Sách
Theo Tỳ Ni luật tạng, Tăng Ni phải cấm túc An cư; nhưng trong thời gian An cư, chúng ta tu và đạt được kết quả tốt đẹp hay không mới là điều quan trọng. Giáo hội chúng ta đưa ra khẩu hiệu là thúc liễm thân tâm, trau giồi giới đức, siêng tu tam vô lậu học. Đó là khẩu hiệu chung cho tất cả Tăng Ni, nhưng cần nhận thức rằng chúng ta phải thúc liễm thân nào và tâm nào. Thân có hai là chân thân và thân tứ đại. Đức Phật dạy rằng chân thân của chúng ta là Pháp thân ở trạng thái bất sanh bất diệt thì không cần phải thúc liễm; vì nó vốn không sanh không diệt, lấy gì để trói cột nó. Nhưng đối với thân tứ đại, cần phải thúc liễm, nhưng thúc liễm bằng cách nào. Về phần tâm, cũng có hai là chân tâm và vọng tâm. Đối với chân tâm, tất niên không cần thúc liễm, chỉ phải thúc liễm vọng tâm; như thế, phải biết vọng tâm là gì và nên cột nó bằng cách nào.
Chúng ta đã biết trong mười hai năm đầu, trong việc chỉ dạy các đệ tử, Đức Phật không đưa ra giới luật để thúc liễm, vì các ngài đều là Hiền Thánh Tăng, tức đã thâm nhập Pháp thân, sống với Pháp thân. Nhưng về sau, Đức Phật phải đặt ra giới luật để ràng buộc các Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, vì đối tượng bấy giờ là phàm Tăng, nghiệp Tăng, ác Tăng. Thật vậy, điển hình như Vô Não, ngày hôm trước còn là đồ tể, nhưng ngày hôm sau phát tâm tu, cũng được Phật tiếp độ. Người đã tạo nghiệp sát nặng, khi tu, phải buông bỏ dụng cụ sát hại bên ngoài cho đến dụng cụ sát hại trong tâm. Giáo pháp của Phật nhằm hạn chế tối đa ác nghiệp, không cho họ có hành động ác, lời nói ác và ý niệm ác.
Ác nghiệp đời này dễ nhận thấy rõ, nhưng ác nghiệp đời trước thì khó thấy; tuy nhiên, quán sát kỹ cũng nhận ra được. Người có trách nhiệm trong trường hạ phải nhìn kỹ từng người để thấy ác nghiệp của họ mà chỉ bảo, giúp họ sám hối cho tiêu nghiệp và đưa ra kỷ luật để ràng buộc, không cho nghiệp của họ sanh khởi. Thông thường, lúc mới quan sát, không phát hiện được nghiệp của người, nhưng ở chung vài ngày, chúng ta liền nhận ra. Người ác nghiệp nặng thường có tánh hung dữ, tham lam, nên hiện ra tướng dữ, tướng tham, chúng ta dễ thấy. Nhưng đối với người có nghiệp vi tế, tức nghiệp tiềm ẩn bên trong đã tạo nhiều đời, thì khó thấy. Tuy nhiên, sống chung, lần lần chúng ta cũng nhận ra, nên chỉ dạy họ cách khắc phục, họ cũng trở thành người tốt. Vì Phật đã dạy rằng tất cả chúng sanh đều có tánh Phật, đủ duyên thì tánh Phật phát triển, nhưng không đủ duyên, Phật tánh không thể phát triển được. Và tất cả chúng sanh cũng đều có tánh ác, tánh ác này gặp đủ duyên cũng phát triển. Kinh Pháp Hoa đã khẳng định điều này "Phật chủng tùng duyên khởi”. Có thể nói duyên quyết định tất cả mọi việc tốt xấu.
Mùa An cư là thời gian tạo thù thắng duyên để cho hạt giống Phật của chúng ta phát triển và hạt giống ác không có điều kiện lớn lên; như vậy trải qua một, hai năm, hạt giống ác sẽ bị yếu dần và mầm của nó cũng bị tiêu mất. Hạt giống nghiệp của chúng ta cũng như vậy. Những hạt giống ác trải qua một, hai mùa hạ tu hành, chúng ta cảm thấy nó yếu dần và đến một ngày nào, theo sự tiến tu của chúng ta, nó mất hẵn. Có thể nói người khéo tu liên tục trong ba hay năm mùa hạ, mầm giống ác bị hư hoại luôn.
Hạt giống bên ngoài nếu thiếu duyên là ánh sáng, đất, nước thì không sống được. Còn hạt giống trong tâm chúng ta rất khó phát hiện, nên việc trừ khử cũng rất khó. Hạt giống trong tâm ta cũng có duyên vi tế bên trong để nuôi dưỡng nó phát triển. Có người đủ duyên, hạt giống trong tâm bộc phát ra cả lời nói và hành động của họ, có người bộc phát ra lời nói, nhưng có người chỉ bộc phát trong tâm. Do đó, chúng ta thường lầm tưởng mình tu hành là đã cắt đứt môi trường của hạt giống ác; nhưng không phải như vậy, không có duyên bên ngoài tác động thì không thấy nghiệp ác phát ra bên ngoài, nhưng cái duyên bên trong vẫn còn. Duyên bên trong Phật dạy là pháp trần. Năm trần bên ngoài là sắc, thanh, hương, vị, xúc đã bị chúng ta cắt đứt, nhưng pháp trần vẫn còn tác động. Trên bước đường tu, chúng ta kiểm tra kỹ, trong mùa An cư, chúng ta cách ly được năm căn là mắt, tai, mũi, lưỡi và thân, không cho năm căn này bị năm trần bên ngoài chi phối. Nhưng còn căn thứ sáu bên trong là ý căn, tức hoạt động của ý thức sâu hơn và khó tìm thấy. Tại sao chúng ta buồn giận, lo sợ, nói chung là phiền não; đó là do ý căn tác động với pháp trần mà sanh ra. Vì vậy, chúng ta tu hành, trải qua năm, mười hạ mà vẫn không tiến được; vì chúng ta chỉ cách ly năm trần, không cách ly được pháp trần.
