Sách
Trên bước đường tu hành, dù là người xuất gia hay tại gia, điều quan trọng là phải kết hợp giáo pháp của Phật vào việc hành trì hàng ngày. Làm đúng chánh pháp như vậy, từng bước sẽ đắc quả Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm và A la hán; cao hơn nữa, hành Bồ tát đạo để chứng quả vị Phật. Thực tế cho thấy nhiều người tưởng lầm rằng họ tu đúng giáo pháp, nhưng đã đi lạc đường, nên không có được thành quả tốt đẹp.
Hành trì đúng giáo pháp không có nghĩa là pháp môn này kém, pháp môn kia thù thắng. Pháp môn nào cũng mang đến sự an lạc, giải thoát, nếu biết áp dụng thích hợp với hoàn cảnh của mình; áp dụng sai, sẽ nhận lấy hậu quả trái ngược; vì pháp Phật thường được ví như thuốc để chữa bệnh cho chúng sanh, tất nhiên dùng đúng thuốc, đúng bệnh, mới chữa khỏi bệnh được. Như vậy, trước tiên phải chữa lành bệnh của chính mình và lấy kinh nghiệm đó để chữa bệnh cho người, nhất định thành công. Riêng tôi, trải qua gần sáu mươi năm hành trì pháp Phật và thành tựu một số việc, muốn chia sẻ kinh nghiệm với quý vị. Chúng ta học, suy nghĩ và áp dụng đúng, đương nhiên biết kết quả lợi hay hại; nếu việc có hại thì chỉ cho người tránh, lợi thì dạy cho người làm.
Trên bước đường cứu khổ độ sanh, rõ ràng các nhà truyền giáo đến nơi nào đều hòa nhập với văn hóa nơi đó để làm cho Phật giáo tồn tại và phát triển. Có thể nói tùy hoàn cảnh khác nhau mà giáo pháp được truyền bá dưới nhiều dạng thức khác nhau; nhưng điều cốt lõi đòi hỏi chúng ta phải tu chứng. Và ba tháng An cư kiết hạ chính là thời gian tốt nhất để chúng ta thực tập pháp Phật, chín tháng còn lại chúng ta không thể ở yên một chỗ tập trung vào việc tu, mà phải làm nhiều công việc độ sanh khác. Ý thức như vậy, nhất định phải dành ba tháng nỗ lực tu, nếu không thì quanh năm suốt tháng lo việc bên ngoài nhiều, biến tâm mình thành thế tục thì nguy hiểm vô cùng.
Trong ba tháng An cư, ngoài việc tu hành, thể nghiệm pháp Phật, ít quan tâm đến việc khác, hạn chế tối đa những sinh hoạt khác. Tu hành muốn đạt được kết quả tốt đẹp, cần nương tựa với người tu trước đã có sở đắc, sở chứng. Vì vậy, trong Thiền đường thường có vị Thiền chủ là người tiêu biểu cho đại chúng noi gương. Nếu vị trụ cột này tu cao, đại chúng sẽ nương theo, dễ dàng đạt được kết quả tốt. Vị đường chủ tu cao nghĩa là việc học và việc tu đã thể hiện trong cuộc sống của vị này. Điều thứ nhất là chúng ta thấy vị này thông minh, học giỏi, có nhiều tác phẩm hay, nên chúng ta kính nể tài uyên bác Phật pháp của vị này. Điều thứ hai, vị này có quá trình tu lâu, tối thiểu là đã hạ thủ công phu suốt mười năm trở lên và đại chúng thấy được cuộc sống của vị đường chủ rất an ổn về tinh thần, nghĩa là đạo lực rất mạnh, không bị người xung quanh tác động. Dù hoàn cảnh khó khăn, đại chúng vẫn thấy Thầy ung dung tự tại và luôn giải quyết mọi việc tốt đẹp. Ngược lại, vị đường chủ mà cứ nghĩ đến việc cơm gạo, thuốc men cho đại chúng, thì đại chúng cũng bị ảnh hưởng việc đó, không có đạo. Chính vì thế mà trong Thiền đường, vị Hóa chủ phải đảm trách công việc lo thực phẩm cho đại chúng. Vị Thiền chủ hoàn toàn làm trụ cột, phải trụ tâm; vì cột trụ lung lay, nhà sẽ đổ, tâm Thiền chủ không thanh tịnh, đại chúng sẽ loạn động. Vì vậy, trong Thiền đường phải có những vị chuyên tu để đại chúng nương theo. Tôi từng tham gia những khóa tu, nhìn thấy thành quả của những bậc cao đức mà phát tâm tu lên. Những người mới tu, cho ngồi Thiền một lần nửa tiếng. Người tu được hai, ba hạ trở lên thì tăng số giờ ngồi Thiền, một tiếng. Người cao hạ ngồi phía trước, vì đã có quá trình công phu lâu, tức đã có sức định tĩnh cao, ngồi uy nghi, tĩnh lặng để đại chúng nhìn vào, cảm thấy thanh tịnh, muốn tu theo. Vị Thiền chủ ngồi phía trên hết và ngồi Thiền lâu hơn mọi người. Mọi người ngồi Thiền ba tiếng, nhưng Thiền chủ ngồi Thiền trên ba tiếng mà xả Thiền đứng lên nhẹ nhàng, tự nhiên. Hàng lãnh đạo làm trụ cột cho đại chúng rất quan trọng. Nếu chỉ tổ chức theo hình thức, không tu hành nghiêm túc, chắc chắn không được lợi lạc gì.
Chúng ta vẫn kính trọng người lớn tuổi, nhưng nếu những vị này không thể ngồi Thiền hoặc không đủ sức khỏe để làm việc, tất yếu được quyền nghỉ ngơi, không nên miễn cưỡng tham gia, vì không đạt kết quả tốt sẽ ảnh hưởng không tốt cho đại chúng. Thiết nghĩ chúng ta nên mạnh dạn cải tổ việc này. Trong Thiền đường, người Duy Na phải khỏe hơn, giỏi hơn, tu tốt hơn, mới điều chúng nổi; không phải cử người cho có chức danh mà không thực sự làm việc. Duy Na phải theo dõi sinh hoạt của từng người trong đại chúng mới phát hiện người yếu kém để uốn nắn lại. Nếu thuộc hàng nghiệp chướng Tăng, phải dùng giáo pháp khắc phục nghiệp của mình. Không dám nhận mình có nghiệp chướng, muốn làm Hiền Thánh là phạm sai lầm. Giáo pháp của Phật được gọi là pháp đối trị nghiệp, sử dụng thuốc tương ưng với bệnh để chữa, cuối cùng cũng lành mạnh. Dấu bệnh, nuôi bệnh phải chết. Tự xác định là nghiệp chướng Tăng, đừng để người kính trọng sẽ tổn phúc. Hòa thượng Trí Tịnh là bậc cao đức mà vẫn tự suy xét xem có phải là phước điền Tăng hay không; nếu không mang lại phước báo cho nhân thiên mà thọ lãnh cúng dường làm sao trả nổi.
