Sách
(Bài giảng tại các trường hạ phía Bắc mùa An cư Phật lịch 2548 – 2005)
Trong thập niên 50, 60, ở phía Nam vào thời kỳ chúng tôi còn trẻ, số tu sĩ có học vị rất ít. Ngày nay, Tăng sĩ có học vị là việc bình thường, có thể xem như phần nào tiêu biểu cho sự phát triển của Phật giáo chúng ta. Ngoài ra, chính sách tôn giáo của chính phủ cũng được mở rộng. Thiết nghĩ giới Tăng Ni trẻ cần suy nghĩ và tranh thủ những điều đã học được, đã ứng dụng có kết quả tốt, thì nên truyền bá Phật pháp vào những vùng sâu, vùng xa để trước nhất là có thể giữ vững được số tín đồ của đạo Phật; đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc. Thật vậy, ở phía Nam, sinh hoạt của Phật giáo tại thành phố Hồ Chí Minh mới có khoảng hơn ba trăm năm; trong khi Phật giáo phía Bắc trải qua hơn hai ngàn năm lịch sử. Như vậy, có thể nói rằng ông bà tổ tiên chúng ta đã theo Phật giáo. Vì thế, ngày nay, những người theo tôn giáo khác, hoặc người thờ cúng ông bà, thậm chí những người không theo tôn giáo, tuy họ không nhận là Phật tử, nhưng có thể nói rằng trên dòng phát triển của Phật giáo tại đất nước chúng ta từ thời kỳ mở nước, dựng nước xa xưa, tất yếu những người này cũng đã có mối quan hệ với Phật giáo. Có vị Giám mục Thiên Chúa giáo nhận ra mối quan hệ mật thiết này, nên đã nói rất dễ thương rằng: "Giữa chúng tôi và Phật giáo có sự gắn bó, vì ông bà tổ tiên chúng tôi từng theo đạo Phật”. Câu nói này làm tôi suy nghĩ đến người dân Việt, đặc biệt là dân chúng miền Bắc đều có gắn bó mật thiết với Phật giáo. Hơn nữa, điều này cũng gợi cho tôi liên tưởng và nhận rõ ý nghĩa của câu "Khai tri kiến Phật” trong kinh Pháp Hoa. Đức Phật dạy rằng tất cả mọi người đều có tri kiến Phật, tất nhiên người dân Việt Nam cũng có tri kiến Phật; nhưng vì thiếu người khai mở, nên có những người chưa có niềm tin đối với Phật giáo. Trong thời hiện đại, Phật giáo đang ở giai đoạn phục hưng; cho nên chúng ta phải có trách nhiệm khai mở tri kiến Phật cho những người chưa phải là Phật tử để dắt dẫn họ trở về đạo Phật vốn hiện hữu trong mạch sống dân Việt từ cội nguồn.
Riêng tôi phát triển việc hoằng pháp tại ba miền Nam, Trung, Bắc. Khởi đầu, sự hoạt động ở phía Nam, tôi cố gắng rất nhiều, nhưng kết quả không cao; vì như trên đã nói, Phật giáo miền Nam mới hiện hữu hơn ba trăm năm, nên có gốc rễ chưa sâu; từ đó, việc khai mở tiến triển rất chậm. Nhưng đến giai đoạn thuận duyên, chúng tôi mở rộng hoạt động hoằng pháp ở miền Trung, thì sự phát triển có phần nhanh hơn. Thật vậy, lần thứ nhất, vào năm 2003, thuyết pháp ở miền Trung, tôi nhận thấy Phật tử chưa quen và cũng chưa tập trung được. Nhưng năm nay, trên lộ trình hoằng pháp đến tỉnh Bình Thuận, số Tăng Ni và Phật tử tập trung về nghe pháp rất đông và rất hoan hỷ. Thực sự chúng tôi muốn ở lại một ngày mới có thể trao đổi được kế hoạch phát triển Phật sự tại tỉnh nhà; nhưng rất tiếc thì giờ không cho phép. Đặc biệt có vài huyện chưa đưa sinh hoạt Phật giáo đến được. Tôi động viên các Tăng Ni trẻ nên phát tâm hoằng pháp ở những huyện xa như Tánh Linh, Đức Linh. Tôi sẵn sàng hỗ trợ kinh sách và băng giảng để việc phổ biến Phật pháp được dễ dàng và sinh hoạt được thuận lợi.
Đến đêm thứ hai, chúng tôi đến tỉnh Ninh Thuận là một tỉnh mà đời sống còn rất nhiều khó khăn; đến mùa nắng, bò dê không có đủ thức ăn, phải chết. Mặc dù hoàn cảnh kinh tế khó khăn như vậy, nhưng Phật tử hướng tâm về đạo rất cao. Ban Trị sự Phật giáo tỉnh nhà cho biết dự kiến sẽ có các Phật tử đến chùa Sùng Ân nghe pháp khoảng năm trăm người; nhưng đến giờ thuyết pháp, tín đồ tham dự đông quá, phải thuê thêm một ngàn ghế ngồi mà cũng không đủ. Điều này gợi cho chúng ta thấy rằng khi đời sống càng khó khổ, người ta càng dễ nghĩ nhớ đến Phật. Tỉnh nhà bị hạn hán và cuộc sống nơi đây gặp khó khăn nhiều, nên đồng bào mới hướng tâm đến Phật để cầu nguyện Ngài gia hộ. Chính nơi đó chúng ta khai được tri kiến Phật cho họ. Thực tế cho thấy cả ngàn tín đồ rất thành tâm nghe pháp và cầu nguyện, nên dù trời oi bức, nhưng tối hôm đó, cảm thấy mát dịu lại. Tôi nghĩ chỉ có thể giảng nổi ba mươi phút, thế mà thời pháp kéo dài hơn một tiếng, thính chúng vẫn muốn được nghe tiếp. Thiết nghĩ Tăng Ni trẻ có sức khỏe và đạo lực, nên đến đó làm đạo, khuyến khích quần chúng hướng tâm về Phật, chắc chắn dễ thành công.
