưng thiếu tiền đóng thuế. Thầy cho mượn mấy chục triệu, lấy được hàng, bán rồi, con sẽ cúng Thầy một tỷ để xây chùa. Nghe vậy cảm thấy mừng vì có tiền xây chùa, khỏi phải lo. Nếu Thầy không có tiền cho mượn thì dễ thôi, Thầy vay mượn Phật tử, rồi sẽ trả lại sau. Kết quả thảm hại thế nào có lẽ quý vị đã biết. Một số Thầy ở ngoại quốc thì bị lừa cách khác. Kẻ lừa đảo gọi điện thoại báo tin Thầy đã trúng độc đắc mấy chục ngàn đô, hãy đưa mấy ngàn đô cho họ đóng thuế rồi họ sẽ đem tiền trúng số đến giao. Nếu thấy mình không cần tiền, nhưng biết chùa mình vắng vẻ, cần người công quả, cần người tu, thì kẻ gian dùng cách đến xin công quả. Vì thiếu trí tuệ, nghe có người phụ giúp, mừng lắm, vội vàng nhận liền. Họ vào chùa ở vài ngày, dò xét xem có tiền hay đồ đạc gì quý thì chờ cơ hội ăn cắp rồi bỏ trốn. Mình cần cái gì, họ dùng cái đó để dụ, khiến mờ mắt, quyết định sai lầm. Nếu tu hành sáng suốt, dễ nhận ra những cách lừa đảo như thế.
Tăng Ni phải nỗ lực gia công Thiền quán. Chưa chứng Tam minh, hay chưa đắc Túc mạng, cũng phải có tầm nhìn tương đối sáng suốt, để không bị người đời lừa gạt. Tâm an, trí sáng mới có thể hành Bồ tát đạo, giúp người bớt khổ đau và góp phần lợi ích cho cộng đồng xã hội, xứng đáng là đệ tử Phật, thắp sáng ngọn đèn chánh pháp trên thế gian lợi lạc cho mọi người. Cầu nguyện Phật gia hộ tất cả Tăng Ni và Phật tử luôn sống trong tĩnh giác và trong ánh sáng từ bi của Phật.
Mùa An cư, Giáo hội chúng ta chủ trương thúc liễm thân tâm, trau giồi giới đức, siêng tu tam vô lậu học. Điều này cũng là truyền thống của Phật giáo đã có từ thời Đức Phật tại thế. Thật vậy, khi Đức Phật thành đạo ở Bồ đề đạo tràng, Ngài nhận chân rằng điều Ngài chứng ngộ khó có thể chỉ thẳng cho người còn bị ngũ ấm ngăn che, phiền não ràng buộc. Vì thế, Phật định nhập Niết bàn; nhưng vì lòng thương tưởng của Ngài đối với chúng sanh vô cùng tận, khiến Ngài nhớ lại lời thệ nguyện rằng khi thành tựu quả vị Vô thượng Bồ đề, Ngài sẽ cứu khổ chúng sanh. Đức Phật mới trở lại cuộc đời để giáo hóa độ sanh. Và việc giáo hóa của Phật có điều đặc biệt mà Tăng Ni cần suy nghĩ để áp dụng cho được kết quả tốt đẹp. Bắt đầu việc độ sanh, trước nhất, Đức Phật từ Bồ đề đạo tràng đi đến Lộc Uyển, giáo hóa năm anh em Kiều Trần Như. Điều này gợi nhắc chúng ta rằng Đức Phật cũng chỉ giáo hóa người có duyên với Ngài thôi; vì nghe được, tin được, hiểu được và thực hành được giáo pháp không đơn giản. Đương nhiên chỉ những người có duyên với Phật mới có thể lãnh hội tinh thần Ngài dạy. Ý này được kinh Pháp Hoa khẳng định rằng Xá Lợi Phất là đệ tử có trí tuệ bậc nhất còn phải dùng niềm tin để thâm nhập Phật đạo. Không phải người trí thức là có thể tin và thực hành giáo pháp.