Quý vị tự xét xem mình là Hiền Thánh Tăng, hay nghiệp Tăng, hoặc phàm Tăng. Hoặc vị trụ trì phải xét nghiệp của người cho vào tu. Cho vào chùa tu, mà không biết nghiệp của họ là nhận lầm giặc làm con, sau này họ sẽ phá hại ngôi nhà chánh pháp của chúng ta. Không thể tội nghiệp người mồ côi cha mẹ, hoặc bị chồng con từ bỏ, rồi cho họ xuất gia. Nếu là nghiệp Tăng, phải giải quyết nghiệp cho xong. Nghiệp dễ thấy nhất là nghiệp nghèo đói. Thực tế, ít có người giàu có, quyền thế đi tu. Đa số là thứ dân đi tu. Ý thức như vậy, chúng ta tu hành nương nhờ cửa Phật, phải cố gắng tạo phước, vì không có phước mà cố hưởng, phước phải cạn kiệt. Thuở nhỏ, Thầy tôi thường dạy rằng không được xài phí của Tam bảo, để không tổn phước, từng bước mới tu lên được. Một số huynh đệ của tôi nghĩ "của chùa” xài phung phí điện nước; của mình thì giữ kỹ, của Tam bảo thì xài phí phạm, sau này họ đều hoàn tục để trả nợ. Nhớ lời Thầy dạy, luyện tập thành thói quen từ thuở còn tuổi nhỏ, nên mỗi sáng tôi làm vệ sinh cá nhân, không xài quá một lít nước. Tôi thường nghĩ mình làm cho Phật, cho chùa được bao nhiêu, tự tiết giảm tiêu dùng, không mang nợ, dễ tiến tu. Người có phước, cha mẹ giàu có cúng dường nhiều, thì cũng trả được phần họ tiêu xài. Có nghiệp nghèo đói, nên tiêu dùng thấp nhất, để có dư bố thí mới sanh ra phước. Còn chỉ nhận và hưởng, nghĩa là chúng ta đã đánh đổi bao nhiêu phước báo thành của vật chất để tiêu xài thì phải hết.
Tự xét là nghiệp Tăng, có nghiệp gì, lo khắc phục nghiệp đó; nghèo đói, bệnh hoạn, xấu xí, ngu dốt đều hiện ra tướng nghiệp. Những người nhờ túc phước sanh trong dòng họ cao quý, sức khỏe tốt, ngoại hình dễ coi, ngôn ngữ truyền cảm, thông minh, v.v… Nhờ phước báo này, họ làm được nhiều việc. Họ tu hành ở chùa nào là bà con dòng họ tìm đến cúng chùa, đại chúng được hưởng theo, hoặc vị trụ trì chùa về đây kiết hạ An cư, Phật tử của vị đó thường tìm đến trường hạ có Thầy của họ để cúng dường. Chùa có nhiều phước điền Tăng, sau hạ, vật thực dư dã nhiều để bố thí cho chúng sanh. Trường hạ nhiều chiêu đề Tăng, sẽ sanh ra nghiệp tranh chấp, phải trái hơn thua.
Chúng ta dễ dàng nhận ra nghiệp của chính mình bằng cách xem mối quan hệ của mình với cuộc đời. Tỳ kheo mà đệ tử học giỏi, thông minh, giàu có, biết họ có phước. Quyến thuộc Bồ đề của họ cúng dường là cúng cho cả đại chúng. Còn quyến thuộc trần lao đến là đòi hỏi, quậy phá. Quyến thuộc, bà con, dòng họ xấu ác, tự biết chúng ta có ác nghiệp mới sanh vô làm bà con với họ, mới có đệ tử như vậy tìm đến. Không thể xua đuổi họ, mà phải tìm cách hóa giải nghiệp của mình.
Tu hành cần biết nghiệp hay phước của chúng ta. Theo Phật dạy, hoàn cảnh bên ngoài tùy tâm chúng ta mà hiện thành. Kinh Hoa Nghiêm gọi là tâm sanh ra vạn pháp. Vì thế, thấy vạn pháp mà biết được tâm bên trong. Chúng ta tức giận, mắng đệ tử của mình hung dữ, nhưng phải thấy chính mình hung dữ trong lòng mới gặp họ hung dữ. Nếu thực sự chúng ta tốt lành thì đã ở cõi trời, hay ở Tịnh độ; không ở đây. Ở Ta bà nhất định là còn nghiệp. Riêng tôi, mỗi khi bực tức, liền tự nhận ra nghiệp của mình có mới gặp đối tượng này, nên vội vàng trụ tâm lại. Phật dạy nghiệp khởi từ tâm phải diệt ngay trong tâm. Chúng ta tự kiểm soát tâm mình là chính và không ai biết mình hơn chính mình. Đức Phật là vị đại Đạo sư chỉ cho chúng ta phương thuốc, còn chữa lành bệnh là tùy ở chúng ta có sử dụng thuốc hay không.
Giáo lý căn bản để đối trị tất cả nghiệp của chúng Tăng, trở thành Hiền Thánh là giáo pháp Tứ Thánh đế Phật dạy cho năm anh em Kiều Trần Như. Những vị này thực tập, lần lượt tất cả đều chứng quả vị A la hán. Đạt được Thánh vị, Phật mới dạy các Tỳ kheo này mỗi người đi một phương giáo hóa. Chúng ta không suy nghĩ kỹ, hiểu lầm ý này, cứ mỗi người đi một phương, thì người bị ma bắt, người bị ngoại đạo hại; cho nên có đi mà không có về. Chúng ta cũng thấy Phật dạy rằng các Thầy không nên đi một người, phải có huynh đệ cùng đi để có thể giúp đỡ, bảo vệ lẫn nhau. Như vậy, hai điều này có trái ngược nhau hay không. Chúng ta cần xác định rằng Phật nói mỗi người đi một phương hành đạo thì đối tượng mà Ngài dạy lúc đó là năm anh em Kiều Trần Như đã đắc quả vị A la hán, nghĩa là đã vượt qua mọi khó khăn. Chúng ta chưa đắc Thánh quả như các ngài mà làm việc của người đắc Thánh quả là tự chuốc họa vào thân. Tôi đọc kinh, thường suy nghĩ Phật nói điều này lúc nào, ở đâu và nói với Xá Lợi Phất, với Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, hay với A Nan, v .v… rồi tự so lại với chúng ta ngày nay, ở thời hiện đại và khả năng của mình có đồng với các ngài hay không. Theo tinh thần Đại thừa, chúng ta có cách nhìn như vậy.