Tiếp tục lộ trình hoằng pháp, tôi đến tỉnh Phú Yên. Năm ngoái, tỉnh này không tập trung được Phật tử và chỉ có vài chục Tăng Ni An cư. Nhưng chỉ sau một năm An cư, chư Tăng tỉnh nhà đã phát nguyện giảng dạy ở vùng sâu, vùng xa và tổ chức tu Bát quan trai. Việc này rất đáng tán dương.
Dân chúng còn nghèo khó, không thể đến chùa ở tỉnh được; nên chúng ta phải đến với họ, đừng đợi họ đến với ta. Nếu chúng ta dang đôi tay từ bi, chịu cực truyền đạo, thì họ sẽ phát tâm, Phật sự sẽ thành tựu. Khi tôi khuyến hóa như vậy, các Thầy đã phát tâm hành đạo ở những vùng khó khăn. Kết quả là năm nay đến đây, đúng lúc nóng bức trưa hè, có cả hàng trăm Phật tử đứng chờ Giảng sư đoàn trung ương đến thuyết pháp. Rõ ràng là nếu chúng ta thương tưởng quần chúng, chắc chắn họ sẽ nghĩ đến chúng ta nhiều hơn. Chính điều đó đã khích lệ tôi trên con đường hoằng pháp dài xa mà không cảm thấy mỏi mệt. Và tiếp tục đi xa hơn, đoàn chúng tôi đến tỉnh Quảng Nam cũng là một tỉnh còn nhiều thiếu thốn. Ở trước sân chùa Đạo Nguyên rất rộng, vào 7 giờ tối, các Phật tử đã tập trung rất trang nghiêm thanh tịnh, theo sự ước lượng của các Tầy thì có trên ba ngàn người tập trung nghe pháp.
Tôi nói sơ vài nét để thấy rằng nếu chúng ta chịu cực hành đạo theo lời dạy của Đức Phật rằng mỗi Thầy nên đi một phương để giảng dạy giáo pháp lợi ích cho mọi người, thì họ sẽ hướng về Phật đạo. Tôi đã thể nghiệm điều này và đạt được kết quả tốt đẹp, muốn chia sẻ với Tăng Ni phía Bắc. Sinh hoạt Phật giáo ở phía Bắc đương nhiên có nhiều điều thuận lợi hơn, vì đã có truyền thống cả mấy ngàn năm rồi mà tổ tiên chúng ta từng dày công tạo dựng. Sự nghiệp lớn lao ấy thường được sử sách nhắc đến là thời Đinh Lê Lý Trần, thời kỳ cực thạnh của Phật giáo. Có thể khẳng định rằng tất cả những gì hưng thạnh do Thầy Tổ chúng ta xây dựng vẫn còn, không hề mất. Nếu nhìn bằng mắt thường thì không còn trong hiện tại, nhưng theo tinh thần Đại thừa, Đức Phật dạy những gì của quá khứ vẫn hiện hữu trong hiện tại, không bao giờ hoại mất. Sang Nhật học kinh Pháp Hoa, tôi nhờ Hòa thượng Thanh Kiểm chỉ dạy ý nghĩa về những gì quá khứ vẫn hiện hữu trong hiện tại và tất cả Phật quá khứ cũng hiện hữu trong con người chúng ta hôm nay.
Tôi nhắc lại ý của Hòa thượng dạy rằng trong kinh Pháp Hoa, phẩm Như Lai Thọ Lượng thứ 16, Đức Phật xác định Ngài không nhập Niết bàn, cũng không phải vô ảnh vô hình. Đức Phật luôn hiện hữu trong chúng ta mà kinh Pháp Hoa gọi là "Thế gian tướng thường trụ”. Ý câu này cũng thể hiện qua câu chúng ta thường niệm là thập phương thường trụ Tam Bảo. Chúng ta nghĩ thế nào về thập phương thường trụ Tam Bảo. Thập phương thường trụ Tam Bảo trong vô hình chúng ta không thấy được, nhưng ảnh hưởng đến cuộc sống thực của chúng ta. Có thể nói chúng ta không thấy bằng mắt, nhưng thấy được bằng niềm tin, bằng trực giác. Sử ghi rằng xưa kia Trí Giả đại Sư tu hành ở Ngọc Tuyền chưa có chùa, nhưng khi ngài nhập định, thấy hiện ra ngôi chùa đồ sộ. Dưới mắt thường là đầm sình lầy, còn trong Thiền định vô tướng thấy chùa nguy nga. Điều này được sử sách giải thích rằng ngài nhập định bảy ngày thì thần Già lam là Quan Thánh mới điều khiển các thần núi xây dựng ngôi chùa này và khi xả định thì thấy có chùa. Theo tôi, điều này không phải mê tín. Từ cách thấy thứ nhất của Trí Giả là thấy chùa trong Thiền định, đến cách thấy thứ hai là thấy theo niềm tin, có chùa do thần thánh xây dựng. Và tôi nghĩ cách thấy thứ ba là trở về thực tế; điều này quan trọng.
Trong quá trình tu hành, nếu thực tập sẽ nhận thấy ý này. Khởi đầu từ chúng ta có niềm tin thực và hạ quyết tâm tu không biết mỏi mệt, khiến cho thần minh cảm động. Tuy họ khuất mặt, nhưng người ta tin họ vẫn hiện hữu trong vô hình, nên lập miếu Thần hoàng để thờ. Việc thờ phụng các vị anh hùng dân tộc cũng phát xuất từ niềm tin về sự hằng hữu của các ngài nên dân chúng mới lập đền thờ. Tất nhiên phải có sự linh hiển, người ta mới tin, mới thờ. Nhiều vị Hòa thượng kể lại cuộc đời tu hành, tôi thấy giống nhau ở điểm khi thực lòng tu, chắc chắn có Hộ pháp Long thiên gia hộ, khiến vượt qua những hiểm nạn, được bình an mà tưởng rằng không sống nổi, tưởng không làm được nhưng thành công. Sự trợ lực vô hình này ngoài sức hiểu biết của con người, do công đức tu, do tâm thành của chúng ta mà động lòng trời đất. Đối với Trí Giả đại Sư cũng vậy, với công đức tu hành miên mật, đương nhiên đạo lực của ngài đã cảm hóa được Quan Thánh.