Chúng ta An cư, không sinh hoạt bên ngoài, ngồi yên, tưởng không làm gì; nhưng sinh hoạt nội giới diễn tiến rất nhiều. Hoạt động của nội tâm linh hoạt vô cùng. Đối với người trí, không sợ hành động bên ngoài, nhưng sợ ý tưởng ác khởi lên chỉ đạo việc làm. Đức Phật bảo Vô Não rằng con dao trong tay của ông đã vứt xuống, nhưng còn con dao trong tâm quan trọng hơn, vì không có tâm điều khiển thì con dao trong tay cũng không có tác dụng. Người trí giữ gìn, không cho hành động ác trong tâm tồn tại, phát triển là ý này.
Người tu không để vướng mắc với sở hữu vật chất như tiền tài, danh lợi, địa vị, bạn bè, v.v… Người đời bằng mọi cách kiếm cho được những thứ này và được rồi thì cố gắng bảo vệ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy họ lo lắng như vậy, nhưng không ai giữ được mãi tiền bạc, danh vọng, bạn bè. Nhiều người mỗi lần nỗ lực tạo thêm tiền của, tăng thêm danh vọng, địa vị thì họ lại đánh mất bạn bè và phước đức bị tổn giảm; để cuối cùng rồi cũng kết thúc cuộc đời dưới ba tấc đất hay trong hủ cốt, chẳng được điều gì tốt đẹp, chỉ có buồn phiền, khổ đau, oán hận làm hành trang đem theo trong kiếp tái sanh mà thôi. Người thực tu cắt bỏ tất cả những hơn thua phải trái, danh lợi, v.v… nói chung, những gì vướng mắc cản trở bước tiến thăng hoa tâm linh. Chúng ta chỉ quan tâm xem trong ý thức mình có còn tồn tại tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến, thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, để chúng ta thúc liễm, trói buộc những thứ này lần lần. Nếu hay giận, chúng ta nỗ lực cột phiền não này trước, ít nhất một mùa hạ cũng cột được một anh giặc phiền não. Cột bằng cách nào? Phật dạy có nhiều cách cột phiền não.
Cách thứ nhất, lúc mới tu, cần ý thức rằng những gì chúng ta nghe thấy sẽ tác động tâm chúng nổi giận, cho nên chúng ta phải cách ly nó. Đầu tiên, chúng ta cắt tiền trần trước. Mùa An cư, chúng ta tu hành với đại chúng, muốn được thanh tịnh, những việc mắt thấy tai nghe, hãy gác sang một bên. Riêng đối với những người lãnh đạo như Thiền chủ, Chánh na, Chánh chúng, nếu tâm trong sạch hoàn toàn thì việc lãnh đạo chúng dễ dàng. Nếu phiền não bên trong còn nhiều và thường suy nghĩ, hành động theo khôn dại thế gian sẽ điều hành chúng rất khó. Riêng tôi, thuở còn trẻ tuổi, tánh hay nổi nóng, dễ giận. Mùa hạ, tôi nhắm vào phiền não này đối trị trước bằng cách chọn việc không có tranh chấp để xin làm; không chọn những việc của hàng lãnh đạo, vì làm Chúng trưởng, Chánh na, Thiền chủ sẽ khó vô cùng. Thật vậy, nếu nghiệp chúng ta chưa đoạn trừ được, mà vì có chức vụ thì phải có trách nhiệm, phải để tâm. Dĩ nhiên Duy na không cần để tâm đến người tốt, nhưng phải để tâm đến người xấu, việc xấu và nếu phát hiện ra việc xấu, người xấu, tâm chúng ta dễ bị tác động. Chúng ta đem người xấu, việc xấu vô lòng thì mỗi ngày ác nghiệp này tự tăng dần trong tâm mình. Thực sự tôi rất thương người lãnh đạo, vì có lãnh đạo mới thấy được cái khó, cái khổ của họ; không để tâm thì không làm được, còn để tâm thì tâm chúng ta bị đầy ắp dữ kiện không tốt vây chặt. Với công việc của Trưởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày tôi nhận biết bao nhiêu vấn đề, giải quyết biết bao nhiêu đơn khiếu nại. Người lãnh đạo không khéo dễ bực bội, buồn phiền, mà bực và phiền thì việc lãnh đạo của chúng ta càng khó thêm. Người sơ tâm học đạo, vào sơ hạ, chỉ là thành viên của trường hạ, hoàn thành những việc đơn giản được giao phó là có ngay sự an lành. Thí dụ nhận trách nhiệm hành đường, dọn thức ăn cho đại chúng dùng đúng giờ xong, sau đó dọn dẹp bát đĩa. Tôi có kinh nghiệm việc làm này. Thuở xưa, trong các trường hạ, tôi thường nhận công việc này, vì ít người muốn làm, cho nên mình làm thì không đụng chạm với ai, không ai ganh tức, giành dựt, nói xấu, nên rất an lạc. Nhưng nếu có người xin nhường việc này, mình cũng sẵn lòng nhường và tìm việc khác làm. Khi làm việc cho chúng, tôi thường nghĩ rằng mình may mắn được phục vụ chúng Tăng để họ tu hành. Giả sử trong chúng có ba mươi người tu, tôi hành đường, dọn thức ăn thì những người này đã thọ ơn tôi, nên tôi được công đức, còn họ thọ nhận thì phải nợ tôi. Trên bước đường tu, nếu không khéo, nợ cứ chồng chất thêm, nếu biết, công đức sanh ra. Thật vậy, chúng ta phục vụ đại chúng, trong đó những người tu được chia sẻ công đức cho mình, cho nên công đức mình lớn thêm dần. Nhưng nếu làm cho đại chúng mà trong lòng không thích, nghĩ khó khổ và muốn đùn dẩy việc sang người khác, phải tự biết rằng nghiệp ác đã sanh ra. Làm việc với tâm hoan hỷ, mới có công đức. Công việc dọn cơm chỉ mất nửa tiếng đồng hồ là xong và khi đại chúng đi kinh hành, mình dọn dẹp nửa tiếng. Như vậy, còn dư nhiều thì giờ tu và đã tạo được công đức. Thì giờ còn lại, tôi thường sám hối, tụng kinh, ngồi Thiền.