Chính Đức Phật cũng thể hiện ý này. Ngài đắc đạo ở Bồ đề đạo tràng, nhưng tại sao lúc đó Ngài không ở thành Già Da thuyết pháp, mà phải đi xa đến tận Lộc Uyển để độ năm anh em Kiều Trần Như. Với huệ nhãn của bậc Toàn giác, Đức Phật đã suy nghĩ về nhân duyên, tìm chỗ có duyên và người có duyên mới giáo hóa được. Người nghịch duyên như ba anh em Ca Diếp, Phật độ khác với những người thuận duyên. Rõ ràng mỗi nơi, mỗi lúc, mỗi người, Phật sử dụng những pháp khác nhau. Và chỉ người đắc đạo mới thấy chúng sanh nghĩ gì, muốn gì, làm được gì, tùy theo đó mà giáo hóa. Chúng ta chưa đắc đạo, phải nương vào các bậc cao đức để vừa học, vừa tu, vừa truyền bá.
Trở lại pháp căn bản Phật dạy cho năm anh em Kiều Trần Như là Tứ Thánh đế, vì Ngài biết rõ những vị này ở trong xã hội thời đó cần pháp này. Tiếp nhận đúng pháp tương ưng, họ tu chứng một cách đơn giản và nhanh chóng. Kiều Trần Như đắc quả A la hán sớm nhất, cho nên tên Kiều Trần Như dịch là Liễu Bổn Tế. Ông đạt được quả vị này dễ dàng vì đã sạch nghiệp, thể hiện rõ nét trong cuộc sống, không còn bị xã hội ràng buộc về tâm lý cũng như sinh lý. Có được tư chất thanh tịnh như vậy rồi, Phật trao cho ông chìa khóa Không quán thì liền chứng đắc tứ đại giai Không, ngũ uẩn giai Không, tức không thiết đến vui buồn vinh nhục của cuộc đời, không bận tâm đến cuộc sống vật chất. Người tu có tâm hồn rỗng lặng như thế đi thẳng vào đạo được. Những người còn chấp ngã, chấp pháp phải cần ba tháng An cư để quét sạch những vướng mắc. Với người kẹt tình cảm, Phật dạy quán thân bất tịnh và quán thuần thục pháp này, cũng qua được cửa Không để đắc đạo. Với người chấp lời nói, chấp hình thức, Phật dạy quán thân, quán lời nói, quán ý tưởng đều vô thường. Quán như vậy xong, bỏ được tất cả phải trái, cảm thấy nhẹ lòng và cuối cùng quán pháp vô ngã, cũng qua được cửa Không.
Tất cả phàm phu muốn vào cửa Thánh, phải qua cửa Không. Người tu còn chấp pháp hữu vi, vĩnh kiếp ở trong sanh tử. Cửa Không này Pháp sư Huyền Trang ngộ được, diễn tả bằng tám chữ "Tứ đại giai Không, ngũ uẩn giai Không”. Tứ đại và ngũ uẩn đều Không rồi, chúng ta phá được ngũ ấm ma, liền được giải thoát.
Phá được ấm ma trong kiếp này, nghĩa là không chấp mọi việc hiện tại, chúng ta đi vào cửa Không, khoác áo Sa môn tu hành. Tuy nhiên, khi ngồi yên, tĩnh tâm trong Thiền định, tất cả những gì thuộc quá khứ sẽ hiện lên trong tâm chúng ta. Riêng tôi cũng trải qua quá trình xả bỏ tất cả, không chấp, nhưng bắt đầu Thiền định, vào cửa Không, trong tâm vụt khởi lên, tự biết là nghiệp duyên từ quá khứ nổi dậy, thì nhớ lời Phật dạy, liền sám hối, để giữ tâm thanh tịnh trở lại: "Con xưa đã tạo bao ác nghiệp, đều bởi vô thỉ tham sân si, từ thân miệng ý mà sanh ra, tất cả con nay xin sám hối”. Bên ngoài hiện tại là Không, nhưng trong A lại da thức của chúng ta là Có, tức những vi tế của quá khứ đã tạo vẫn tồn tại bên trong gọi là pháp trần không thấy bằng mắt, nhưng thấy được bằng tâm. Và từ đây, bắt đầu sử dụng tâm để thấy pháp. Nếu chúng ta có căn lành đời trước và trong hiện đời cũng huân tu các thiện pháp, thì khi ngồi yên, Phật pháp sẽ hiện ra. Nhưng nếu nhiều đời, hoặc đời này đã tạo nghiệp ác, ngồi yên, những việc ác liền khởi lên trong tâm. Có Thầy tâm sự rằng nằm mơ cứ thấy chài lưới bắt cá ăn thoải mái, mặc dù trong hiện tại đang ăn chay; đó chính là túc nghiệp đời trước đã từng làm việc này, nay mới có thể hiện lại. Nếu đã trồng căn lành sâu dày với Phật Di Đà, vào Thiền sẽ thấy cảnh giới Cực Lạc. Điều thiện đã có như vậy và trong Thiền định, chúng ta tiếp tục theo đuổi, nuôi lớn căn lành này, chắc chắn việc tu hành sẽ đạt kết quả tốt đẹp rất nhanh. Vì vậy, Phật dạy những điều thiện đã gieo trồng đời trước, khi qua cửa Không, sẽ xuất hiện thì nên tiếp tục phát triển điều thiện trong Thiền định; không phải việc từ thiện bên ngoài theo thế gian. Làm thiện theo thế gian mà tâm buồn phiền, sân hận, bất an sanh ra, lâu ngày Thức của chúng ta tràn ngập ác nghiệp là đọa.