Và từ cái thấy theo niềm tin, trở về thực tế, chúng ta thấy rõ những bậc chân tu thanh tịnh trang nghiêm khi đã cảm hóa được trời đất quỷ thần, thì bấy giờ nhân tâm, tức lòng người cũng phải quy ngưỡng. Chính vì thế mà Đức Phật dạy rằng con người mới là quyết định quan trọng nhất. Thực tế cho thấy những nơi có bậc chân tu, việc giáo hóa quần chúng rất dễ dàng. Điều này nhắc nhở chúng ta không học Phật trên lý thuyết, nhưng học để tu, nên cần ứng dụng vào đời sống tu hành. Hòa thượng Thanh Kiểm tạo được công đức, vì ngài luôn trì kinh. Riêng tôi, ngày nay còn làm được việc đạo, vì tôi không bao giờ bỏ thời khóa công phu. Niềm tin vào sự hộ niệm của Phật là động lực mạnh mẽ giúp tôi không cảm thấy mệt mỏi, không ngại khó khăn và thành tựu mọi việc tốt đẹp. Kinh Pháp Hoa đã khẳng định rằng nơi nào có người trì kinh Pháp Hoa, Phật sẽ khiến Thiên long Bát bộ hộ trì, nếu tu ở nơi vắng vẻ, Phật sẽ khiến hóa nhân đến nghe pháp.
Quyết tâm tu, chúng ta cảm nhận chung quanh có Hộ pháp Long thiên giữ gìn và được như vậy rồi thì thực tế có nhân dân cảm mến. Trên bước đường hoằng pháp, đến nơi nào, tôi hay hỏi thăm xem quần chúng có đến chùa đông hay không; tín đồ không nhiều là vì Thầy Trụ trì ít tu, hoặc vì Tăng chúng không nghiêm trì giới luật. Nếu quyết tâm tu và nghiêm trì giới luật, nhất định phải cảm động đến trời đất và nhân tâm. Các vị Hòa thượng hành đạo, khai sơn tạo tự ở nơi vắng vẻ, mà chỉ một thời gian sau, tự nhiên dân chúng tìm đến chùa, ngày một nhiều thêm. Và khi nhà Sư được quần chúng quý mến, quy ngưỡng rồi, thì chính quyền cũng phải chấp nhận, không thể khác. Đây là kinh nghiệm hành đạo của tôi. Năm 1963, chính quyền Diệm quyết tâm triệt tiêu Phật giáo; nhưng nhờ Tăng chúng quyết tâm tu và cảm hóa được quần chúng. Bấy giờ, chính quyền càng đàn áp Phật giáo thì dân chúng càng dành thiện cảm cho Phật giáo mạnh hơn. Lúc đó, tôi lãnh trách nhiệm tổ chức và hướng dẫn thanh niên, sinh viên Phật tử. Khi chính quyền Diệm bắt đầu đàn áp, sinh viên tự động đến chùa An Quang xin quy y làm Phật tử để tranh đấu bảo vệ Phật giáo.
Tôi gợi ý để Tăng Ni suy nghĩ, đừng làm mất lòng quần chúng, hay xa rời quần chúng; vì làm như vậy là gây tai hại lớn cho Phật giáo. Ta có thể xây dựng chùa lớn, nhưng không có Phật tử, thì chùa cũng mai một; lịch sử đã cho thấy điều này. Việc quan trọng là chúng ta thực tâm tu hành, tỏa sáng đạo lực khiến trời đất cũng phải động lòng và quần chúng mến phục, phát tâm cùng sống theo Phật dạy. Quyết tâm tu thực đối với tôi là đặt niềm tin tuyệt đối ở Phật. Ta tin Phật tuyệt đối thì người mới tin theo. Ta chưa tin thiệt và chưa dám xả thân mạng để thể nghiệm pháp Phậtm chắc chắn không thể nào ảnh hưởng cho người phát khởi niềm tin. Sau khi chính quyền Diệm đàn áp Phật giáo, nhiều người phát tâm trở thành Phật tử và khi Hòa thượng Quảng Đức tự thiêu để cầu nguyện thì người ta hướng tâm nhiều hơn đến Phật giáo, vì ngài là bậc chân tu đạo cao đức trọng. Đối với người đàn áp, ngài viết bức thư với lời lẽ ôn tồn, đạo đức : "Tôi trân trọng gởi lời đến Tổng thống Ngô Đình Diệm nên lấy lòng từ bi mà đối với quốc dân… ”. Trong khi một số người khác thì nổi sân si, nói lời thô ác với chính quyền. Phạm sai lầm từ căn bản như vậy, chắc chắn Phật không hộ niệm. Còn nhớ khi chúng ta thọ giới Cụ túc, Hòa thượng đàn đầu đã dạy rằng muốn thọ giới này, phải thọ ba pháp bất hoại trước. Ba pháp bất hoại là bị người nói xấu, không được nói xấu lại; bị người đánh, không được đánh lại; bị người hại, không được hại lại. Thực hiện ba pháp này quả thực khó vô cùng; nhưng khó mấy cũng phải ráng giữ, vì đã phát nguyện trước Phật rồi. Nếu phạm ba pháp bất hoại là đã phá giới, chỉ còn hình thức Thầy tu; Phật không công nhận thì sao tu. Vì vậy, gặp việc đáng giận, tôi không dám giận; sợ Phật không hộ niệm. Nhờ giữ ba pháp bất hoại mà Hòa thượng Quảng Đức trở thành Bồ tát, Thánh Tăng. Nhờ lời nói, hành động và việc làm thánh thiện của ngài mà rất nhiều người dân miền Nam phát tâm theo đạo Phật và nhân dân thế giới cũng ủng hộ Phật giáo. Trên bước đường tu của chúng ta, điểm này rất quan trọng. Làm động lòng trời và làm động luôn lòng người, họ đến hỗ trợ chúng ta thì đạo Phật mới tồn tại vững vàng.