Tu Pháp Hoa, lấy đức của Phật để tự trang nghiêm thân tâm, nên phải lạy hồng danh sám hối, nghiệp chướng mau tiêu nhất. Vì lạy Phật, thương Phật, nghĩ đến Phật nhiều, đem Phật vào tâm mình, phiền não theo đó tiêu tan; còn đem nghiệp và phiền não bên ngoài vào lòng thì những thứ này phải tự tăng trưởng. Đối với tôi, đem tên Phật để vào lòng trước; đem một tên Phật vào sẽ xóa được một tên ác độc. Không ý thức được điều này, đem Phật vô tâm rất khó, mà đã đem được Phật vào tâm rồi, lại đưa ác độc vô xóa mất, quả là rất uổng vô cùng. Huynh đệ với tôi không thích niệm Phật, hay niệm Phật trong thế bắt buộc mà thôi; thì giờ còn lại, buổi sáng thì cố tìm sách báo đọc những việc ác như cướp của giết người, lường gạt, xì ke, ma túy, mãi dâm, v.v…, buổi tối xem Tivi cũng đem vô tâm những hình ảnh ác, hành động ác, làm thế nào có tâm an lành thanh tịnh để tiến tu được. Còn đem Phật vào lòng để tâm chúng ta nhẹ nhàng, lâu dần, hình ảnh thánh thiện tác động vào lời nói, việc làm, suy nghĩ của chúng ta, cho đến trở thành thói quen giúp cho ba nghiệp được thanh tịnh. Thực tập như vậy, tôi có thói quen niệm Phật theo từng bước đi. Nếu tu Tịnh độ, niệm Phật Di Đà, bước đi lâu ngày đều đặn theo tiếng niệm Phật và thân cũng di chuyển theo tiếng niệm Phật, tâm cũng duyên với tiếng niệm Phật, làm cho ba nghiệp luôn thanh tịnh.
Đầu tiên, đem tên Phật vô để xóa bỏ một tên ác nào đó, nên cái ác không có duyên tác động nữa. Sau ba tháng An cư, hạt giống ác này không thể nảy mầm, phát triển; nó suy yếu lần, nhưng còn tiềm ẩn sinh hoạt bên trong, nên chúng ta phải nỗ lực tu thêm năm năm nữa. Hạt giống bên ngoài ba năm không được nuôi dưỡng thì không thể mọc thành cây. Nhưng hạt giống tâm còn, vì ý thức tác động qua pháp trần. Đây là nghiệp chủng tử đời trước. Theo Thế Thân Bồ tát, khi Mạt na thức tác động ý thức, nhưng tiền trần chúng ta không đưa vô, vì chúng ta đã đóng kín năm căn trong mùa An cư. Vì vậy, bên ngoài chúng ta không thấy, không biết, nên không có sức thu hút bên ngoài, thì ý thức chúng ta quay ngược vô trong. Lúc đó, nếu A lại da thức còn chứa ác nghiệp nhiều thì nó sẽ tác động, khiến chúng ta nhớ lại chuyện xưa. Tôi tu có lúc nhớ lại những việc xảy ra từ năm mươi, sáu mươi năm trước, lúc còn hành điệu. Những việc quá khứ xuất hiện cho thấy ý thức chúng ta vẫn sinh hoạt, dù bên ngoài không còn xảy ra; đó chính là nghiệp vi tế mà kinh thường nói rằng Bồ tát còn vô minh hoặc, trần sa hoặc. Phiền não bên ngoài đã cắt, nhưng Tiềm thức chúng ta còn lưu giữ nó.