Siêng năng gieo trồng việc thiện, nuôi lớn việc thiện và siêng năng diệt trừ việc ác, ngăn chận việc ác; đó là bốn pháp Phật dạy áp dụng trong Thiền định mà nhiều người lầm tưởng là siêng năng làm việc thiện ác bên ngoài. Thân không làm ác, miệng không nói lời ác, thay vào đó, chúng ta tụng niệm, lễ bái là bước đầu giúp chúng ta gieo trồng việc thiện. Tuy nhiên, điều cốt lõi mà Phật muốn dạy là kiểm soát việc thiện ác của tâm trong Thiền định mới quan trọng. Người túc nghiệp ác nhiều, hay nghiệp ác của hiện đời đã tạo, thì khi Thiền định, tất cả việc ác này sẽ hiện lên trong tâm, chúng ta cắt đứt, đừng cho sanh khởi trong lòng. Hoặc tất cả mọi thứ cám dỗ của thế gian lãng vãng trong đầu, cũng dẹp liền, để tâm hoàn toàn tĩnh lặng. Còn khởi tâm ưa thích hay tâm ghét bỏ là đi vào đường ác; vì thương ghét đều ở trong sanh diệt pháp của thế giới sanh tử, làm sao vào pháp môn giải thoát được. Tâm chúng ta phải hoàn toàn lắng yên, không khởi niệm gì; nhưng muốn được như vậy, phải tu chứng tứ đại giai Không, ngũ uẩn giai Không và từ đó, tất cả những nghiệp của quá khứ và hiện tại đều diệt hết thì tâm Không, cảnh tịnh, bên ngoài không tác động và bên trong cũng không phát khởi, là tu được chữ Tĩnh. Nói cách khác, chúng ta chọn đời sống tĩnh lặng, không chọn đời sống duyên khởi thuộc vô minh và tạo ra phiền não ác. Như vậy, thể nghiệm Tứ Chánh cần, đã đoạn trừ ác từ trong tâm, chắc chắn ngoại cảnh ác không thể tác động được. Chúng ta thường nói người khác xấu ác, mà không chịu chấp nhận cái nghiệp ác bên trong của mình. Tôi tự hỏi tại sao người ta cúng dường vị này, nhưng không cúng cho tôi; tôi phát hiện liền, vì trong tâm tôi đang mong cầu lợi dưỡng. Đối với người tu, không gì quý hơn là tâm được bình ổn cùng với nếp sống phạm hạnh, an lành. Vì thế, khởi tâm động niệm là ác; tâm tĩnh lặng là thiện.
Và khi chúng ta đã quét sạch những khởi động từ trong tâm gọi là vô minh duyên khởi, tâm chúng ta trong sạch ví như tấm gương trong sáng gọi là Đại viên cảnh trí, đó cũng chính là tâm chơn như. Từ tâm chơn như, chúng ta quán sát mọi việc trên cuộc đời theo hướng của Phật, không nhìn về sanh diệt pháp, lúc ấy cũng tu pháp Tứ Thánh đế, nhưng là Vô sanh Tứ Thánh đế, khác với giai đoạn mới phát tâm tu sanh diệt Tứ Thánh đế. Thật vậy, đạt được chữ Tĩnh trong lòng, hay từ kiến tánh khởi tu, tuy hành giả không làm gì, nhưng ngồi yên với trạng thái tâm chơn như, tạo thành đạo lực khiến trời người phải cung kính cúng dường. Trong khi chúng ta phải cực khổ làm đủ mọi việc, nhưng không ai quan tâm là biết mình tu trên sanh diệt, nên làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu, thậm chí hưởng rất ít mà kinh Pháp Hoa gọi là "cái giá nửa ngày”. Hoặc so với công đức của hành giả thành tựu pháp Vô sanh Tứ Thánh đế, người làm trên sanh diệt giống như người làm trong chiêm bao, thức dậy thì chẳng có gì.
Trên bước đường tu, thực tập thành tựu hai chữ Không và Tĩnh, tiến sang giai đoạn thứ ba, tu Tứ Như ý túc. Tứ Niệm xứ, Tứ Chánh cần là mười hai pháp căn bản trong ba mươi bảy Trợ đạo phẩm, mà chúng ta cần trải qua cả một quá trình thực hành và thể nghiệm được trong cuộc đời tu của mình, không phải chỉ học trên lý thuyết, nói suông trên đầu môi chót lưỡi.
Tứ Như ý túc hay bốn thần thông của người tu. Nhiều người hiểu lầm có thần thông như bay được, làm được những việc kinh thiên động địa, lấy trái đất này bỏ vào thế giới khác, v.v… Phật không dạy như vậy. Tứ Như ý túc hay bốn thần túc mà chúng ta tu hành có được là Dục tam ma địa như ý túc, Cần tam ma địa như ý túc, Tâm tam ma địa như ý túc và Xả tam ma địa như ý túc. Bốn pháp này tất yếu cũng là pháp tu trong Thiền định, hay trong Tam ma địa mới được như ý mà nhiều người tưởng lầm là như ý bên ngoài.
Lâu nay, người ta thường nói vắn tắt Dục như ý túc, bỏ quên mất chữ Tam ma địa, nên nghĩ rằng Dục như ý túc nghĩa là muốn gì cũng được nhờ tu lâu. Thực sự người tu đã thuần thục Tứ Niệm xứ và Tứ Chánh cần, thì còn muốn gì nữa. Riêng tôi, nhận thấy rõ chỉ muốn tâm yên tĩnh, đừng bị bất cứ thứ gì quấy rầy. Phải hiểu rằng Dục tam ma địa như ý túc là muốn gì trong tâm cũng được, nhưng đối với sinh hoạt thực tế bên ngoài thì không được. Lấy thí dụ cho dễ hiểu, Tề Thiên sử dụng tâm thì chỉ một bước nhảy là đến Tây phương, nhưng trở lại thực tế, hầu Tam Tạng phải mất mười bảy năm mới đi đến Tây Thiên.
Tâm chúng ta rất linh hoạt. Thiền sư thường sống với nội tâm hơn, vì tâm tự tại. Người sống với ngoại cảnh phải luôn bị vướng mắc, khổ đau. Vì vậy, trụ Định, tâm an, mới được giải thoát. Dục tam ma địa như ý túc nghĩa là muốn định là định. Vì trong giai đoạn trước, đã tu Tứ Niệm xứ, Tứ Chánh cần, tâm hành giả đã vững vàng, lúc nào cũng an trụ pháp Không, thường sống trong Thiền định. Nếu tu Thiền, đến đây đã đạt được ly sanh hỷ lạc. Nhờ trụ trong Thiền định, sức quán tưởng cao, nên được dục như ý, đó là pháp của người tu đắc đạo đang đi trên Thánh đạo và dục như ý này ở trong thế giới giải thoát của Thiền định, bên ngoài không có và cũng không phải là tham dục của thế gian. Trước ngồi Thiền, muốn tâm đứng yên, nhưng không thể yên. Nay được Dục Tam ma địa như ý túc, muốn tâm định là định ngay.
Theo tôi, muốn tâm lắng yên, nhưng không yên được, vì tâm rối bời do đã tạo quá nhiều nghiệp ác, phải nỗ lực sám hối cho tiêu nghiệp. Nghiệp nặng, phải tụng kinh, lễ Phật, đọc sách, quán tưởng Tứ Niệm xứ, Tứ Chánh cần; không thực hành những pháp này để rửa sạch tâm nhơ, mà đi ngay vào Thiền định, chẳng những không thể Định, mà dễ dàng lạc vào thế giới ma, gọi là tẩu hỏa nhập ma.
