Sách
(Bài giảng tại chùa Thiên Phước, Long An, 2006)
Chùa Thiên Phước thuộc hệ Thiên Thai Thiền Giáo tông do Tổ Huệ Đăng sáng lập. Quý vị tu hành nơi đây ít nhất cũng phải hiểu được một phần lời dạy của Tổ để nương theo đó phát huy trí tuệ và đạo hạnh. Tổ Huệ Đăng chuyên tu Pháp Hoa, Ngài ngộ được bí yếu của kinh Pháp Hoa trong quyển thứ 7 và dạy rằng chỉ cần tụng quyển thứ 7 là đủ.
Tôi được tông môn suy cử làm Chứng minh Đạo sư, trên bước đường tu tôi đã nhận ra ý của Tổ sư dạy và ứng dụng trong cuộc sống trải qua hơn ba mươi năm, được sự an lành vô cùng cũng như phát huy được đạo lực.
Điều đầu tiên, tôi thấy quyển thứ 7 của kinh Pháp Hoa có việc vô cùng quan trọng gọi là Đà La Ni ở phẩm thứ 26. Phẩm này nói về thần chú của các vị Bồ tát và chư Thiên, chư thiện thần đã phát nguyện ủng hộ người trì kinh Pháp Hoa. Vì là thần chú, nên chúng ta chỉ đọc tụng, không thể hiểu được ý nghĩa của mật ngữ. Trong pháp tu của Thiên Thai Thiền Giáo tông, có phần hành trì thần chú trong kinh để tìm về những gì mà người thường không hiểu được, chỉ có Phật, bồ tát hiểu; đó chính là cốt lõi của đạo mà ngày nay chúng ta đang từng bước thể nghiệm.
Thật vậy, muốn tìm thấy lý mầu, tất yếu chúng ta phải vượt qua ranh giới của con người để bước vào thế giới Phật, Bồ tát, tức thật địa, thật tướng. Nghĩa là phải vượt qua được ranh giới của tứ đại ngũ uẩn bằng cách cắt bỏ chúng sinh, chúng sinh nghiệp, chúng sinh phiền não. Vượt được ranh giới đó, qua bờ giải thoát rồi, dù thân tứ đại ngũ uẩn vẫn hiện hữu trong sinh tử, nhưng đã sử dụng được chân thân là con người không sinh tử để hành đạo mới được an nhiên tự tại trước mọi sóng gió hiểm nguy của trần thế.
Tôi gợi thêm ý này qua câu chuyện Huyền Trang đi thỉnh kinh. Ngài đến chùa Đại Lôi Âm, có dòng sông ngăn cách bờ bên này và bờ bên kia. Chỉ có một sợi chỉ đỏ làm cầu bắt ngang sông, Huyền Trang không dám bước qua cầu. Điều này nhằm chỉ tâm trạng người tu đối trước sự bức bách dữ dội mà Hòa thượng Thiện Hoa gọi là tuyệt mạng tuyệt thể, hay đứng trước ranh giới của sinh tử rất mong manh như một sợi chỉ, bằng mọi cách phải vượt qua được. Thấy thầy không dám đi qua cầu, Tôn Ngộ Không mới nói rằng Ngài không đi được thì xuống thuyền đi, nhưng vì là chiếc thuyền không đáy, nên Huyền Trang cũng không dám bước xuống. Tôn Ngộ Không liền đẩy thầy xuống thuyền. Ngồi trên mạn thuyền, Ngài thấy xác người trôi trên sống giống với thân xác của Ngài. Câu chuyện nhằm gợi ý rằng người thực tu thực chứng phải đạt đến tâm chứng gọi là đắc đạo và đắc đạo mới có thể mở đạo, truyền đạo, mới là đạo chân thật.
Chúng ta chưa đạt đến tâm chứng như vậy, thì phần lớn chỉ truyền được ngôn ngữ. Chỉ có các vị Bồ tát, Thánh Tăng hay Tổ sư đã đắc đạo mới có đủ khả năng truyền bá pháp chân thật. Hạng người thứ hai, tuy chưa thấy đạo, nhưng ít nhất cũng đã thể nghiệm được phần nào lý của đạo, lý của Tổ sư đã ngộ và họ ứng dụng vào đời tu được một phần kết quả tốt đẹp, sử dụng thành quả này để giáo hóa thì việc truyền bá chánh pháp của họ trông đơn giản mà được kết quả bất tư nghì. Hạng người thứ ba có học vị cũng chỉ truyền bá được ngôn ngữ, gọi là hàng văn tự pháp sư. Quan sát kỹ thấy rõ những người hiểu nhiều, nhưng đạo lý không sâu, vì họ chỉ mới học, hiểu, suy nghĩ (văn, tư) trên lý thuyết, chứ chưa ứng dụng được trong cuộc sống. Mỗi người vào đạo ở những cấp bậc khác nhau là vậy.