Chúng ta không sanh cùng thời với Phật, nhưng có duyên lớn với Ngài, nên được xuất gia trong chánh pháp và tuân thủ lời Phật dạy trên bước đường tu hành, phiền não trần lao của chúng ta phải mòn lần, trí tuệ phải phát sanh. Lần này, chúng tôi viếng thăm Tăng Ni tỉnh Hải Dương An cư kiết hạ; rất tiếc không còn những bậc thạch trụ tòng lâm. Tuy nhiên, tỉnh nhà chúng ta đã đào tạo được nhiều Tăng Ni trẻ tiếp nối sự nghiệp của bậc tiền nhân là điều đáng mừng; đặc biệt đối với tôi chủ trương trẻ hóa lãnh đạo thì điều này càng quý hơn nữa. Tôi mong rằng Tăng Ni trẻ kế thừa được sự nghiệp của Giáo hội chúng ta đã xây dựng và nỗ lực phát huy nhiều hơn nữa để làm lợi ích cho cuộc đời, tốt đẹp cho đạo pháp. Trái lại, nếu Tăng Ni trẻ không được hướng dẫn, không thực tập đúng chánh pháp, dễ phạm sai lầm sẽ gây tai hại cho đạo pháp vô cùng.
Riêng bản thân tôi làm được việc trong thời tuổi trẻ nhờ luôn tuân theo sự giáo dục đúng đắn của các bậc Hòa thượng thân giáo sư. Ngày nay, ở nơi đây không có các bậc thạch trụ tòng lâm, các anh em phải tự lực, tự suy nghĩ, dấn thân; cho nên khó tránh khỏi những lỗi lầm. Vì vậy, tôi mong anh em cần đọc tụng kinh điển. Nói đến đọc tụng kinh, nhiều người cũng dễ phạm sai lầm là chấp chặt văn tự. Đọc tụng kinh điển để nhận ra nghĩa lý sâu xa Phật dạy tiềm ẩn trong kinh và nương theo cốt lõi đó mà tu hành thì kết quả mới cao. Còn chấp từ câu, từ chữ và vướng mắc với văn tự, sẽ mất nhiều thời gian tu học, nhưng kết quả không cao. Không đặt vấn đề phải học kinh điển thật lâu, dù chỉ học một tháng, thậm chí một ngày, nhưng điểm chính yếu là phải để tâm suy nghĩ yếu nghĩa để ứng dụng thì sẽ gặt hái thành quả tốt đẹp; không suy nghĩ, học suốt đời cũng chẳng được kết quả bao nhiêu. Vì thế, tôi học kinh Pháp Hoa, tìm hiểu ý sâu xa mà Phật muốn dạy và rút gọn thành Bổn môn Pháp Hoa dùng làm hành trang tu tập. Tôi tâm đắc ý của ngài Nhật Liên dạy rằng không thể bỏ văn kinh, nhưng hiểu được yếu nghĩa kinh quan trọng hơn. Với tinh thần tóm thâu yếu nghĩa, tôi đọc kinh Vô Lượng Nghĩa xem ý gì quan trọng nhất mà chúng ta phải ghi nhớ trong tâm.
Trước khi nói Pháp Hoa, Đức Phật nhập Vô Lượng Nghĩa Xứ Định và nói kinh Vô Lượng Nghĩa. Như vậy, để bước vào thế giới Pháp Hoa, chúng ta mang theo hành trang là Vô Lượng Nghĩa kinh. Đó chính là sự tổng hợp bốn mươi chín năm thuyết pháp của Phật bằng ngôn ngữ, bằng trí tuệ và bằng tình thương đối với cuộc đời. Nói cách khác, nhắc đến Vô Lượng Nghĩa kinh nghĩa là nhắc đến toàn bộ pháp Phật, tất nhiên rất nhiều, nhưng có thể nói rằng không ngoài ba việc quan trọng chính yếu là trí tuệ, đạo đức và tình người. Trên nền tảng của yếu nghĩa như thế, Tăng Ni học Vô Lượng Nghĩa và thể hiện Vô Lượng Nghĩa kinh bằng cách phát huy trí tuệ, thấy biết đúng đắn những việc xảy ra để hướng dẫn mọi người và mình cùng làm những việc ích lợi cho cuộc đời; đồng thời tạo được sự gắn bó thân thương giữa người với người.