Phải thành tựu pháp quán Tứ Niệm xứ, Tứ Chánh cần, thiện căn công đức sanh ra, mới vào Định được. Vì thế, đạt được Dục tam ma địa như ý túc thì muốn tâm lắng yên là lắng yên, tức vào Định dễ dàng, nhanh chóng trong chớp mắt là Định, không cần dụng công quán tưởng gì cả. Và khi đã trụ Định, mọi việc bên ngoài không hề tác động được, dù trời sập cũng không hay, thậm chí mất thân cũng không biết; vì đang sống với tâm, mới ở trạng thái ly sanh cao tột như thế. Nói cách khác, là xa rời cuộc sống vật chất, xóa sạch tình cảm thế gian, trụ pháp Không, mới có được cuộc sống tâm linh, vào thế giới định sanh hỷ lạc. Thiền sư thực sự trải qua quá trình tu, quán thuần thục Tứ Niệm xứ, Tứ Chánh cần, tự động vào Định là vậy.
Ở giai đoạn trước, thành tựu được Tứ Chánh cần, đã phá trừ được Thức uẩn là nguyên nhân gây ra phiền não khổ đau, khiến cho tâm bị rối bời. Nay tâm đã thanh tịnh trong sáng, cho nên trụ tâm một cách dễ dàng, gọi là Tâm tam ma địa như ý túc.
Được định tĩnh, hỷ lạc, tự tại trong Thiền định hoàn toàn như ý khiến cho hành giả siêng năng tu Thiền định, tinh tấn an trụ trong thế giới Định, được Cần Tam ma địa như ý túc.
Mặc dù thấy biết rõ mọi sự việc nội giới và ngoại giới, hành giả không bao giờ chấp vô đó, vướng mắc với nó; vì đối với hành giả, tất cả đều là như huyễn giải thoát tam muội, cho nên nhẹ nhàng xả bỏ, phủi sạch mọi thứ, đó là Xả tam ma địa như ý túc. Đến đây, viết thêm một chữ Xả.
Trên bước đường thể nghiệm pháp Phật, trước tiên thực hiện được chữ Không, kế đến chữ Tĩnh và sau cùng là chữ Xả. Tất cả mọi việc đều buông bỏ, tâm hoàn toàn lắng yên, thanh tịnh, không còn phiền não trần lao nghiệp chướng, từng bước chân đi an lành trên con đường giải thoát. Quả là hình ảnh trong sáng của hàng phạm hạnh xuất gia làm nơi nương tựa an lành và quý báu cho nhân loại trong thế giới hiện đại nhiều tranh chấp, bạo lực, hận thù.
(Bài giảng các trường hạ TP. HCM)
Hành trì đúng giáo pháp không có nghĩa là pháp môn này kém, pháp môn kia thù thắng. Pháp môn nào cũng mang đến sự an lạc, giải thoát, nếu biết áp dụng thích hợp với hoàn cảnh của mình; áp dụng sai, sẽ nhận lấy hậu quả trái ngược; vì pháp Phật thường được ví như thuốc để chữa bệnh cho chúng sanh, tất nhiên dùng đúng thuốc, đúng bệnh, mới chữa khỏi bệnh được. Như vậy, trước tiên phải chữa lành bệnh của chính mình và lấy kinh nghiệm đó để chữa bệnh cho người, nhất định thành công. Riêng tôi, trải qua gần sáu mươi năm hành trì pháp Phật và thành tựu một số việc, muốn chia sẻ kinh nghiệm với quý vị. Chúng ta học, suy nghĩ và áp dụng đúng, đương nhiên biết kết quả lợi hay hại; nếu việc có hại thì chỉ cho người tránh, lợi thì dạy cho người làm.
Trên bước đường cứu khổ độ sanh, rõ ràng các nhà truyền giáo đến nơi nào đều hòa nhập với văn hóa nơi đó để làm cho Phật giáo tồn tại và phát triển. Có thể nói tùy hoàn cảnh khác nhau mà giáo pháp được truyền bá dưới nhiều dạng thức khác nhau; nhưng điều cốt lõi đòi hỏi chúng ta phải tu chứng. Và ba tháng An cư kiết hạ chính là thời gian tốt nhất để chúng ta thực tập pháp Phật, chín tháng còn lại chúng ta không thể ở yên một chỗ tập trung vào việc tu, mà phải làm nhiều công việc độ sanh khác. Ý thức như vậy, nhất định phải dành ba tháng nỗ lực tu, nếu không thì quanh năm suốt tháng lo việc bên ngoài nhiều, biến tâm mình thành thế tục thì nguy hiểm vô cùng.
Trong ba tháng An cư, ngoài việc tu hành, thể nghiệm pháp Phật, ít quan tâm đến việc khác, hạn chế tối đa những sinh hoạt khác. Tu hành muốn đạt được kết quả tốt đẹp, cần nương tựa với người tu trước đã có sở đắc, sở chứng. Vì vậy, trong Thiền đường thường có vị Thiền chủ là người tiêu biểu cho đại chúng noi gương. Nếu vị trụ cột này tu cao, đại chúng sẽ nương theo, dễ dàng đạt được kết quả tốt. Vị đường chủ tu cao nghĩa là việc học và việc tu đã thể hiện trong cuộc sống của vị này. Điều thứ nhất là chúng ta thấy vị này thông minh, học giỏi, có nhiều tác phẩm hay, nên chúng ta kính nể tài uyên bác Phật pháp của vị này. Điều thứ hai, vị này có quá trình tu lâu, tối thiểu là đã hạ thủ công phu suốt mười năm trở lên và đại chúng thấy được cuộc sống của vị đường chủ rất an ổn về tinh thần, nghĩa là đạo lực rất mạnh, không bị người xung quanh tác động. Dù hoàn cảnh khó khăn, đại chúng vẫn thấy Thầy ung dung tự tại và luôn giải quyết mọi việc tốt đẹp. Ngược lại, vị đường chủ mà cứ nghĩ đến việc cơm gạo, thuốc men cho đại chúng, thì đại chúng cũng bị ảnh hưởng việc đó, không có đạo. Chính vì thế mà trong Thiền đường, vị Hóa chủ phải đảm trách công việc lo thực phẩm cho đại chúng. Vị Thiền chủ hoàn toàn làm trụ cột, phải trụ tâm; vì cột trụ lung lay, nhà sẽ đổ, tâm Thiền chủ không thanh tịnh, đại chúng sẽ loạn động. Vì vậy, trong Thiền đường phải có những vị chuyên tu để đại chúng nương theo. Tôi từng tham gia những khóa tu, nhìn thấy thành quả của những bậc cao đức mà phát tâm tu lên. Những người mới tu, cho ngồi Thiền một lần nửa tiếng. Người tu được hai, ba hạ trở lên thì tăng số giờ ngồi Thiền, một tiếng. Người cao hạ ngồi phía trước, vì đã có quá trình công phu lâu, tức đã có sức định tĩnh cao, ngồi uy nghi, tĩnh lặng để đại chúng nhìn vào, cảm thấy thanh tịnh, muốn tu theo. Vị Thiền chủ ngồi phía trên hết và ngồi Thiền lâu hơn mọi người. Mọi người ngồi Thiền ba tiếng, nhưng Thiền chủ ngồi Thiền trên ba tiếng mà xả Thiền đứng lên nhẹ nhàng, tự nhiên. Hàng lãnh đạo làm trụ cột cho đại chúng rất quan trọng. Nếu chỉ tổ chức theo hình thức, không tu hành nghiêm túc, chắc chắn không được lợi lạc gì.