Tổ Thiên Thai là bậc thượng căn thượng trí nên sơ tâm nhập đạo mới ba năm mà đã ngộ đạo, trí tuệ bừng sáng và được Tổ Long Hòa phú pháp. Việc chính yếu là ngộ đạo, không phải tu lâu là được. Tâm người ngộ đạo khác với tâm người chưa ngộ. Chưa ngộ đạo thì tâm lăng xăng, làm gì cũng suy tính hơn thiệt, nghĩ phải làm việc này không làm việc nọ, nhưng chẳng việc nào thành. Nói cách khác, người chưa ngộ đạo còn kẹt trong công việc, bị công việc bao vây, trói buộc và làm việc trên căn bản phiền não trần lao, nên thường lo lắng, mệt mỏi, chán nản; như vậy công đức bị mất dần.
Người lười biếng không làm được gì thì không nói đến, nhưng người hạ quyết tâm lo cho đại chúng trên căn bản phiền não như vậy, đến một lúc nào cũng không còn tâm dũng mãnh và cũng không làm được nữa. Chỉ có người thực tu, ngộ đạo, đắc đạo mới tiến bước trên con đường phát huy đạo lực. Các Hòa thượng lớn thường nói câu đơn giản, nhưng thấm thía rằng gừng càng già càng cay. Người tu đạt đạo, tuổi càng lớn, càng phải gặt hái được nhiều điều tốt hơn. "Cái được” của người ngộ đạo, sống với thật pháp mà đức vua Tống Nhân Tông nhận ra được và hết lòng thán phục, ca ngợi rằng "Bang bang như ý, chủng chủng hiện thành”. Bậc chân tu ung dung tự tại, không làm gì, nhưng việc nào cũng theo ý các Ngài và việc nào cũng thành tựu với kết quả vượt bậc. Còn người chưa ngộ đạo làm tất bật, nhưng kết quả không bao nhiêu. Ý thức như vậy, chúng ta hướng tâm tu tập để ngộ đạo, chứng đạo là chính yếu; còn làm việc thì theo tinh thần tùy duyên, không để công việc ràng buộc. Biết nương theo lý nhân duyên, việc nào cũng làm được và thành tựu; vì nhân duyên sinh ra tất cả các pháp. Ngược lại, không thấy nhân duyên, khởi tham vọng mà làm, một việc nhỏ cũng không thành.
Thấy nhân duyên thì đầu tiên phải thấy mình trước bằng cách cắt bỏ tham vọng. Đa số người thất bại một cách chua chát, vì rơi vào tham vọng. Tham vọng nhỏ nhất như mua một công đất, cất am tu cũng chưa chắc được. Nhận ra lý nhân duyên, thấy được việc làm của mình là việc nào, ở đâu và lúc nào. Lúc nào làm việc được, ta làm; chỗ làm được ta tới. Không đáng tới mà tới, không nên làm mà làm là trái ngược với lý nhân duyên là tự chuốc họa vào thân. Chúng ta còn nhớ câu chuyện xưa kia có một vị phạm Tăng đi ngang Tào Khê và nói rằng 500 năm sau sẽ có vị Thánh Tăng ra đời và làm nên đạo cả ở nơi này. Người chưa ngộ đạo thấy khu đất đẹp, liền đến xây chùa, nhưng chưa xây được chùa đã bị mất mạng, hay có chùa rồi cũng bị chiếm mất. Tổ sư đã ngộ đạo thấy rõ lý nhân duyên, phải đến thời kỳ đó, có vua ra đời phát tâm hộ đạo, mới phát triển được đạo pháp ở Tào Khê. Cũng như Tổ Huệ Đăng quyết tâm học đạo, tìm đến Tổ Long Hòa và Ngài ẩn trong hang núi dốc lòng tu hành, ngộ đạo, thấy được nhân duyên hành đạo của Ngài với xã hội như thế nào, với những người hữu duyên đến tu học với Ngài ra sao.