Chúng ta niệm Phật, thấy Phật, đưa Phật vô ý thức, tuy miệng niệm Phật đều đặn, hình ảnh Phật vẫn nhớ, nhưng bất giác một hình ảnh quá khứ được lưu giữ trong tiềm thức hiện lên, khiến vụt nhớ điều gì, thì chúng ta liền chạy theo nó, cắt đứt niệm Phật hay bài kinh đang tụng. Sự dao động thường xuyên và nhanh chóng vô cùng của tâm thường được gọi là tâm viên, ý mã. Ta cột tâm trong câu niệm Phật, cột thân trong việc lạy Phật, nhưng Tiềm thức vụt phát khởi cái gì, tâm chúng ta liền chạy theo cái đó, quên mất bài kinh. Gặp như vậy, tôi tụng lại từ đầu, chú mục vào lời kinh, không cho ý thức phóng chạy. Khi tâm thuần, tập trung mạnh vào câu kinh là bên trong không tác động được, chúng ta mới đưa kinh ngang qua Mạt na thức để đem kinh thẳng vào Tiềm thức, tức A lại da thức. Và khi kinh đã thâm nhập vào Tiềm thức được rồi thì Phật và kinh từ trong Tiềm thức tự động lưu xuất ra. Hành trì theo phương cách này lâu ngày, tức kinh luật chúng ta đã đem vô Tiềm thức nhiều, nên khi thuyết pháp, những kinh nghiệm hành đạo của các vị Tổ và những giáo pháp của Đức Phật được tự động đưa ra. Vì ở giai đoạn đó, chúng ta không bị tiền trần tác động nữa, mà chỉ có thuần Phật pháp đã chất chứa rất nhiều trong Tiềm thức đưa ra nên suy nghĩ và lời nói trong thời pháp hoàn toàn theo chánh pháp. Tôi thuyết pháp không có dàn bài, giáo pháp trong Tiềm thức đem vô đầy ắp rồi, sẽ tự lưu xuất ra. Còn bận rộn nhiều việc, Phật pháp không có trong Tiềm thức, mà chỉ chứa đầy phiền não trần lao, chắc chắn không thể tu được và cận tử nghiệp đến, những thứ phiền não đã đem vào cái kho Tiềm thức sẽ xuất hiện liền.
Như đã nói hồng danh sám hối, tôi đem để vô Tiềm thức trước. Sau đó, tụng kinh Pháp Hoa, tôi để Phật, Bồ tát vào cái kho A lại da thức. Lúc đó, tôi tìm hiểu Phật, Bồ tát bằng cách đọc tụng kinh điển để biết rõ về hành trạng của các Ngài để quán chiếu tu hành. Thí dụ niệm Phật Di Đà, tôi để danh hiệu Phật này vào tâm và bắt đầu tìm xem Đức Phật Thích Ca nói về Đức Phật Di Đà như thế nào qua các kinh như Di Đà, Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ Đại Bảo Tích. Đọc xong các kinh này, tôi suy nghĩ, ghi nhớ những điều tâm đắc để bổ sung vô hành trạng của Phật Di Đà lưu giữ trong A lại da thức của tôi. Và kế tiếp, tôi đọc những bộ sớ giải của các vị Thánh Tăng như Bồ tát Thế Thân, Thân Loan, Huệ Viễn, Thiện Đạo, v. v… để xem kiến giải của các ngài như thế nào về Phật Di Đà. Và tôi cũng suy nghĩ những lời dạy và kinh nghiệm tu hành của các vị đó đưa vào tiềm thức tôi để mở rộng thêm tuệ giải về pháp hành của Phật Di Đà. Như vậy, trên bước đường tu, mỗi ngày chúng ta bổ sung, đem vô A lại da thức mình những hành trạng của Phật và Bồ tát, Thánh Tăng, mới tẩy uế được cái kho chất chứa nhiều thứ nhiễm ô từ bao đời bao kiếp của mình trên dòng sanh tử này; song song với việc dọn sạch phiền não trần cấu, chúng ta trang bị những pháp cao quý vi diệu vào kho A lại da thức để làm hành trang cho sự thăng hoa trí tuệ và đạo hạnh của mình.
Ngược lại, chỉ hời hợt niệm Phật trên đầu môi chót lưỡi, niệm xong, Phật và chúng ta không ảnh hưởng gì nhau, miệng niệm, nhưng Tiềm thức chúng ta không có Phật, thì tu cùng kiếp cũng không được gì. Niệm Phật, đưa vô ý thức, cho đến vào Tiềm thức, khiến chúng ta thường nhớ tên Phật, hình ảnh Phật, việc làm cao quý của Phật. Phật trở thành thân thương, gần gũi trong cuộc sống chúng ta. Niệm Phật, nghĩ nhiều đến Phật, chịu ảnh hưởng của Phật, tâm chúng ta hoàn toàn được an lành. Từ tâm thanh tịnh ấy chỉ đạo cho việc làm của chúng ta đúng theo hướng của Phật đã đi và tướng tốt cũng từ đó xuất hiện.
Tu hành, biết đem hành trạng của Phật vào trong A lại da thức của chúng ta thì Phật và Tịnh độ có sẵn trong Tiềm thức, đến nơi nào hành đạo, ta đem ra sử dụng. Thí dụ ở chỗ vắng, ngồi Thiền, tên, hình ảnh của Phật Di Đà và hành trạng của Ngài hiện ra trong tâm tôi là Thiền. Thiền ngồi yên, nhưng cái gì xuất hiện mới quan trọng. Thiền, nhưng việc ác xấu hiện là Thiền của ngoại đạo, lạc vào cảnh giới ma. Hoặc ngồi Thiền, quán Không, tức không nghĩ gì, để tâm vắng lặng đứng yên, phiền não không còn là thuần thục ba pháp Không, vô tác, vô nguyện của Thiền Nhị thừa. Thiền của Đại thừa, của Tổ sư, của Phật thì khác. Phật dạy chúng ta ngồi yên để quán sát gọi là Minh sát tuệ, tức trí tuệ vô lậu phát ssnh giúp chúng ta nhìn sự vật chính xác là thật tướng các pháp. Riêng tôi, ngồi yên, kinh điển, Phật, Bồ tát đem vô tâm, từ đây tôi lấy ra từng giáo pháp hay từng hành trạng của Phật hay Bồ tát để đối chiếu và quán sát nhân duyên, cho mình giải pháp tốt nhất ứng xử đúng theo Phật làm lợi lạc cho mình và người. Phật, Bồ tát và cảnh giới của các Ngài có đủ trong tâm chúng ta mới tạo thành cảnh Tịnh độ bên ngoài.