Trở lại việc tu hành của Trí Giả đại Sư, ngài thấy chùa hiện hữu trong Thiền định. Và thực tế theo lịch sử, sau khi thái tử Tấn Dương Quảng đánh Nam kinh, thống nhất được đất nước Trung Hoa. Thống nhất bằng võ lực thì dễ, nhưng thống nhất được nhân tâm mới khó; vì người thua trận chắc chắn buồn khổ, oán hận. Muốn an được lòng dân, thái tử thấy dân chúng ngưỡng mộ Trí Giả đại Sư, nên ông phải đích thân dẫn quân đến Ngọc Tuyền quỳ lạy ngài, xin thọ giới Bồ tát tại gia và ủng hộ đạo Phật. Sau khi lên ngôi là Tùy Dạng Đế đem quân san bằng vùng sinh lầy và xây dựng ngôi chùa tráng lệ cúng dường ngài và sắc phong cho ngài là Trí Giả đại Sư; thực pháp hiệu của ngài là Trí Khải.
Trong kinh Pháp Hoa, Phật dạy thế gian tướng thường trụ, tức thường trụ Tam Bảo tồn tại trong niềm tin, trong lòng người là quan trọng nhất. Vì vậy, chúng ta truyền đạo, chỉ đem niềm tin đặt vào lòng người; nhưng muốn như vậy, ta phải làm gì cho họ tin. Đó là điều mà Tăng Ni phải suy nghĩ. Riêng tôi, trước kia có một số bạn, người thì đi lính theo chế độ cũ, người tham gia kháng chiến. Khi thống nhất đất nước, gặp lại họ, chúng tôi vẫn quý trọng nhau. Trước kia, họ nghĩ rằng tôi tu là làm việc vô ích; nhưng nay gặp lại, họ phát tâm tu và quy y Tam Bảo. Họ nói rằng tôi nhờ tu mà tương đối trẻ hơn họ và có sức khỏe tốt hơn họ, làm việc nhiều mà không mệt và lâu già. Họ nhờ tôi dạy cách làm sao để có được thành quả giống như tôi. Lúc trước, họ nghĩ ăn chay thì không thông minh và yếu đuối. Bây giờ, biết học vị của tôi, họ không dám nói ăn chay không thông minh, thấy sức khỏe của tôi với khối lượng công việc của tôi, họ cũng không dám chê ăn chay bệnh hoạn. Tôi nói với họ rằng khỏe mạnh nhờ ăn chay, học giỏi nhờ tu Thiền. Đối với tôi, tu hành đòi hỏi phải đạt được hiệu quả thực sự tốt đẹp. Tu Thiền phải thông minh. Phật dạy có định mới sanh huệ; tập trung tư tưởng rọi vào một việc, nhất định có được vấn đề sáng tỏ. Người đời nghĩ đủ thứ, làm sao trí sáng.
Ngoài ra, Phật dạy các Tỳ kheo làm việc gì cũng phải quán nhân duyên. Tôi không phạm sai lầm, vì tập trung tư tưởng để quán sát việc sắp làm; đi hành đạo nơi nào, gặp ai, làm gì, tôi luôn suy nghĩ trước, cho nên nhận biết được người có thể hợp tác, dẫn đến thành công. Đức Phật sau khi Thành đạo, tức sau khi Ngài quán chiếu rõ ràng nhân duyên hóa độ, Ngài biết rõ năm anh em Kiều Trần Như là những nhà hiền triết chưa có lối thoát trên bước đường tìm cầu giải thoát. Đức Phật liền đến độ họ trước tiên, mặc dù Ngài phải đi thật xa mới đến Lộc Uyển; trong khi những người xung quanh Phật không độ, vì Ngài biết rõ họ chưa có duyên nghe theo.
Thiền giúp cho chúng ta phát sanh trí tuệ nhờ quán chiếu. Tôi học đốt giai đoạn nhờ thực hành Thiền, tập trung vào việc học nên dễ nhớ, dễ hiểu và làm việc thành công cũng nhờ Thiền làm cho trí sáng, nên thấy rõ giải pháp tương ưng cho từng việc.
An chay, ăn ít, sức khỏe bảo đảm tốt. Tôi giải thích với các anh bạn rằng vì họ bị nghiệp ham ăn thúc bách, nên thực sự cơ thể chưa cần mà họ cứ dồn thêm thức ăn thật nhiều, khiến cho bộ tiêu hóa phải vất vả làm việc thêm, bộ tuần hoàn tất yếu cũng phải mệt theo. Và ăn uống quá độ như vậy, cơ thể phải dư thừa trữ lượng thì phải tìm cách làm cho tiêu hao phần thặng dư ấy, rồi lại tiếp tục ăn nữa. An nhiều chất béo, tích tụ thành lớp mở thừa thật to, rồi giải phẩu để lóc bỏ lớp mở đó đi, hoặc mua máy chạy bộ để đốt khối mở thừa. Cứ như thế mà cái vòng luẩn quẩn của nghiệp ăn hành hạ thân xác, khiến sức khỏe phải suy yếu. Người tu ăn vừa đủ, hoặc ăn thiếu một chút, sau quen dần, giúp cho bộ tiêu hóa và bộ tuần hoàn làm việc nhẹ nhàng hơn. Nhịp đập của tim ít thì tuổi thọ được kéo dài, đừng để vượt quá tám mươi cái một phút. Khi nào nhịp tim tôi đập nhanh, tôi Thiền để giảm nhịp tim xuống, để chất hữu cơ bị đốt ít đi và tất cả các cơ quan trong thân thể theo đó được nghỉ ngơi; nhờ vậy mới ít bệnh hoạn.
Có thể khẳng định rằng pháp tu của đạo Phật đem lại lợi ích thiết thực trong cuộc sống, nếu thực hành đúng đắn và kiểm chứng theo khoa học cũng rất đúng, không có gì là mơ hồ cả. Không phải nghe nói Thiền rồi cứ nhắm mắt làm đại, thì dễ phạm sai lầm. Hàng ngàn năm trước, Trí Giả đại Sư đã dạy rằng cần nương theo pháp phương tiện để chuẩn bị cho việc tu Thiền, mà căn bản nhất là ba việc ăn, uống, ngủ nghỉ phải đảm bảo được sức khỏe tốt, chưa nói đến việc tu chứng cao thấp. Mong rằng chư Tăng Ni thể nghiệm được tinh ba của pháp Phật trên bước đường tu, để gặt hái được những thành quả tốt đẹp cho chính mình và giúp cho mọi người tâm an, trí sáng.