Có thể hiểu rằng người phát tâm Bồ đề, tâm này ngang qua tâm của thầy, hai tâm thanh tịnh tương ưng với nhau, truyền thông cho nhau, thì thầy trò gặp nhau trên tâm như vậy, dù hoàn cảnh sống có hẩm hiu cũng không có gì trở ngại, vì thầy trò dễ dàng chia sẻ, truyền trao và tất nhiên người đệ tử dễ dàng đạt đạo. Trái lại, không gặp nhau trên tâm, chỉ tranh chấp, không bao giờ có sự an lạc thanh tịnh, chưa nói đến ngộ đạo.
Qua phẩm Đà La Ni biết được các vị Bồ tát và thiện thần Hộ pháp đã phát nguyện bảo vệ người trì kinh Pháp Hoa, nên tôi tụng thần chú của các ngài đã tuyên nói trước Phật để tạo mối quan hệ vô hình kết nối giữa mình với các Ngài; từ đó tiếp nhận được lực gia bị của các Ngài mà được an lạc trên bước đường hành đạo trong hoàn cảnh sống của xã hội rất nhiều khó khăn.
Nhờ nhận ra ý của Tổ sư và phát huy lên, tôi đạt được hiệu quả rất cao, cho nên lúc mới thành lập đạo tràng Pháp Hoa, tôi chỉ cho Phật tử tụng Hồng danh Pháp Hoa và thủ hộ thần chú theo kinh này.
Và tạo được mối tương quan trong tâm giữa ta với Phật và Bồ tát cùng các vị Hộ pháp, thì quan sát bên ngoài, thấy rõ có được sự tương ưng thể hiện qua cuộc sống xã hội, nghĩa là những người thuộc mọi tầng lớp xã hội bắt đầu tìm đến học đạo hay hợp tác với ta. Liên hệ được trong vô hình với Phật và Bồ tát, các vị Hộ pháp, tự động ở thế giới hữu hình này, có các người hữu duyên do các Ngài khiến đến, ta không nhọc công phí sức kêu gọi. Xây dựng Bồ đề quyến thuộc theo chánh pháp là như thế.
Mong rằng quý vị thanh tịnh hóa thân tâm để thâm nhập yếu lý của Phật dạy, của chư vị Tổ sư đã chứng ngộ và thực hiện tốt đẹp trên bước đường thượng cầu Phật đạo hạ hóa chúng sinh.
Chùa Thiên Phước thuộc hệ Thiên Thai Thiền Giáo tông do Tổ Huệ Đăng sáng lập. Quý vị tu hành nơi đây ít nhất cũng phải hiểu được một phần lời dạy của Tổ để nương theo đó phát huy trí tuệ và đạo hạnh. Tổ Huệ Đăng chuyên tu Pháp Hoa, Ngài ngộ được bí yếu của kinh Pháp Hoa trong quyển thứ 7 và dạy rằng chỉ cần tụng quyển thứ 7 là đủ.
Tôi được tông môn suy cử làm Chứng minh Đạo sư, trên bước đường tu tôi đã nhận ra ý của Tổ sư dạy và ứng dụng trong cuộc sống trải qua hơn ba mươi năm, được sự an lành vô cùng cũng như phát huy được đạo lực.
Điều đầu tiên, tôi thấy quyển thứ 7 của kinh Pháp Hoa có việc vô cùng quan trọng gọi là Đà La Ni ở phẩm thứ 26. Phẩm này nói về thần chú của các vị Bồ tát và chư Thiên, chư thiện thần đã phát nguyện ủng hộ người trì kinh Pháp Hoa. Vì là thần chú, nên chúng ta chỉ đọc tụng, không thể hiểu được ý nghĩa của mật ngữ. Trong pháp tu của Thiên Thai Thiền Giáo tông, có phần hành trì thần chú trong kinh để tìm về những gì mà người thường không hiểu được, chỉ có Phật, bồ tát hiểu; đó chính là cốt lõi của đạo mà ngày nay chúng ta đang từng bước thể nghiệm.
Thật vậy, muốn tìm thấy lý mầu, tất yếu chúng ta phải vượt qua ranh giới của con người để bước vào thế giới Phật, Bồ tát, tức thật địa, thật tướng. Nghĩa là phải vượt qua được ranh giới của tứ đại ngũ uẩn bằng cách cắt bỏ chúng sinh, chúng sinh nghiệp, chúng sinh phiền não. Vượt được ranh giới đó, qua bờ giải thoát rồi, dù thân tứ đại ngũ uẩn vẫn hiện hữu trong sinh tử, nhưng đã sử dụng được chân thân là con người không sinh tử để hành đạo mới được an nhiên tự tại trước mọi sóng gió hiểm nguy của trần thế.