Nhập Vô Lượng Nghĩa Xứ Định nghĩa là áp dụng Thiền quán, tức sống trong tĩnh giác để chúng ta soi rọi mọi việc làm của Phật, từ đó thấy được hướng đi đúng đắn của chính mình trên cuộc đời này. Kinh Pháp Hoa diễn tả rằng khi Phật nhập Vô Lượng Nghĩa Xứ Định thì trời mưa hoa Mạn Đà La, đại Mạn Đà La, Mạn Thù Sa, đại Mạn Thù Sa. Chúng ta nghĩ bốn loại hoa trời này rơi xuống thật cũng được; nhưng riêng tôi, thường suy nghĩ về ý nghĩa của tên các loài hoa này. Mạn Đà La là ý lạc hoa, nghĩa là khi Phật xuất hiện, thuyết pháp, Ngài luôn làm cho mọi người an lạc. Thể hiện tinh thần này, chúng ta có thể thuyết bất cứ pháp nào, nhưng phải làm cho người an vui; không làm được như vậy, coi như không thuyết pháp được. Thậm chí Thiền Tăng không nói gì, nhưng người trông thấy các ngài liền được an lạc là các ngài đã nói được tám mươi bốn ngàn pháp và đã trấn át được phiền não trần lao của con người.
Thiết nghĩ nhận được yếu nghĩa sâu xa trong kinh điển và ứng dụng vào đời sống tu hành hàng ngày, cùng với việc truyền bá chánh pháp, đó mới là việc quan trọng chính yếu của hàng đệ tử xuất gia. Các Tăng Ni tỉnh nhà tuy còn trẻ tuổi, nhưng tương đối làm được một số việc lớn lao. Chúng tôi kỳ vọng các anh enm nỗ lực sử dụng sức lực trẻ trung để phát triển trí tuệ, đạo đức và làm lợi ích cho đời, tốt đẹp cho đạo theo tinh thần Vô Lượng Nghĩa của Phật dạy trong kinh Pháp Hoa.
Riêng đối với Phật giáo thành phố Hải Phòng, tôi được biết năm nay Ban Trị sự Phật giáo thành phố chúng ta sẽ tổ chức viếng thăm và làm lễ cầu siêu tất cả anh hùng liệt sĩ cùng đồng bào tử nạn tại Trường Sơn. Đó là việc làm có ý nghĩa đối với Phật giáo và đất nước chúng ta. Ngoài ra, để việc tu hành đạt hiệu quả cao, điều tất yếu là trong mùa An cư, Tăng Ni cần tăng trưởng đạo lực, tuệ lực và thể lực của hàng xuất gia.
Được biết đời sống của quý vị ở nơi đây rất cực nhọc; vì thế, nhiều người ốm đau, hoặc thể lực yếu kém, cho nên việc hành đạo phải khó khăn. Tôi nhắc nhở quý vị nhớ lời Phật dạy rằng chúng ta tu hành cần thể hiện nếp sống của Trung đạo, nghĩa là không nên làm việc quá sức, nhưng cũng không nên buông trôi. Làm bất cứ việc gì cũng phải tùy theo hoàn cảnh, tùy theo khả năng và sức khỏe của chúng ta; có như vậy công việc mới không bị trở ngại. Tăng Ni tu hành, lấy trí tuệ làm đầu; nhưng thể lực cũng khá quan trọng. Ngoài trí lực, còn cần thể lực và đạo lực; có đủ ba yếu tố này mới làm được việc. Theo kinh nghiệm của riêng tôi, tuy tuổi đã cao, sức khỏe có giảm, nhưng trong suốt mùa An cư năm nay, bằng xe ô tô, tôi đã đi suốt lộ trình dài, đến thăm viếng và giảng dạy tại các trường hạ thuộc các tỉnh thành phía Nam và các tỉnh miền Tây Nguyên, rồi tiếp tục đi thăm các trường hạ miền Trung. Sau đó đi qua đường Trường Sơn để đến các trường hạ phía Bắc. Trải qua đoạn đường dài cả ngàn cây số, mà vẫn bảo đảm được sức khỏe của Tăng Ni, Phật tử tháp tùng theo Ban Hoằng Pháp. Được như vậy, vì chúng tôi biết kết hợp khi nào nên đi, lúc nên tạm nghỉ. Nhận thấy sức khỏe yếu thì phải dừng chân, đừng để quá sức, sanh bệnh.