Trong thập niên 50, 60, ở phía Nam vào thời kỳ chúng tôi còn trẻ, số tu sĩ có học vị rất ít. Ngày nay, Tăng sĩ có học vị là việc bình thường, có thể xem như phần nào tiêu biểu cho sự phát triển của Phật giáo chúng ta. Ngoài ra, chính sách tôn giáo của chính phủ cũng được mở rộng. Thiết nghĩ giới Tăng Ni trẻ cần suy nghĩ và tranh thủ những điều đã học được, đã ứng dụng có kết quả tốt, thì nên truyền bá Phật pháp vào những vùng sâu, vùng xa để trước nhất là có thể giữ vững được số tín đồ của đạo Phật; đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc. Thật vậy, ở phía Nam, sinh hoạt của Phật giáo tại thành phố Hồ Chí Minh mới có khoảng hơn ba trăm năm; trong khi Phật giáo phía Bắc trải qua hơn hai ngàn năm lịch sử. Như vậy, có thể nói rằng ông bà tổ tiên chúng ta đã theo Phật giáo. Vì thế, ngày nay, những người theo tôn giáo khác, hoặc người thờ cúng ông bà, thậm chí những người không theo tôn giáo, tuy họ không nhận là Phật tử, nhưng có thể nói rằng trên dòng phát triển của Phật giáo tại đất nước chúng ta từ thời kỳ mở nước, dựng nước xa xưa, tất yếu những người này cũng đã có mối quan hệ với Phật giáo. Có vị Giám mục Thiên Chúa giáo nhận ra mối quan hệ mật thiết này, nên đã nói rất dễ thương rằng: "Giữa chúng tôi và Phật giáo có sự gắn bó, vì ông bà tổ tiên chúng tôi từng theo đạo Phật”. Câu nói này làm tôi suy nghĩ đến người dân Việt, đặc biệt là dân chúng miền Bắc đều có gắn bó mật thiết với Phật giáo. Hơn nữa, điều này cũng gợi cho tôi liên tưởng và nhận rõ ý nghĩa của câu "Khai tri kiến Phật” trong kinh Pháp Hoa. Đức Phật dạy rằng tất cả mọi người đều có tri kiến Phật, tất nhiên người dân Việt Nam cũng có tri kiến Phật; nhưng vì thiếu người khai mở, nên có những người chưa có niềm tin đối với Phật giáo. Trong thời hiện đại, Phật giáo đang ở giai đoạn phục hưng; cho nên chúng ta phải có trách nhiệm khai mở tri kiến Phật cho những người chưa phải là Phật tử để dắt dẫn họ trở về đạo Phật vốn hiện hữu trong mạch sống dân Việt từ cội nguồn.
Riêng tôi phát triển việc hoằng pháp tại ba miền Nam, Trung, Bắc. Khởi đầu, sự hoạt động ở phía Nam, tôi cố gắng rất nhiều, nhưng kết quả không cao; vì như trên đã nói, Phật giáo miền Nam mới hiện hữu hơn ba trăm năm, nên có gốc rễ chưa sâu; từ đó, việc khai mở tiến triển rất chậm. Nhưng đến giai đoạn thuận duyên, chúng tôi mở rộng hoạt động hoằng pháp ở miền Trung, thì sự phát triển có phần nhanh hơn. Thật vậy, lần thứ nhất, vào năm 2003, thuyết pháp ở miền Trung, tôi nhận thấy Phật tử chưa quen và cũng chưa tập trung được. Nhưng năm nay, trên lộ trình hoằng pháp đến tỉnh Bình Thuận, số Tăng Ni và Phật tử tập trung về nghe pháp rất đông và rất hoan hỷ. Thực sự chúng tôi muốn ở lại một ngày mới có thể trao đổi được kế hoạch phát triển Phật sự tại tỉnh nhà; nhưng rất tiếc thì giờ không cho phép. Đặc biệt có vài huyện chưa đưa sinh hoạt Phật giáo đến được. Tôi động viên các Tăng Ni trẻ nên phát tâm hoằng pháp ở những huyện xa như Tánh Linh, Đức Linh. Tôi sẵn sàng hỗ trợ kinh sách và băng giảng để việc phổ biến Phật pháp được dễ dàng và sinh hoạt được thuận lợi.
Đến đêm thứ hai, chúng tôi đến tỉnh Ninh Thuận là một tỉnh mà đời sống còn rất nhiều khó khăn; đến mùa nắng, bò dê không có đủ thức ăn, phải chết. Mặc dù hoàn cảnh kinh tế khó khăn như vậy, nhưng Phật tử hướng tâm về đạo rất cao. Ban Trị sự Phật giáo tỉnh nhà cho biết dự kiến sẽ có các Phật tử đến chùa Sùng Ân nghe pháp khoảng năm trăm người; nhưng đến giờ thuyết pháp, tín đồ tham dự đông quá, phải thuê thêm một ngàn ghế ngồi mà cũng không đủ. Điều này gợi cho chúng ta thấy rằng khi đời sống càng khó khổ, người ta càng dễ nghĩ nhớ đến Phật. Tỉnh nhà bị hạn hán và cuộc sống nơi đây gặp khó khăn nhiều, nên đồng bào mới hướng tâm đến Phật để cầu nguyện Ngài gia hộ. Chính nơi đó chúng ta khai được tri kiến Phật cho họ. Thực tế cho thấy cả ngàn tín đồ rất thành tâm nghe pháp và cầu nguyện, nên dù trời oi bức, nhưng tối hôm đó, cảm thấy mát dịu lại. Tôi nghĩ chỉ có thể giảng nổi ba mươi phút, thế mà thời pháp kéo dài hơn một tiếng, thính chúng vẫn muốn được nghe tiếp. Thiết nghĩ Tăng Ni trẻ có sức khỏe và đạo lực, nên đến đó làm đạo, khuyến khích quần chúng hướng tâm về Phật, chắc chắn dễ thành công.