Tôi gợi thêm ý này qua câu chuyện Huyền Trang đi thỉnh kinh. Ngài đến chùa Đại Lôi Âm, có dòng sông ngăn cách bờ bên này và bờ bên kia. Chỉ có một sợi chỉ đỏ làm cầu bắt ngang sông, Huyền Trang không dám bước qua cầu. Điều này nhằm chỉ tâm trạng người tu đối trước sự bức bách dữ dội mà Hòa thượng Thiện Hoa gọi là tuyệt mạng tuyệt thể, hay đứng trước ranh giới của sinh tử rất mong manh như một sợi chỉ, bằng mọi cách phải vượt qua được. Thấy thầy không dám đi qua cầu, Tôn Ngộ Không mới nói rằng Ngài không đi được thì xuống thuyền đi, nhưng vì là chiếc thuyền không đáy, nên Huyền Trang cũng không dám bước xuống. Tôn Ngộ Không liền đẩy thầy xuống thuyền. Ngồi trên mạn thuyền, Ngài thấy xác người trôi trên sống giống với thân xác của Ngài. Câu chuyện nhằm gợi ý rằng người thực tu thực chứng phải đạt đến tâm chứng gọi là đắc đạo và đắc đạo mới có thể mở đạo, truyền đạo, mới là đạo chân thật.
Chúng ta chưa đạt đến tâm chứng như vậy, thì phần lớn chỉ truyền được ngôn ngữ. Chỉ có các vị Bồ tát, Thánh Tăng hay Tổ sư đã đắc đạo mới có đủ khả năng truyền bá pháp chân thật. Hạng người thứ hai, tuy chưa thấy đạo, nhưng ít nhất cũng đã thể nghiệm được phần nào lý của đạo, lý của Tổ sư đã ngộ và họ ứng dụng vào đời tu được một phần kết quả tốt đẹp, sử dụng thành quả này để giáo hóa thì việc truyền bá chánh pháp của họ trông đơn giản mà được kết quả bất tư nghì. Hạng người thứ ba có học vị cũng chỉ truyền bá được ngôn ngữ, gọi là hàng văn tự pháp sư. Quan sát kỹ thấy rõ những người hiểu nhiều, nhưng đạo lý không sâu, vì họ chỉ mới học, hiểu, suy nghĩ (văn, tư) trên lý thuyết, chứ chưa ứng dụng được trong cuộc sống. Mỗi người vào đạo ở những cấp bậc khác nhau là vậy.
Tổ Thiên Thai là bậc thượng căn thượng trí nên sơ tâm nhập đạo mới ba năm mà đã ngộ đạo, trí tuệ bừng sáng và được Tổ Long Hòa phú pháp. Việc chính yếu là ngộ đạo, không phải tu lâu là được. Tâm người ngộ đạo khác với tâm người chưa ngộ. Chưa ngộ đạo thì tâm lăng xăng, làm gì cũng suy tính hơn thiệt, nghĩ phải làm việc này không làm việc nọ, nhưng chẳng việc nào thành. Nói cách khác, người chưa ngộ đạo còn kẹt trong công việc, bị công việc bao vây, trói buộc và làm việc trên căn bản phiền não trần lao, nên thường lo lắng, mệt mỏi, chán nản; như vậy công đức bị mất dần.
Người lười biếng không làm được gì thì không nói đến, nhưng người hạ quyết tâm lo cho đại chúng trên căn bản phiền não như vậy, đến một lúc nào cũng không còn tâm dũng mãnh và cũng không làm được nữa. Chỉ có người thực tu, ngộ đạo, đắc đạo mới tiến bước trên con đường phát huy đạo lực. Các Hòa thượng lớn thường nói câu đơn giản, nhưng thấm thía rằng gừng càng già càng cay. Người tu đạt đạo, tuổi càng lớn, càng phải gặt hái được nhiều điều tốt hơn. "Cái được” của người ngộ đạo, sống với thật pháp mà đức vua Tống Nhân Tông nhận ra được và hết lòng thán phục, ca ngợi rằng "Bang bang như ý, chủng chủng hiện thành”. Bậc chân tu ung dung tự tại, không làm gì, nhưng việc nào cũng theo ý các Ngài và việc nào cũng thành tựu với kết quả vượt bậc. Còn người chưa ngộ đạo làm tất bật, nhưng kết quả không bao nhiêu. Ý thức như vậy, chúng ta hướng tâm tu tập để ngộ đạo, chứng đạo là chính yếu; còn làm việc thì theo tinh thần tùy duyên, không để công việc ràng buộc. Biết nương theo lý nhân duyên, việc nào cũng làm được và thành tựu; vì nhân duyên sinh ra tất cả các pháp. Ngược lại, không thấy nhân duyên, khởi tham vọng mà làm, một việc nhỏ cũng không thành.