Tu hành tuy cực nhọc, nhưng phải bảo đảm sức khỏe chúng ta tốt; đó là việc căn bản của người tu. Làm thế nào để có sức khỏe tốt. Trong mùa An cư, chúng ta cần kiểm điểm cuộc sống hàng ngày của chính mình. Tổ Thiên Thai dạy rằng muốn khỏe mạnh, phải biết sắp xếp ba việc chính là ăn uống, ngủ nghỉ và tu học. Theo tinh thần Đại thừa, mỗi người có túc nghiệp khác nhau, dẫn đến nhu cầu vật chất không giống nhau. Túc nghiệp là nghiệp nhân đời trước đã tạo và kết thành quả báo trong đời này, không thể thay đổi liền trong một sớm một chiều. Người có cơ thể khỏe mạnh nhờ túc phước đời trước, còn người ốm yếu, bệnh hoạn liên miên vì túc nghiệp đời trước. Cả hai người này tuy cùng là Tỳ kheo tu hành, nhưng sinh hoạt phải khác nhau. Thật vậy, người có phước thì ăn uống đơn giản vẫn khỏe. Người ốm đau phải tránh những thức ăn không thích hợp. Tuy nhiên, cần lưu ý trong thời đại của chúng ta, có nhiều thức ăn chay chế biến chứa nhiều độc tố rất hại cho cơ thể. Tôi không dùng thực phẩm chế biến vì ngại đưa vào cơ thể chất độc hại mà không thải ra được sẽ là mầm mống bệnh tật. Tôi nhắc Tăng Ni nên tránh những thức ăn gây bệnh, hoặc không thích hợp với cơ thể mình.
Ngoài ra, vấn đề ngủ nghỉ, sinh hoạt cũng quan trọng không kém. Thời khóa tu của chúng ta trong mùa hạ, ít nhất cũng phải có sáu thời, nhưng trong sáu thời khóa tu này, phải điều chỉnh cơ thể thích nghi theo. Thiết nghĩ cần tập luyện cho quen; đối với tôi, phải giữ sáu thời hoặc ba thời, nhưng nên có gia giảm. Nếu đại chúng sức khỏe yếu kém quá, chúng ta có thể giảm bớt thời khóa để bắt đầu từ thấp lên cao. Trong một ngày đêm, chúng ta có ba thời khóa tụng niệm là công phu sáng sớm, công phu chiều và quả đường. Nhưng còn cần thêm hai thời nữa mà không làm hao tổn sức lực, là một thời tu tập Thiền quán và một thời pháp đàm, tức học giáo lý. Hai thời "Thiền thực và Pháp thực” chính là món ăn tinh thần rất cần thiết và có lợi vô cùng cho người tu. Không học giáo lý và không tham Thiền, trí tuệ không thể phát sanh và tâm hồn không thể yên tĩnh được, thì không phải là Sa môn.