Trong mùa An cư, tôi mong rằng quý vị ít nhất đem được một vị Phật hay Bồ tát để sâu vào Tiềm thức, để khi gặp việc bất trắc, Phật, Bồ tát này xuất hiện, khiến chúng ta hành sử tốt đẹp theo các Ngài; cho đến giờ phút lâm chung, các Ngài cũng hiện hữu bên cạnh tiếp độ thì Niết bàn hay Tịnh độ chờ đón, còn niềm an lạc nào lớn hơn. (Bài giảng trường hạ thành phố Hồ Chí Minh 2006)
Chúng ta đã biết trong mười hai năm đầu, trong việc chỉ dạy các đệ tử, Đức Phật không đưa ra giới luật để thúc liễm, vì các ngài đều là Hiền Thánh Tăng, tức đã thâm nhập Pháp thân, sống với Pháp thân. Nhưng về sau, Đức Phật phải đặt ra giới luật để ràng buộc các Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, vì đối tượng bấy giờ là phàm Tăng, nghiệp Tăng, ác Tăng. Thật vậy, điển hình như Vô Não, ngày hôm trước còn là đồ tể, nhưng ngày hôm sau phát tâm tu, cũng được Phật tiếp độ. Người đã tạo nghiệp sát nặng, khi tu, phải buông bỏ dụng cụ sát hại bên ngoài cho đến dụng cụ sát hại trong tâm. Giáo pháp của Phật nhằm hạn chế tối đa ác nghiệp, không cho họ có hành động ác, lời nói ác và ý niệm ác.
Ác nghiệp đời này dễ nhận thấy rõ, nhưng ác nghiệp đời trước thì khó thấy; tuy nhiên, quán sát kỹ cũng nhận ra được. Người có trách nhiệm trong trường hạ phải nhìn kỹ từng người để thấy ác nghiệp của họ mà chỉ bảo, giúp họ sám hối cho tiêu nghiệp và đưa ra kỷ luật để ràng buộc, không cho nghiệp của họ sanh khởi. Thông thường, lúc mới quan sát, không phát hiện được nghiệp của người, nhưng ở chung vài ngày, chúng ta liền nhận ra. Người ác nghiệp nặng thường có tánh hung dữ, tham lam, nên hiện ra tướng dữ, tướng tham, chúng ta dễ thấy. Nhưng đối với người có nghiệp vi tế, tức nghiệp tiềm ẩn bên trong đã tạo nhiều đời, thì khó thấy. Tuy nhiên, sống chung, lần lần chúng ta cũng nhận ra, nên chỉ dạy họ cách khắc phục, họ cũng trở thành người tốt. Vì Phật đã dạy rằng tất cả chúng sanh đều có tánh Phật, đủ duyên thì tánh Phật phát triển, nhưng không đủ duyên, Phật tánh không thể phát triển được. Và tất cả chúng sanh cũng đều có tánh ác, tánh ác này gặp đủ duyên cũng phát triển. Kinh Pháp Hoa đã khẳng định điều này "Phật chủng tùng duyên khởi”. Có thể nói duyên quyết định tất cả mọi việc tốt xấu.
Mùa An cư là thời gian tạo thù thắng duyên để cho hạt giống Phật của chúng ta phát triển và hạt giống ác không có điều kiện lớn lên; như vậy trải qua một, hai năm, hạt giống ác sẽ bị yếu dần và mầm của nó cũng bị tiêu mất. Hạt giống nghiệp của chúng ta cũng như vậy. Những hạt giống ác trải qua một, hai mùa hạ tu hành, chúng ta cảm thấy nó yếu dần và đến một ngày nào, theo sự tiến tu của chúng ta, nó mất hẵn. Có thể nói người khéo tu liên tục trong ba hay năm mùa hạ, mầm giống ác bị hư hoại luôn.
Hạt giống bên ngoài nếu thiếu duyên là ánh sáng, đất, nước thì không sống được. Còn hạt giống trong tâm chúng ta rất khó phát hiện, nên việc trừ khử cũng rất khó. Hạt giống trong tâm ta cũng có duyên vi tế bên trong để nuôi dưỡng nó phát triển. Có người đủ duyên, hạt giống trong tâm bộc phát ra cả lời nói và hành động của họ, có người bộc phát ra lời nói, nhưng có người chỉ bộc phát trong tâm. Do đó, chúng ta thường lầm tưởng mình tu hành là đã cắt đứt môi trường của hạt giống ác; nhưng không phải như vậy, không có duyên bên ngoài tác động thì không thấy nghiệp ác phát ra bên ngoài, nhưng cái duyên bên trong vẫn còn. Duyên bên trong Phật dạy là pháp trần. Năm trần bên ngoài là sắc, thanh, hương, vị, xúc đã bị chúng ta cắt đứt, nhưng pháp trần vẫn còn tác động. Trên bước đường tu, chúng ta kiểm tra kỹ, trong mùa An cư, chúng ta cách ly được năm căn là mắt, tai, mũi, lưỡi và thân, không cho năm căn này bị năm trần bên ngoài chi phối. Nhưng còn căn thứ sáu bên trong là ý căn, tức hoạt động của ý thức sâu hơn và khó tìm thấy. Tại sao chúng ta buồn giận, lo sợ, nói chung là phiền não; đó là do ý căn tác động với pháp trần mà sanh ra. Vì vậy, chúng ta tu hành, trải qua năm, mười hạ mà vẫn không tiến được; vì chúng ta chỉ cách ly năm trần, không cách ly được pháp trần.