Tiếp tục lộ trình hoằng pháp, tôi đến tỉnh Phú Yên. Năm ngoái, tỉnh này không tập trung được Phật tử và chỉ có vài chục Tăng Ni An cư. Nhưng chỉ sau một năm An cư, chư Tăng tỉnh nhà đã phát nguyện giảng dạy ở vùng sâu, vùng xa và tổ chức tu Bát quan trai. Việc này rất đáng tán dương.
Dân chúng còn nghèo khó, không thể đến chùa ở tỉnh được; nên chúng ta phải đến với họ, đừng đợi họ đến với ta. Nếu chúng ta dang đôi tay từ bi, chịu cực truyền đạo, thì họ sẽ phát tâm, Phật sự sẽ thành tựu. Khi tôi khuyến hóa như vậy, các Thầy đã phát tâm hành đạo ở những vùng khó khăn. Kết quả là năm nay đến đây, đúng lúc nóng bức trưa hè, có cả hàng trăm Phật tử đứng chờ Giảng sư đoàn trung ương đến thuyết pháp. Rõ ràng là nếu chúng ta thương tưởng quần chúng, chắc chắn họ sẽ nghĩ đến chúng ta nhiều hơn. Chính điều đó đã khích lệ tôi trên con đường hoằng pháp dài xa mà không cảm thấy mỏi mệt. Và tiếp tục đi xa hơn, đoàn chúng tôi đến tỉnh Quảng Nam cũng là một tỉnh còn nhiều thiếu thốn. Ở trước sân chùa Đạo Nguyên rất rộng, vào 7 giờ tối, các Phật tử đã tập trung rất trang nghiêm thanh tịnh, theo sự ước lượng của các Tầy thì có trên ba ngàn người tập trung nghe pháp.
Tôi nói sơ vài nét để thấy rằng nếu chúng ta chịu cực hành đạo theo lời dạy của Đức Phật rằng mỗi Thầy nên đi một phương để giảng dạy giáo pháp lợi ích cho mọi người, thì họ sẽ hướng về Phật đạo. Tôi đã thể nghiệm điều này và đạt được kết quả tốt đẹp, muốn chia sẻ với Tăng Ni phía Bắc. Sinh hoạt Phật giáo ở phía Bắc đương nhiên có nhiều điều thuận lợi hơn, vì đã có truyền thống cả mấy ngàn năm rồi mà tổ tiên chúng ta từng dày công tạo dựng. Sự nghiệp lớn lao ấy thường được sử sách nhắc đến là thời Đinh Lê Lý Trần, thời kỳ cực thạnh của Phật giáo. Có thể khẳng định rằng tất cả những gì hưng thạnh do Thầy Tổ chúng ta xây dựng vẫn còn, không hề mất. Nếu nhìn bằng mắt thường thì không còn trong hiện tại, nhưng theo tinh thần Đại thừa, Đức Phật dạy những gì của quá khứ vẫn hiện hữu trong hiện tại, không bao giờ hoại mất. Sang Nhật học kinh Pháp Hoa, tôi nhờ Hòa thượng Thanh Kiểm chỉ dạy ý nghĩa về những gì quá khứ vẫn hiện hữu trong hiện tại và tất cả Phật quá khứ cũng hiện hữu trong con người chúng ta hôm nay.
Tôi nhắc lại ý của Hòa thượng dạy rằng trong kinh Pháp Hoa, phẩm Như Lai Thọ Lượng thứ 16, Đức Phật xác định Ngài không nhập Niết bàn, cũng không phải vô ảnh vô hình. Đức Phật luôn hiện hữu trong chúng ta mà kinh Pháp Hoa gọi là "Thế gian tướng thường trụ”. Ý câu này cũng thể hiện qua câu chúng ta thường niệm là thập phương thường trụ Tam Bảo. Chúng ta nghĩ thế nào về thập phương thường trụ Tam Bảo. Thập phương thường trụ Tam Bảo trong vô hình chúng ta không thấy được, nhưng ảnh hưởng đến cuộc sống thực của chúng ta. Có thể nói chúng ta không thấy bằng mắt, nhưng thấy được bằng niềm tin, bằng trực giác. Sử ghi rằng xưa kia Trí Giả đại Sư tu hành ở Ngọc Tuyền chưa có chùa, nhưng khi ngài nhập định, thấy hiện ra ngôi chùa đồ sộ. Dưới mắt thường là đầm sình lầy, còn trong Thiền định vô tướng thấy chùa nguy nga. Điều này được sử sách giải thích rằng ngài nhập định bảy ngày thì thần Già lam là Quan Thánh mới điều khiển các thần núi xây dựng ngôi chùa này và khi xả định thì thấy có chùa. Theo tôi, điều này không phải mê tín. Từ cách thấy thứ nhất của Trí Giả là thấy chùa trong Thiền định, đến cách thấy thứ hai là thấy theo niềm tin, có chùa do thần thánh xây dựng. Và tôi nghĩ cách thấy thứ ba là trở về thực tế; điều này quan trọng.
Trong quá trình tu hành, nếu thực tập sẽ nhận thấy ý này. Khởi đầu từ chúng ta có niềm tin thực và hạ quyết tâm tu không biết mỏi mệt, khiến cho thần minh cảm động. Tuy họ khuất mặt, nhưng người ta tin họ vẫn hiện hữu trong vô hình, nên lập miếu Thần hoàng để thờ. Việc thờ phụng các vị anh hùng dân tộc cũng phát xuất từ niềm tin về sự hằng hữu của các ngài nên dân chúng mới lập đền thờ. Tất nhiên phải có sự linh hiển, người ta mới tin, mới thờ. Nhiều vị Hòa thượng kể lại cuộc đời tu hành, tôi thấy giống nhau ở điểm khi thực lòng tu, chắc chắn có Hộ pháp Long thiên gia hộ, khiến vượt qua những hiểm nạn, được bình an mà tưởng rằng không sống nổi, tưởng không làm được nhưng thành công. Sự trợ lực vô hình này ngoài sức hiểu biết của con người, do công đức tu, do tâm thành của chúng ta mà động lòng trời đất. Đối với Trí Giả đại Sư cũng vậy, với công đức tu hành miên mật, đương nhiên đạo lực của ngài đã cảm hóa được Quan Thánh.