Chúng ta vẫn kính trọng người lớn tuổi, nhưng nếu những vị này không thể ngồi Thiền hoặc không đủ sức khỏe để làm việc, tất yếu được quyền nghỉ ngơi, không nên miễn cưỡng tham gia, vì không đạt kết quả tốt sẽ ảnh hưởng không tốt cho đại chúng. Thiết nghĩ chúng ta nên mạnh dạn cải tổ việc này. Trong Thiền đường, người Duy Na phải khỏe hơn, giỏi hơn, tu tốt hơn, mới điều chúng nổi; không phải cử người cho có chức danh mà không thực sự làm việc. Duy Na phải theo dõi sinh hoạt của từng người trong đại chúng mới phát hiện người yếu kém để uốn nắn lại. Nếu thuộc hàng nghiệp chướng Tăng, phải dùng giáo pháp khắc phục nghiệp của mình. Không dám nhận mình có nghiệp chướng, muốn làm Hiền Thánh là phạm sai lầm. Giáo pháp của Phật được gọi là pháp đối trị nghiệp, sử dụng thuốc tương ưng với bệnh để chữa, cuối cùng cũng lành mạnh. Dấu bệnh, nuôi bệnh phải chết. Tự xác định là nghiệp chướng Tăng, đừng để người kính trọng sẽ tổn phúc. Hòa thượng Trí Tịnh là bậc cao đức mà vẫn tự suy xét xem có phải là phước điền Tăng hay không; nếu không mang lại phước báo cho nhân thiên mà thọ lãnh cúng dường làm sao trả nổi.
Quý vị tự xét xem mình là Hiền Thánh Tăng, hay nghiệp Tăng, hoặc phàm Tăng. Hoặc vị trụ trì phải xét nghiệp của người cho vào tu. Cho vào chùa tu, mà không biết nghiệp của họ là nhận lầm giặc làm con, sau này họ sẽ phá hại ngôi nhà chánh pháp của chúng ta. Không thể tội nghiệp người mồ côi cha mẹ, hoặc bị chồng con từ bỏ, rồi cho họ xuất gia. Nếu là nghiệp Tăng, phải giải quyết nghiệp cho xong. Nghiệp dễ thấy nhất là nghiệp nghèo đói. Thực tế, ít có người giàu có, quyền thế đi tu. Đa số là thứ dân đi tu. Ý thức như vậy, chúng ta tu hành nương nhờ cửa Phật, phải cố gắng tạo phước, vì không có phước mà cố hưởng, phước phải cạn kiệt. Thuở nhỏ, Thầy tôi thường dạy rằng không được xài phí của Tam bảo, để không tổn phước, từng bước mới tu lên được. Một số huynh đệ của tôi nghĩ "của chùa” xài phung phí điện nước; của mình thì giữ kỹ, của Tam bảo thì xài phí phạm, sau này họ đều hoàn tục để trả nợ. Nhớ lời Thầy dạy, luyện tập thành thói quen từ thuở còn tuổi nhỏ, nên mỗi sáng tôi làm vệ sinh cá nhân, không xài quá một lít nước. Tôi thường nghĩ mình làm cho Phật, cho chùa được bao nhiêu, tự tiết giảm tiêu dùng, không mang nợ, dễ tiến tu. Người có phước, cha mẹ giàu có cúng dường nhiều, thì cũng trả được phần họ tiêu xài. Có nghiệp nghèo đói, nên tiêu dùng thấp nhất, để có dư bố thí mới sanh ra phước. Còn chỉ nhận và hưởng, nghĩa là chúng ta đã đánh đổi bao nhiêu phước báo thành của vật chất để tiêu xài thì phải hết.
Tự xét là nghiệp Tăng, có nghiệp gì, lo khắc phục nghiệp đó; nghèo đói, bệnh hoạn, xấu xí, ngu dốt đều hiện ra tướng nghiệp. Những người nhờ túc phước sanh trong dòng họ cao quý, sức khỏe tốt, ngoại hình dễ coi, ngôn ngữ truyền cảm, thông minh, v.v… Nhờ phước báo này, họ làm được nhiều việc. Họ tu hành ở chùa nào là bà con dòng họ tìm đến cúng chùa, đại chúng được hưởng theo, hoặc vị trụ trì chùa về đây kiết hạ An cư, Phật tử của vị đó thường tìm đến trường hạ có Thầy của họ để cúng dường. Chùa có nhiều phước điền Tăng, sau hạ, vật thực dư dã nhiều để bố thí cho chúng sanh. Trường hạ nhiều chiêu đề Tăng, sẽ sanh ra nghiệp tranh chấp, phải trái hơn thua.
Chúng ta dễ dàng nhận ra nghiệp của chính mình bằng cách xem mối quan hệ của mình với cuộc đời. Tỳ kheo mà đệ tử học giỏi, thông minh, giàu có, biết họ có phước. Quyến thuộc Bồ đề của họ cúng dường là cúng cho cả đại chúng. Còn quyến thuộc trần lao đến là đòi hỏi, quậy phá. Quyến thuộc, bà con, dòng họ xấu ác, tự biết chúng ta có ác nghiệp mới sanh vô làm bà con với họ, mới có đệ tử như vậy tìm đến. Không thể xua đuổi họ, mà phải tìm cách hóa giải nghiệp của mình.