Chúng ta An cư, không sinh hoạt bên ngoài, ngồi yên, tưởng không làm gì; nhưng sinh hoạt nội giới diễn tiến rất nhiều. Hoạt động của nội tâm linh hoạt vô cùng. Đối với người trí, không sợ hành động bên ngoài, nhưng sợ ý tưởng ác khởi lên chỉ đạo việc làm. Đức Phật bảo Vô Não rằng con dao trong tay của ông đã vứt xuống, nhưng còn con dao trong tâm quan trọng hơn, vì không có tâm điều khiển thì con dao trong tay cũng không có tác dụng. Người trí giữ gìn, không cho hành động ác trong tâm tồn tại, phát triển là ý này.
Người tu không để vướng mắc với sở hữu vật chất như tiền tài, danh lợi, địa vị, bạn bè, v.v… Người đời bằng mọi cách kiếm cho được những thứ này và được rồi thì cố gắng bảo vệ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy họ lo lắng như vậy, nhưng không ai giữ được mãi tiền bạc, danh vọng, bạn bè. Nhiều người mỗi lần nỗ lực tạo thêm tiền của, tăng thêm danh vọng, địa vị thì họ lại đánh mất bạn bè và phước đức bị tổn giảm; để cuối cùng rồi cũng kết thúc cuộc đời dưới ba tấc đất hay trong hủ cốt, chẳng được điều gì tốt đẹp, chỉ có buồn phiền, khổ đau, oán hận làm hành trang đem theo trong kiếp tái sanh mà thôi. Người thực tu cắt bỏ tất cả những hơn thua phải trái, danh lợi, v.v… nói chung, những gì vướng mắc cản trở bước tiến thăng hoa tâm linh. Chúng ta chỉ quan tâm xem trong ý thức mình có còn tồn tại tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến, thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, để chúng ta thúc liễm, trói buộc những thứ này lần lần. Nếu hay giận, chúng ta nỗ lực cột phiền não này trước, ít nhất một mùa hạ cũng cột được một anh giặc phiền não. Cột bằng cách nào? Phật dạy có nhiều cách cột phiền não.
Cách thứ nhất, lúc mới tu, cần ý thức rằng những gì chúng ta nghe thấy sẽ tác động tâm chúng nổi giận, cho nên chúng ta phải cách ly nó. Đầu tiên, chúng ta cắt tiền trần trước. Mùa An cư, chúng ta tu hành với đại chúng, muốn được thanh tịnh, những việc mắt thấy tai nghe, hãy gác sang một bên. Riêng đối với những người lãnh đạo như Thiền chủ, Chánh na, Chánh chúng, nếu tâm trong sạch hoàn toàn thì việc lãnh đạo chúng dễ dàng. Nếu phiền não bên trong còn nhiều và thường suy nghĩ, hành động theo khôn dại thế gian sẽ điều hành chúng rất khó. Riêng tôi, thuở còn trẻ tuổi, tánh hay nổi nóng, dễ giận. Mùa hạ, tôi nhắm vào phiền não này đối trị trước bằng cách chọn việc không có tranh chấp để xin làm; không chọn những việc của hàng lãnh đạo, vì làm Chúng trưởng, Chánh na, Thiền chủ sẽ khó vô cùng. Thật vậy, nếu nghiệp chúng ta chưa đoạn trừ được, mà vì có chức vụ thì phải có trách nhiệm, phải để tâm. Dĩ nhiên Duy na không cần để tâm đến người tốt, nhưng phải để tâm đến người xấu, việc xấu và nếu phát hiện ra việc xấu, người xấu, tâm chúng ta dễ bị tác động. Chúng ta đem người xấu, việc xấu vô lòng thì mỗi ngày ác nghiệp này tự tăng dần trong tâm mình. Thực sự tôi rất thương người lãnh đạo, vì có lãnh đạo mới thấy được cái khó, cái khổ của họ; không để tâm thì không làm được, còn để tâm thì tâm chúng ta bị đầy ắp dữ kiện không tốt vây chặt. Với công việc của Trưởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày tôi nhận biết bao nhiêu vấn đề, giải quyết biết bao nhiêu đơn khiếu nại. Người lãnh đạo không khéo dễ bực bội, buồn phiền, mà bực và phiền thì việc lãnh đạo của chúng ta càng khó thêm. Người sơ tâm học đạo, vào sơ hạ, chỉ là thành viên của trường hạ, hoàn thành những việc đơn giản được giao phó là có ngay sự an lành. Thí dụ nhận trách nhiệm hành đường, dọn thức ăn cho đại chúng dùng đúng giờ xong, sau đó dọn dẹp bát đĩa. Tôi có kinh nghiệm việc làm này. Thuở xưa, trong các trường hạ, tôi thường nhận công việc này, vì ít người muốn làm, cho nên mình làm thì không đụng chạm với ai, không ai ganh tức, giành dựt, nói xấu, nên rất an lạc. Nhưng nếu có người xin nhường việc này, mình cũng sẵn lòng nhường và tìm việc khác làm. Khi làm việc cho chúng, tôi thường nghĩ rằng mình may mắn được phục vụ chúng Tăng để họ tu hành. Giả sử trong chúng có ba mươi người tu, tôi hành đường, dọn thức ăn thì những người này đã thọ ơn tôi, nên tôi được công đức, còn họ thọ nhận thì phải nợ tôi. Trên bước đường tu, nếu không khéo, nợ cứ chồng chất thêm, nếu biết, công đức sanh ra. Thật vậy, chúng ta phục vụ đại chúng, trong đó những người tu được chia sẻ công đức cho mình, cho nên công đức mình lớn thêm dần. Nhưng nếu làm cho đại chúng mà trong lòng không thích, nghĩ khó khổ và muốn đùn dẩy việc sang người khác, phải tự biết rằng nghiệp ác đã sanh ra. Làm việc với tâm hoan hỷ, mới có công đức. Công việc dọn cơm chỉ mất nửa tiếng đồng hồ là xong và khi đại chúng đi kinh hành, mình dọn dẹp nửa tiếng. Như vậy, còn dư nhiều thì giờ tu và đã tạo được công đức. Thì giờ còn lại, tôi thường sám hối, tụng kinh, ngồi Thiền.