Và từ cái thấy theo niềm tin, trở về thực tế, chúng ta thấy rõ những bậc chân tu thanh tịnh trang nghiêm khi đã cảm hóa được trời đất quỷ thần, thì bấy giờ nhân tâm, tức lòng người cũng phải quy ngưỡng. Chính vì thế mà Đức Phật dạy rằng con người mới là quyết định quan trọng nhất. Thực tế cho thấy những nơi có bậc chân tu, việc giáo hóa quần chúng rất dễ dàng. Điều này nhắc nhở chúng ta không học Phật trên lý thuyết, nhưng học để tu, nên cần ứng dụng vào đời sống tu hành. Hòa thượng Thanh Kiểm tạo được công đức, vì ngài luôn trì kinh. Riêng tôi, ngày nay còn làm được việc đạo, vì tôi không bao giờ bỏ thời khóa công phu. Niềm tin vào sự hộ niệm của Phật là động lực mạnh mẽ giúp tôi không cảm thấy mệt mỏi, không ngại khó khăn và thành tựu mọi việc tốt đẹp. Kinh Pháp Hoa đã khẳng định rằng nơi nào có người trì kinh Pháp Hoa, Phật sẽ khiến Thiên long Bát bộ hộ trì, nếu tu ở nơi vắng vẻ, Phật sẽ khiến hóa nhân đến nghe pháp.
Quyết tâm tu, chúng ta cảm nhận chung quanh có Hộ pháp Long thiên giữ gìn và được như vậy rồi thì thực tế có nhân dân cảm mến. Trên bước đường hoằng pháp, đến nơi nào, tôi hay hỏi thăm xem quần chúng có đến chùa đông hay không; tín đồ không nhiều là vì Thầy Trụ trì ít tu, hoặc vì Tăng chúng không nghiêm trì giới luật. Nếu quyết tâm tu và nghiêm trì giới luật, nhất định phải cảm động đến trời đất và nhân tâm. Các vị Hòa thượng hành đạo, khai sơn tạo tự ở nơi vắng vẻ, mà chỉ một thời gian sau, tự nhiên dân chúng tìm đến chùa, ngày một nhiều thêm. Và khi nhà Sư được quần chúng quý mến, quy ngưỡng rồi, thì chính quyền cũng phải chấp nhận, không thể khác. Đây là kinh nghiệm hành đạo của tôi. Năm 1963, chính quyền Diệm quyết tâm triệt tiêu Phật giáo; nhưng nhờ Tăng chúng quyết tâm tu và cảm hóa được quần chúng. Bấy giờ, chính quyền càng đàn áp Phật giáo thì dân chúng càng dành thiện cảm cho Phật giáo mạnh hơn. Lúc đó, tôi lãnh trách nhiệm tổ chức và hướng dẫn thanh niên, sinh viên Phật tử. Khi chính quyền Diệm bắt đầu đàn áp, sinh viên tự động đến chùa An Quang xin quy y làm Phật tử để tranh đấu bảo vệ Phật giáo.
Tôi gợi ý để Tăng Ni suy nghĩ, đừng làm mất lòng quần chúng, hay xa rời quần chúng; vì làm như vậy là gây tai hại lớn cho Phật giáo. Ta có thể xây dựng chùa lớn, nhưng không có Phật tử, thì chùa cũng mai một; lịch sử đã cho thấy điều này. Việc quan trọng là chúng ta thực tâm tu hành, tỏa sáng đạo lực khiến trời đất cũng phải động lòng và quần chúng mến phục, phát tâm cùng sống theo Phật dạy. Quyết tâm tu thực đối với tôi là đặt niềm tin tuyệt đối ở Phật. Ta tin Phật tuyệt đối thì người mới tin theo. Ta chưa tin thiệt và chưa dám xả thân mạng để thể nghiệm pháp Phậtm chắc chắn không thể nào ảnh hưởng cho người phát khởi niềm tin. Sau khi chính quyền Diệm đàn áp Phật giáo, nhiều người phát tâm trở thành Phật tử và khi Hòa thượng Quảng Đức tự thiêu để cầu nguyện thì người ta hướng tâm nhiều hơn đến Phật giáo, vì ngài là bậc chân tu đạo cao đức trọng. Đối với người đàn áp, ngài viết bức thư với lời lẽ ôn tồn, đạo đức : "Tôi trân trọng gởi lời đến Tổng thống Ngô Đình Diệm nên lấy lòng từ bi mà đối với quốc dân… ”. Trong khi một số người khác thì nổi sân si, nói lời thô ác với chính quyền. Phạm sai lầm từ căn bản như vậy, chắc chắn Phật không hộ niệm. Còn nhớ khi chúng ta thọ giới Cụ túc, Hòa thượng đàn đầu đã dạy rằng muốn thọ giới này, phải thọ ba pháp bất hoại trước. Ba pháp bất hoại là bị người nói xấu, không được nói xấu lại; bị người đánh, không được đánh lại; bị người hại, không được hại lại. Thực hiện ba pháp này quả thực khó vô cùng; nhưng khó mấy cũng phải ráng giữ, vì đã phát nguyện trước Phật rồi. Nếu phạm ba pháp bất hoại là đã phá giới, chỉ còn hình thức Thầy tu; Phật không công nhận thì sao tu. Vì vậy, gặp việc đáng giận, tôi không dám giận; sợ Phật không hộ niệm. Nhờ giữ ba pháp bất hoại mà Hòa thượng Quảng Đức trở thành Bồ tát, Thánh Tăng. Nhờ lời nói, hành động và việc làm thánh thiện của ngài mà rất nhiều người dân miền Nam phát tâm theo đạo Phật và nhân dân thế giới cũng ủng hộ Phật giáo. Trên bước đường tu của chúng ta, điểm này rất quan trọng. Làm động lòng trời và làm động luôn lòng người, họ đến hỗ trợ chúng ta thì đạo Phật mới tồn tại vững vàng.