Trong sinh hoạt tu hành, khi thể lực tổn hao, chúng ta ngồi Thiền nghĩa là tự điều chỉnh cơ thể chúng ta, điều chỉnh hô hấp và nhịp tim và để cơ thể hoàn toàn nghỉ ngơi. Tôi làm việc nhiều, nhưng ít mệt là nhờ thực hiện pháp này. Sau một ngày làm việc, tôi thường dành một, hai tiếng để tinh thần và cơ thể được nghỉ ngơi, thì nhân lúc nghỉ ngơi này, chúng ta đưa Thiền vào, một là Thiền ngồi, hai là Thiền đi, xưa gọi là tọa Thiền và hành Thiền. Vì nếu ngồi liên tục, cơ thể mệt mỏi và buồn ngủ, nên chúng ta đứng lên, đi kinh hành. Tuy nhiên, lúc ngồi hay đi, chúng ta đều quán chiếu cuộc sống hàng ngày của chính mình và những việc xảy ra xung quanh mình. Buổi tối, trong thời tọa Thiền hay kinh hành, tôi tự suy nghĩ trong một ngày đã làm việc gì, đi thăm tỉnh nào, tiếp xúc với ai và phản ứng của Tăng Ni từng địa phương, của Giáo hội, của xã hội đối với tôi như thế nào. Tôi kiểm chứng để đánh giá kết quả, để rút kinh nghiệm cho bản thân mà tự điều chỉnh việc hành đạo sắp tới. Có quán chiếu như vậy, trí tuệ mới phát sanh; vì thực tế có thấy nghe mới cho chúng ta suy nghĩ và nhận thức. Tuy hiểu biết đó là trí tuệ hữu lậu, nhưng cũng không làm chúng ta xa rời thực tế và giúp chúng ta thấy biết mỗi ngày đúng đắn hơn, từ đó có những xử sự thích hợp nhất.
Và nếu sau này, sự tu chứng Thiền quán của quý Thầy cao hơn thì có thể sử dụng vô lậu trí hay vô lậu huệ như Hòa thượng Chủ tịch của chúng ta. Thật vậy, Hòa thượng Trí Tịnh đã trải qua cuộc đời tu hành khá dài, nhưng ngài ít tiếp xúc với bên ngoài. Ngài chỉ chuyên dịch kinh, đọc kinh, niệm Phật, tham Thiền; mặc dù ngài gánh vác nhiều chức vụ rất quan trọng. Chính công phu chuyên tu đã tạo cho ngài có trực giác, tức trí tuệ vô lậu; nhờ đó, Hòa thượng không đi hành đạo bên ngoài, không nhìn, không nghe, mà vẫn có giải pháp đúng đắn, thích nghi cho từng vấn đề của Phật giáo cả nước. Với tài đức như vậy, ngài đã và đang lãnh đạo được Giáo hội chúng ta bình yên và phát triển trong suốt chặng đường dài hơn hai mươi năm.
Nếu quý Thầy có điều kiện được sống yên tĩnh và chỉ sống với pháp Phật, sẽ không cần sử dụng sự hiểu biết phân biệt nữa, thì trí tuệ vô lậu từ chơn tâm quý vị xuất hiện. Đó là trực giác, là sự hiểu biết không cần suy nghĩ tính toán mà rất chính xác. Đức Phật và chư vị Tổ sư thâm nhập Thiền quán và chứng đắc trí vô lậu, nên nhìn sự vật biết được quá khứ, hiện tại, vị lai; biết đời trước của người, biết mối quan hệ của họ với các ngài như thế nào và hiện đời họ tìm đến để làm gì, thì các ngài theo đó mà hành sử một cách tốt đẹp. Điển hình như Hòa thượng Hồng Pháp đã thấy tiền kiếp của ngài là vị tướng đời nhà Nguyễn. Ngài đã từng đi đánh Campuchia, giết chết nhiều người. Kiếp này ngài là cao Tăng, nhưng trong Thiền định, thấy một người Miên chặt đầu Ngài. Khi xả Thiền, ngài gọi Thầy Tri sự đến và dạy rằng sau này ngài phải trả quả báo như vậy thì đừng thắc mắc; vì đó là túc nghiệp của ngài. Quả nhiên, khi người Miên nổi dậy, người đàn ông thường công quả trong chùa mỗi ngày đã vác rựa đến chặt đầu ngài. Anh này là Phật tử thân cận nhất lại chặt đầu ngài với lý do đơn giản là vì thương ngài quá, nếu không giết ngài mà để cho người khác giết thì uổng!