Tu Pháp Hoa, lấy đức của Phật để tự trang nghiêm thân tâm, nên phải lạy hồng danh sám hối, nghiệp chướng mau tiêu nhất. Vì lạy Phật, thương Phật, nghĩ đến Phật nhiều, đem Phật vào tâm mình, phiền não theo đó tiêu tan; còn đem nghiệp và phiền não bên ngoài vào lòng thì những thứ này phải tự tăng trưởng. Đối với tôi, đem tên Phật để vào lòng trước; đem một tên Phật vào sẽ xóa được một tên ác độc. Không ý thức được điều này, đem Phật vô tâm rất khó, mà đã đem được Phật vào tâm rồi, lại đưa ác độc vô xóa mất, quả là rất uổng vô cùng. Huynh đệ với tôi không thích niệm Phật, hay niệm Phật trong thế bắt buộc mà thôi; thì giờ còn lại, buổi sáng thì cố tìm sách báo đọc những việc ác như cướp của giết người, lường gạt, xì ke, ma túy, mãi dâm, v.v…, buổi tối xem Tivi cũng đem vô tâm những hình ảnh ác, hành động ác, làm thế nào có tâm an lành thanh tịnh để tiến tu được. Còn đem Phật vào lòng để tâm chúng ta nhẹ nhàng, lâu dần, hình ảnh thánh thiện tác động vào lời nói, việc làm, suy nghĩ của chúng ta, cho đến trở thành thói quen giúp cho ba nghiệp được thanh tịnh. Thực tập như vậy, tôi có thói quen niệm Phật theo từng bước đi. Nếu tu Tịnh độ, niệm Phật Di Đà, bước đi lâu ngày đều đặn theo tiếng niệm Phật và thân cũng di chuyển theo tiếng niệm Phật, tâm cũng duyên với tiếng niệm Phật, làm cho ba nghiệp luôn thanh tịnh.
Đầu tiên, đem tên Phật vô để xóa bỏ một tên ác nào đó, nên cái ác không có duyên tác động nữa. Sau ba tháng An cư, hạt giống ác này không thể nảy mầm, phát triển; nó suy yếu lần, nhưng còn tiềm ẩn sinh hoạt bên trong, nên chúng ta phải nỗ lực tu thêm năm năm nữa. Hạt giống bên ngoài ba năm không được nuôi dưỡng thì không thể mọc thành cây. Nhưng hạt giống tâm còn, vì ý thức tác động qua pháp trần. Đây là nghiệp chủng tử đời trước. Theo Thế Thân Bồ tát, khi Mạt na thức tác động ý thức, nhưng tiền trần chúng ta không đưa vô, vì chúng ta đã đóng kín năm căn trong mùa An cư. Vì vậy, bên ngoài chúng ta không thấy, không biết, nên không có sức thu hút bên ngoài, thì ý thức chúng ta quay ngược vô trong. Lúc đó, nếu A lại da thức còn chứa ác nghiệp nhiều thì nó sẽ tác động, khiến chúng ta nhớ lại chuyện xưa. Tôi tu có lúc nhớ lại những việc xảy ra từ năm mươi, sáu mươi năm trước, lúc còn hành điệu. Những việc quá khứ xuất hiện cho thấy ý thức chúng ta vẫn sinh hoạt, dù bên ngoài không còn xảy ra; đó chính là nghiệp vi tế mà kinh thường nói rằng Bồ tát còn vô minh hoặc, trần sa hoặc. Phiền não bên ngoài đã cắt, nhưng Tiềm thức chúng ta còn lưu giữ nó.
Chúng ta niệm Phật, thấy Phật, đưa Phật vô ý thức, tuy miệng niệm Phật đều đặn, hình ảnh Phật vẫn nhớ, nhưng bất giác một hình ảnh quá khứ được lưu giữ trong tiềm thức hiện lên, khiến vụt nhớ điều gì, thì chúng ta liền chạy theo nó, cắt đứt niệm Phật hay bài kinh đang tụng. Sự dao động thường xuyên và nhanh chóng vô cùng của tâm thường được gọi là tâm viên, ý mã. Ta cột tâm trong câu niệm Phật, cột thân trong việc lạy Phật, nhưng Tiềm thức vụt phát khởi cái gì, tâm chúng ta liền chạy theo cái đó, quên mất bài kinh. Gặp như vậy, tôi tụng lại từ đầu, chú mục vào lời kinh, không cho ý thức phóng chạy. Khi tâm thuần, tập trung mạnh vào câu kinh là bên trong không tác động được, chúng ta mới đưa kinh ngang qua Mạt na thức để đem kinh thẳng vào Tiềm thức, tức A lại da thức. Và khi kinh đã thâm nhập vào Tiềm thức được rồi thì Phật và kinh từ trong Tiềm thức tự động lưu xuất ra. Hành trì theo phương cách này lâu ngày, tức kinh luật chúng ta đã đem vô Tiềm thức nhiều, nên khi thuyết pháp, những kinh nghiệm hành đạo của các vị Tổ và những giáo pháp của Đức Phật được tự động đưa ra. Vì ở giai đoạn đó, chúng ta không bị tiền trần tác động nữa, mà chỉ có thuần Phật pháp đã chất chứa rất nhiều trong Tiềm thức đưa ra nên suy nghĩ và lời nói trong thời pháp hoàn toàn theo chánh pháp. Tôi thuyết pháp không có dàn bài, giáo pháp trong Tiềm thức đem vô đầy ắp rồi, sẽ tự lưu xuất ra. Còn bận rộn nhiều việc, Phật pháp không có trong Tiềm thức, mà chỉ chứa đầy phiền não trần lao, chắc chắn không thể tu được và cận tử nghiệp đến, những thứ phiền não đã đem vào cái kho Tiềm thức sẽ xuất hiện liền.