Thấy nhân duyên thì đầu tiên phải thấy mình trước bằng cách cắt bỏ tham vọng. Đa số người thất bại một cách chua chát, vì rơi vào tham vọng. Tham vọng nhỏ nhất như mua một công đất, cất am tu cũng chưa chắc được. Nhận ra lý nhân duyên, thấy được việc làm của mình là việc nào, ở đâu và lúc nào. Lúc nào làm việc được, ta làm; chỗ làm được ta tới. Không đáng tới mà tới, không nên làm mà làm là trái ngược với lý nhân duyên là tự chuốc họa vào thân. Chúng ta còn nhớ câu chuyện xưa kia có một vị phạm Tăng đi ngang Tào Khê và nói rằng 500 năm sau sẽ có vị Thánh Tăng ra đời và làm nên đạo cả ở nơi này. Người chưa ngộ đạo thấy khu đất đẹp, liền đến xây chùa, nhưng chưa xây được chùa đã bị mất mạng, hay có chùa rồi cũng bị chiếm mất. Tổ sư đã ngộ đạo thấy rõ lý nhân duyên, phải đến thời kỳ đó, có vua ra đời phát tâm hộ đạo, mới phát triển được đạo pháp ở Tào Khê. Cũng như Tổ Huệ Đăng quyết tâm học đạo, tìm đến Tổ Long Hòa và Ngài ẩn trong hang núi dốc lòng tu hành, ngộ đạo, thấy được nhân duyên hành đạo của Ngài với xã hội như thế nào, với những người hữu duyên đến tu học với Ngài ra sao.
Có thể hiểu rằng người phát tâm Bồ đề, tâm này ngang qua tâm của thầy, hai tâm thanh tịnh tương ưng với nhau, truyền thông cho nhau, thì thầy trò gặp nhau trên tâm như vậy, dù hoàn cảnh sống có hẩm hiu cũng không có gì trở ngại, vì thầy trò dễ dàng chia sẻ, truyền trao và tất nhiên người đệ tử dễ dàng đạt đạo. Trái lại, không gặp nhau trên tâm, chỉ tranh chấp, không bao giờ có sự an lạc thanh tịnh, chưa nói đến ngộ đạo.
Qua phẩm Đà La Ni biết được các vị Bồ tát và thiện thần Hộ pháp đã phát nguyện bảo vệ người trì kinh Pháp Hoa, nên tôi tụng thần chú của các ngài đã tuyên nói trước Phật để tạo mối quan hệ vô hình kết nối giữa mình với các Ngài; từ đó tiếp nhận được lực gia bị của các Ngài mà được an lạc trên bước đường hành đạo trong hoàn cảnh sống của xã hội rất nhiều khó khăn.
Nhờ nhận ra ý của Tổ sư và phát huy lên, tôi đạt được hiệu quả rất cao, cho nên lúc mới thành lập đạo tràng Pháp Hoa, tôi chỉ cho Phật tử tụng Hồng danh Pháp Hoa và thủ hộ thần chú theo kinh này.
Và tạo được mối tương quan trong tâm giữa ta với Phật và Bồ tát cùng các vị Hộ pháp, thì quan sát bên ngoài, thấy rõ có được sự tương ưng thể hiện qua cuộc sống xã hội, nghĩa là những người thuộc mọi tầng lớp xã hội bắt đầu tìm đến học đạo hay hợp tác với ta. Liên hệ được trong vô hình với Phật và Bồ tát, các vị Hộ pháp, tự động ở thế giới hữu hình này, có các người hữu duyên do các Ngài khiến đến, ta không nhọc công phí sức kêu gọi. Xây dựng Bồ đề quyến thuộc theo chánh pháp là như thế.
Mong rằng quý vị thanh tịnh hóa thân tâm để thâm nhập yếu lý của Phật dạy, của chư vị Tổ sư đã chứng ngộ và thực hiện tốt đẹp trên bước đường thượng cầu Phật đạo hạ hóa chúng sinh.