Chỉ ở trong Thiền định, chúng ta mới thấy được túc trái oan gia. Mọi việc xảy ra trong ta và chung quanh ta, nếu bình tâm sống trong Thiền định, ta mới nhận thấy rõ ràng. Riêng tôi, khi tĩnh tâm, thường quan sát phản ứng trong nội tâm tôi là gì thì kiểm chứng lại việc xảy ra trên thực tế, thấy đúng như điều hiện lên trong lòng tôi. Thiết nghĩ khi chưa chứng được Túc mạng minh, bằng cảm tính của tâm thanh tịnh, chúng ta cũng có thể nhận biết suy nghĩ, tâm tư của người đến với ta. Họ có thiện cảm hay ác cảm với ta, đến giúp hay đến hại ta. Không nhận ra điều này, dễ bị mắc lừa. Thực tế cho thấy một số Thầy bị lừa vì thường ngày mãi lo sinh hoạt bên ngoài nhiều, mà thiếu phần quan trọng của người tu là hạ thủ công phu. Thí dụ chỉ lo cơm ăn, áo mặc, chỗ ở, xây chùa, bán hàng, v.v… Lo nhiều những việc như vậy, chẳng mấy chốc sẽ rơi vô thế tục. Vì làm công việc nhiều, chúng ta càng cần nhiều người giúp đỡ, làm công việc càng lớn, chúng ta càng cần nhiều tiền bạc. Chính sự yêu cầu của chúng ta về người giúp đỡ và về tiền bạc là điểm yếu của ta mà kẻ lừa đảo sẽ dễ dàng nhận thấy, trong khi chính ta lại không thấy, cho nên mới bị họ lừa. Thấy chúng ta xây chùa, chắc chắn cần tiền, họ sẽ tìm đến dùng mọi cách, nói đủ kiểu để dụ dỗ. Nghe mà thiếu suy nghĩ, động lòng tham, nhất định bị mắc lừa ngay. Có một số người bị lừa một cách đơn giản như sau. Họ tìm đến nói rằng có mấy tấn hàng ở ngoại quốc gởi về, nhưng thiếu tiền đóng thuế. Thầy cho mượn mấy chục triệu, lấy được hàng, bán rồi, con sẽ cúng Thầy một tỷ để xây chùa. Nghe vậy cảm thấy mừng vì có tiền xây chùa, khỏi phải lo. Nếu Thầy không có tiền cho mượn thì dễ thôi, Thầy vay mượn Phật tử, rồi sẽ trả lại sau. Kết quả thảm hại thế nào có lẽ quý vị đã biết. Một số Thầy ở ngoại quốc thì bị lừa cách khác. Kẻ lừa đảo gọi điện thoại báo tin Thầy đã trúng độc đắc mấy chục ngàn đô, hãy đưa mấy ngàn đô cho họ đóng thuế rồi họ sẽ đem tiền trúng số đến giao. Nếu thấy mình không cần tiền, nhưng biết chùa mình vắng vẻ, cần người công quả, cần người tu, thì kẻ gian dùng cách đến xin công quả. Vì thiếu trí tuệ, nghe có người phụ giúp, mừng lắm, vội vàng nhận liền. Họ vào chùa ở vài ngày, dò xét xem có tiền hay đồ đạc gì quý thì chờ cơ hội ăn cắp rồi bỏ trốn. Mình cần cái gì, họ dùng cái đó để dụ, khiến mờ mắt, quyết định sai lầm. Nếu tu hành sáng suốt, dễ nhận ra những cách lừa đảo như thế.
Tăng Ni phải nỗ lực gia công Thiền quán. Chưa chứng Tam minh, hay chưa đắc Túc mạng, cũng phải có tầm nhìn tương đối sáng suốt, để không bị người đời lừa gạt. Tâm an, trí sáng mới có thể hành Bồ tát đạo, giúp người bớt khổ đau và góp phần lợi ích cho cộng đồng xã hội, xứng đáng là đệ tử Phật, thắp sáng ngọn đèn chánh pháp trên thế gian lợi lạc cho mọi người. Cầu nguyện Phật gia hộ tất cả Tăng Ni và Phật tử luôn sống trong tĩnh giác và trong ánh sáng từ bi của Phật.