Như đã nói hồng danh sám hối, tôi đem để vô Tiềm thức trước. Sau đó, tụng kinh Pháp Hoa, tôi để Phật, Bồ tát vào cái kho A lại da thức. Lúc đó, tôi tìm hiểu Phật, Bồ tát bằng cách đọc tụng kinh điển để biết rõ về hành trạng của các Ngài để quán chiếu tu hành. Thí dụ niệm Phật Di Đà, tôi để danh hiệu Phật này vào tâm và bắt đầu tìm xem Đức Phật Thích Ca nói về Đức Phật Di Đà như thế nào qua các kinh như Di Đà, Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ Đại Bảo Tích. Đọc xong các kinh này, tôi suy nghĩ, ghi nhớ những điều tâm đắc để bổ sung vô hành trạng của Phật Di Đà lưu giữ trong A lại da thức của tôi. Và kế tiếp, tôi đọc những bộ sớ giải của các vị Thánh Tăng như Bồ tát Thế Thân, Thân Loan, Huệ Viễn, Thiện Đạo, v. v… để xem kiến giải của các ngài như thế nào về Phật Di Đà. Và tôi cũng suy nghĩ những lời dạy và kinh nghiệm tu hành của các vị đó đưa vào tiềm thức tôi để mở rộng thêm tuệ giải về pháp hành của Phật Di Đà. Như vậy, trên bước đường tu, mỗi ngày chúng ta bổ sung, đem vô A lại da thức mình những hành trạng của Phật và Bồ tát, Thánh Tăng, mới tẩy uế được cái kho chất chứa nhiều thứ nhiễm ô từ bao đời bao kiếp của mình trên dòng sanh tử này; song song với việc dọn sạch phiền não trần cấu, chúng ta trang bị những pháp cao quý vi diệu vào kho A lại da thức để làm hành trang cho sự thăng hoa trí tuệ và đạo hạnh của mình.
Ngược lại, chỉ hời hợt niệm Phật trên đầu môi chót lưỡi, niệm xong, Phật và chúng ta không ảnh hưởng gì nhau, miệng niệm, nhưng Tiềm thức chúng ta không có Phật, thì tu cùng kiếp cũng không được gì. Niệm Phật, đưa vô ý thức, cho đến vào Tiềm thức, khiến chúng ta thường nhớ tên Phật, hình ảnh Phật, việc làm cao quý của Phật. Phật trở thành thân thương, gần gũi trong cuộc sống chúng ta. Niệm Phật, nghĩ nhiều đến Phật, chịu ảnh hưởng của Phật, tâm chúng ta hoàn toàn được an lành. Từ tâm thanh tịnh ấy chỉ đạo cho việc làm của chúng ta đúng theo hướng của Phật đã đi và tướng tốt cũng từ đó xuất hiện.
Tu hành, biết đem hành trạng của Phật vào trong A lại da thức của chúng ta thì Phật và Tịnh độ có sẵn trong Tiềm thức, đến nơi nào hành đạo, ta đem ra sử dụng. Thí dụ ở chỗ vắng, ngồi Thiền, tên, hình ảnh của Phật Di Đà và hành trạng của Ngài hiện ra trong tâm tôi là Thiền. Thiền ngồi yên, nhưng cái gì xuất hiện mới quan trọng. Thiền, nhưng việc ác xấu hiện là Thiền của ngoại đạo, lạc vào cảnh giới ma. Hoặc ngồi Thiền, quán Không, tức không nghĩ gì, để tâm vắng lặng đứng yên, phiền não không còn là thuần thục ba pháp Không, vô tác, vô nguyện của Thiền Nhị thừa. Thiền của Đại thừa, của Tổ sư, của Phật thì khác. Phật dạy chúng ta ngồi yên để quán sát gọi là Minh sát tuệ, tức trí tuệ vô lậu phát ssnh giúp chúng ta nhìn sự vật chính xác là thật tướng các pháp. Riêng tôi, ngồi yên, kinh điển, Phật, Bồ tát đem vô tâm, từ đây tôi lấy ra từng giáo pháp hay từng hành trạng của Phật hay Bồ tát để đối chiếu và quán sát nhân duyên, cho mình giải pháp tốt nhất ứng xử đúng theo Phật làm lợi lạc cho mình và người. Phật, Bồ tát và cảnh giới của các Ngài có đủ trong tâm chúng ta mới tạo thành cảnh Tịnh độ bên ngoài.
Trong mùa An cư, tôi mong rằng quý vị ít nhất đem được một vị Phật hay Bồ tát để sâu vào Tiềm thức, để khi gặp việc bất trắc, Phật, Bồ tát này xuất hiện, khiến chúng ta hành sử tốt đẹp theo các Ngài; cho đến giờ phút lâm chung, các Ngài cũng hiện hữu bên cạnh tiếp độ thì Niết bàn hay Tịnh độ chờ đón, còn niềm an lạc nào lớn hơn. (Bài giảng trường hạ thành phố Hồ Chí Minh 2006)