Trở lại việc tu hành của Trí Giả đại Sư, ngài thấy chùa hiện hữu trong Thiền định. Và thực tế theo lịch sử, sau khi thái tử Tấn Dương Quảng đánh Nam kinh, thống nhất được đất nước Trung Hoa. Thống nhất bằng võ lực thì dễ, nhưng thống nhất được nhân tâm mới khó; vì người thua trận chắc chắn buồn khổ, oán hận. Muốn an được lòng dân, thái tử thấy dân chúng ngưỡng mộ Trí Giả đại Sư, nên ông phải đích thân dẫn quân đến Ngọc Tuyền quỳ lạy ngài, xin thọ giới Bồ tát tại gia và ủng hộ đạo Phật. Sau khi lên ngôi là Tùy Dạng Đế đem quân san bằng vùng sinh lầy và xây dựng ngôi chùa tráng lệ cúng dường ngài và sắc phong cho ngài là Trí Giả đại Sư; thực pháp hiệu của ngài là Trí Khải.
Trong kinh Pháp Hoa, Phật dạy thế gian tướng thường trụ, tức thường trụ Tam Bảo tồn tại trong niềm tin, trong lòng người là quan trọng nhất. Vì vậy, chúng ta truyền đạo, chỉ đem niềm tin đặt vào lòng người; nhưng muốn như vậy, ta phải làm gì cho họ tin. Đó là điều mà Tăng Ni phải suy nghĩ. Riêng tôi, trước kia có một số bạn, người thì đi lính theo chế độ cũ, người tham gia kháng chiến. Khi thống nhất đất nước, gặp lại họ, chúng tôi vẫn quý trọng nhau. Trước kia, họ nghĩ rằng tôi tu là làm việc vô ích; nhưng nay gặp lại, họ phát tâm tu và quy y Tam Bảo. Họ nói rằng tôi nhờ tu mà tương đối trẻ hơn họ và có sức khỏe tốt hơn họ, làm việc nhiều mà không mệt và lâu già. Họ nhờ tôi dạy cách làm sao để có được thành quả giống như tôi. Lúc trước, họ nghĩ ăn chay thì không thông minh và yếu đuối. Bây giờ, biết học vị của tôi, họ không dám nói ăn chay không thông minh, thấy sức khỏe của tôi với khối lượng công việc của tôi, họ cũng không dám chê ăn chay bệnh hoạn. Tôi nói với họ rằng khỏe mạnh nhờ ăn chay, học giỏi nhờ tu Thiền. Đối với tôi, tu hành đòi hỏi phải đạt được hiệu quả thực sự tốt đẹp. Tu Thiền phải thông minh. Phật dạy có định mới sanh huệ; tập trung tư tưởng rọi vào một việc, nhất định có được vấn đề sáng tỏ. Người đời nghĩ đủ thứ, làm sao trí sáng.
Ngoài ra, Phật dạy các Tỳ kheo làm việc gì cũng phải quán nhân duyên. Tôi không phạm sai lầm, vì tập trung tư tưởng để quán sát việc sắp làm; đi hành đạo nơi nào, gặp ai, làm gì, tôi luôn suy nghĩ trước, cho nên nhận biết được người có thể hợp tác, dẫn đến thành công. Đức Phật sau khi Thành đạo, tức sau khi Ngài quán chiếu rõ ràng nhân duyên hóa độ, Ngài biết rõ năm anh em Kiều Trần Như là những nhà hiền triết chưa có lối thoát trên bước đường tìm cầu giải thoát. Đức Phật liền đến độ họ trước tiên, mặc dù Ngài phải đi thật xa mới đến Lộc Uyển; trong khi những người xung quanh Phật không độ, vì Ngài biết rõ họ chưa có duyên nghe theo.
Thiền giúp cho chúng ta phát sanh trí tuệ nhờ quán chiếu. Tôi học đốt giai đoạn nhờ thực hành Thiền, tập trung vào việc học nên dễ nhớ, dễ hiểu và làm việc thành công cũng nhờ Thiền làm cho trí sáng, nên thấy rõ giải pháp tương ưng cho từng việc.
An chay, ăn ít, sức khỏe bảo đảm tốt. Tôi giải thích với các anh bạn rằng vì họ bị nghiệp ham ăn thúc bách, nên thực sự cơ thể chưa cần mà họ cứ dồn thêm thức ăn thật nhiều, khiến cho bộ tiêu hóa phải vất vả làm việc thêm, bộ tuần hoàn tất yếu cũng phải mệt theo. Và ăn uống quá độ như vậy, cơ thể phải dư thừa trữ lượng thì phải tìm cách làm cho tiêu hao phần thặng dư ấy, rồi lại tiếp tục ăn nữa. An nhiều chất béo, tích tụ thành lớp mở thừa thật to, rồi giải phẩu để lóc bỏ lớp mở đó đi, hoặc mua máy chạy bộ để đốt khối mở thừa. Cứ như thế mà cái vòng luẩn quẩn của nghiệp ăn hành hạ thân xác, khiến sức khỏe phải suy yếu. Người tu ăn vừa đủ, hoặc ăn thiếu một chút, sau quen dần, giúp cho bộ tiêu hóa và bộ tuần hoàn làm việc nhẹ nhàng hơn. Nhịp đập của tim ít thì tuổi thọ được kéo dài, đừng để vượt quá tám mươi cái một phút. Khi nào nhịp tim tôi đập nhanh, tôi Thiền để giảm nhịp tim xuống, để chất hữu cơ bị đốt ít đi và tất cả các cơ quan trong thân thể theo đó được nghỉ ngơi; nhờ vậy mới ít bệnh hoạn.
Có thể khẳng định rằng pháp tu của đạo Phật đem lại lợi ích thiết thực trong cuộc sống, nếu thực hành đúng đắn và kiểm chứng theo khoa học cũng rất đúng, không có gì là mơ hồ cả. Không phải nghe nói Thiền rồi cứ nhắm mắt làm đại, thì dễ phạm sai lầm. Hàng ngàn năm trước, Trí Giả đại Sư đã dạy rằng cần nương theo pháp phương tiện để chuẩn bị cho việc tu Thiền, mà căn bản nhất là ba việc ăn, uống, ngủ nghỉ phải đảm bảo được sức khỏe tốt, chưa nói đến việc tu chứng cao thấp. Mong rằng chư Tăng Ni thể nghiệm được tinh ba của pháp Phật trên bước đường tu, để gặt hái được những thành quả tốt đẹp cho chính mình và giúp cho mọi người tâm an, trí sáng.