Tu hành cần biết nghiệp hay phước của chúng ta. Theo Phật dạy, hoàn cảnh bên ngoài tùy tâm chúng ta mà hiện thành. Kinh Hoa Nghiêm gọi là tâm sanh ra vạn pháp. Vì thế, thấy vạn pháp mà biết được tâm bên trong. Chúng ta tức giận, mắng đệ tử của mình hung dữ, nhưng phải thấy chính mình hung dữ trong lòng mới gặp họ hung dữ. Nếu thực sự chúng ta tốt lành thì đã ở cõi trời, hay ở Tịnh độ; không ở đây. Ở Ta bà nhất định là còn nghiệp. Riêng tôi, mỗi khi bực tức, liền tự nhận ra nghiệp của mình có mới gặp đối tượng này, nên vội vàng trụ tâm lại. Phật dạy nghiệp khởi từ tâm phải diệt ngay trong tâm. Chúng ta tự kiểm soát tâm mình là chính và không ai biết mình hơn chính mình. Đức Phật là vị đại Đạo sư chỉ cho chúng ta phương thuốc, còn chữa lành bệnh là tùy ở chúng ta có sử dụng thuốc hay không.
Giáo lý căn bản để đối trị tất cả nghiệp của chúng Tăng, trở thành Hiền Thánh là giáo pháp Tứ Thánh đế Phật dạy cho năm anh em Kiều Trần Như. Những vị này thực tập, lần lượt tất cả đều chứng quả vị A la hán. Đạt được Thánh vị, Phật mới dạy các Tỳ kheo này mỗi người đi một phương giáo hóa. Chúng ta không suy nghĩ kỹ, hiểu lầm ý này, cứ mỗi người đi một phương, thì người bị ma bắt, người bị ngoại đạo hại; cho nên có đi mà không có về. Chúng ta cũng thấy Phật dạy rằng các Thầy không nên đi một người, phải có huynh đệ cùng đi để có thể giúp đỡ, bảo vệ lẫn nhau. Như vậy, hai điều này có trái ngược nhau hay không. Chúng ta cần xác định rằng Phật nói mỗi người đi một phương hành đạo thì đối tượng mà Ngài dạy lúc đó là năm anh em Kiều Trần Như đã đắc quả vị A la hán, nghĩa là đã vượt qua mọi khó khăn. Chúng ta chưa đắc Thánh quả như các ngài mà làm việc của người đắc Thánh quả là tự chuốc họa vào thân. Tôi đọc kinh, thường suy nghĩ Phật nói điều này lúc nào, ở đâu và nói với Xá Lợi Phất, với Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, hay với A Nan, v .v… rồi tự so lại với chúng ta ngày nay, ở thời hiện đại và khả năng của mình có đồng với các ngài hay không. Theo tinh thần Đại thừa, chúng ta có cách nhìn như vậy.
Chính Đức Phật cũng thể hiện ý này. Ngài đắc đạo ở Bồ đề đạo tràng, nhưng tại sao lúc đó Ngài không ở thành Già Da thuyết pháp, mà phải đi xa đến tận Lộc Uyển để độ năm anh em Kiều Trần Như. Với huệ nhãn của bậc Toàn giác, Đức Phật đã suy nghĩ về nhân duyên, tìm chỗ có duyên và người có duyên mới giáo hóa được. Người nghịch duyên như ba anh em Ca Diếp, Phật độ khác với những người thuận duyên. Rõ ràng mỗi nơi, mỗi lúc, mỗi người, Phật sử dụng những pháp khác nhau. Và chỉ người đắc đạo mới thấy chúng sanh nghĩ gì, muốn gì, làm được gì, tùy theo đó mà giáo hóa. Chúng ta chưa đắc đạo, phải nương vào các bậc cao đức để vừa học, vừa tu, vừa truyền bá.
Trở lại pháp căn bản Phật dạy cho năm anh em Kiều Trần Như là Tứ Thánh đế, vì Ngài biết rõ những vị này ở trong xã hội thời đó cần pháp này. Tiếp nhận đúng pháp tương ưng, họ tu chứng một cách đơn giản và nhanh chóng. Kiều Trần Như đắc quả A la hán sớm nhất, cho nên tên Kiều Trần Như dịch là Liễu Bổn Tế. Ông đạt được quả vị này dễ dàng vì đã sạch nghiệp, thể hiện rõ nét trong cuộc sống, không còn bị xã hội ràng buộc về tâm lý cũng như sinh lý. Có được tư chất thanh tịnh như vậy rồi, Phật trao cho ông chìa khóa Không quán thì liền chứng đắc tứ đại giai Không, ngũ uẩn giai Không, tức không thiết đến vui buồn vinh nhục của cuộc đời, không bận tâm đến cuộc sống vật chất. Người tu có tâm hồn rỗng lặng như thế đi thẳng vào đạo được. Những người còn chấp ngã, chấp pháp phải cần ba tháng An cư để quét sạch những vướng mắc. Với người kẹt tình cảm, Phật dạy quán thân bất tịnh và quán thuần thục pháp này, cũng qua được cửa Không để đắc đạo. Với người chấp lời nói, chấp hình thức, Phật dạy quán thân, quán lời nói, quán ý tưởng đều vô thường. Quán như vậy xong, bỏ được tất cả phải trái, cảm thấy nhẹ lòng và cuối cùng quán pháp vô ngã, cũng qua được cửa Không.
Tất cả phàm phu muốn vào cửa Thánh, phải qua cửa Không. Người tu còn chấp pháp hữu vi, vĩnh kiếp ở trong sanh tử. Cửa Không này Pháp sư Huyền Trang ngộ được, diễn tả bằng tám chữ "Tứ đại giai Không, ngũ uẩn giai Không”. Tứ đại và ngũ uẩn đều Không rồi, chúng ta phá được ngũ ấm ma, liền được giải thoát.
Phá được ấm ma trong kiếp này, nghĩa là không chấp mọi việc hiện tại, chúng ta đi vào cửa Không, khoác áo Sa môn tu hành. Tuy nhiên, khi ngồi yên, tĩnh tâm trong Thiền định, tất cả những gì thuộc quá khứ sẽ hiện lên trong tâm chúng ta. Riêng tôi cũng trải qua quá trình xả bỏ tất cả, không chấp, nhưng bắt đầu Thiền định, vào cửa Không, trong tâm vụt khởi lên, tự biết là nghiệp duyên từ quá khứ nổi dậy, thì nhớ lời Phật dạy, liền sám hối, để giữ tâm thanh tịnh trở lại: "Con xưa đã tạo bao ác nghiệp, đều bởi vô thỉ tham sân si, từ thân miệng ý mà sanh ra, tất cả con nay xin sám hối”. Bên ngoài hiện tại là Không, nhưng trong A lại da thức của chúng ta là Có, tức những vi tế của quá khứ đã tạo vẫn tồn tại bên trong gọi là pháp trần không thấy bằng mắt, nhưng thấy được bằng tâm. Và từ đây, bắt đầu sử dụng tâm để thấy pháp. Nếu chúng ta có căn lành đời trước và trong hiện đời cũng huân tu các thiện pháp, thì khi ngồi yên, Phật pháp sẽ hiện ra. Nhưng nếu nhiều đời, hoặc đời này đã tạo nghiệp ác, ngồi yên, những việc ác liền khởi lên trong tâm. Có Thầy tâm sự rằng nằm mơ cứ thấy chài lưới bắt cá ăn thoải mái, mặc dù trong hiện tại đang ăn chay; đó chính là túc nghiệp đời trước đã từng làm việc này, nay mới có thể hiện lại. Nếu đã trồng căn lành sâu dày với Phật Di Đà, vào Thiền sẽ thấy cảnh giới Cực Lạc. Điều thiện đã có như vậy và trong Thiền định, chúng ta tiếp tục theo đuổi, nuôi lớn căn lành này, chắc chắn việc tu hành sẽ đạt kết quả tốt đẹp rất nhanh. Vì vậy, Phật dạy những điều thiện đã gieo trồng đời trước, khi qua cửa Không, sẽ xuất hiện thì nên tiếp tục phát triển điều thiện trong Thiền định; không phải việc từ thiện bên ngoài theo thế gian. Làm thiện theo thế gian mà tâm buồn phiền, sân hận, bất an sanh ra, lâu ngày Thức của chúng ta tràn ngập ác nghiệp là đọa.
Siêng năng gieo trồng việc thiện, nuôi lớn việc thiện và siêng năng diệt trừ việc ác, ngăn chận việc ác; đó là bốn pháp Phật dạy áp dụng trong Thiền định mà nhiều người lầm tưởng là siêng năng làm việc thiện ác bên ngoài. Thân không làm ác, miệng không nói lời ác, thay vào đó, chúng ta tụng niệm, lễ bái là bước đầu giúp chúng ta gieo trồng việc thiện. Tuy nhiên, điều cốt lõi mà Phật muốn dạy là kiểm soát việc thiện ác của tâm trong Thiền định mới quan trọng. Người túc nghiệp ác nhiều, hay nghiệp ác của hiện đời đã tạo, thì khi Thiền định, tất cả việc ác này sẽ hiện lên trong tâm, chúng ta cắt đứt, đừng cho sanh khởi trong lòng. Hoặc tất cả mọi thứ cám dỗ của thế gian lãng vãng trong đầu, cũng dẹp liền, để tâm hoàn toàn tĩnh lặng. Còn khởi tâm ưa thích hay tâm ghét bỏ là đi vào đường ác; vì thương ghét đều ở trong sanh diệt pháp của thế giới sanh tử, làm sao vào pháp môn giải thoát được. Tâm chúng ta phải hoàn toàn lắng yên, không khởi niệm gì; nhưng muốn được như vậy, phải tu chứng tứ đại giai Không, ngũ uẩn giai Không và từ đó, tất cả những nghiệp của quá khứ và hiện tại đều diệt hết thì tâm Không, cảnh tịnh, bên ngoài không tác động và bên trong cũng không phát khởi, là tu được chữ Tĩnh. Nói cách khác, chúng ta chọn đời sống tĩnh lặng, không chọn đời sống duyên khởi thuộc vô minh và tạo ra phiền não ác. Như vậy, thể nghiệm Tứ Chánh cần, đã đoạn trừ ác từ trong tâm, chắc chắn ngoại cảnh ác không thể tác động được. Chúng ta thường nói người khác xấu ác, mà không chịu chấp nhận cái nghiệp ác bên trong của mình. Tôi tự hỏi tại sao người ta cúng dường vị này, nhưng không cúng cho tôi; tôi phát hiện liền, vì trong tâm tôi đang mong cầu lợi dưỡng. Đối với người tu, không gì quý hơn là tâm được bình ổn cùng với nếp sống phạm hạnh, an lành. Vì thế, khởi tâm động niệm là ác; tâm tĩnh lặng là thiện.
Và khi chúng ta đã quét sạch những khởi động từ trong tâm gọi là vô minh duyên khởi, tâm chúng ta trong sạch ví như tấm gương trong sáng gọi là Đại viên cảnh trí, đó cũng chính là tâm chơn như. Từ tâm chơn như, chúng ta quán sát mọi việc trên cuộc đời theo hướng của Phật, không nhìn về sanh diệt pháp, lúc ấy cũng tu pháp Tứ Thánh đế, nhưng là Vô sanh Tứ Thánh đế, khác với giai đoạn mới phát tâm tu sanh diệt Tứ Thánh đế. Thật vậy, đạt được chữ Tĩnh trong lòng, hay từ kiến tánh khởi tu, tuy hành giả không làm gì, nhưng ngồi yên với trạng thái tâm chơn như, tạo thành đạo lực khiến trời người phải cung kính cúng dường. Trong khi chúng ta phải cực khổ làm đủ mọi việc, nhưng không ai quan tâm là biết mình tu trên sanh diệt, nên làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu, thậm chí hưởng rất ít mà kinh Pháp Hoa gọi là "cái giá nửa ngày”. Hoặc so với công đức của hành giả thành tựu pháp Vô sanh Tứ Thánh đế, người làm trên sanh diệt giống như người làm trong chiêm bao, thức dậy thì chẳng có gì.
Trên bước đường tu, thực tập thành tựu hai chữ Không và Tĩnh, tiến sang giai đoạn thứ ba, tu Tứ Như ý túc. Tứ Niệm xứ, Tứ Chánh cần là mười hai pháp căn bản trong ba mươi bảy Trợ đạo phẩm, mà chúng ta cần trải qua cả một quá trình thực hành và thể nghiệm được trong cuộc đời tu của mình, không phải chỉ học trên lý thuyết, nói suông trên đầu môi chót lưỡi.
Tứ Như ý túc hay bốn thần thông của người tu. Nhiều người hiểu lầm có thần thông như bay được, làm được những việc kinh thiên động địa, lấy trái đất này bỏ vào thế giới khác, v.v… Phật không dạy như vậy. Tứ Như ý túc hay bốn thần túc mà chúng ta tu hành có được là Dục tam ma địa như ý túc, Cần tam ma địa như ý túc, Tâm tam ma địa như ý túc và Xả tam ma địa như ý túc. Bốn pháp này tất yếu cũng là pháp tu trong Thiền định, hay trong Tam ma địa mới được như ý mà nhiều người tưởng lầm là như ý bên ngoài.
Lâu nay, người ta thường nói vắn tắt Dục như ý túc, bỏ quên mất chữ Tam ma địa, nên nghĩ rằng Dục như ý túc nghĩa là muốn gì cũng được nhờ tu lâu. Thực sự người tu đã thuần thục Tứ Niệm xứ và Tứ Chánh cần, thì còn muốn gì nữa. Riêng tôi, nhận thấy rõ chỉ muốn tâm yên tĩnh, đừng bị bất cứ thứ gì quấy rầy. Phải hiểu rằng Dục tam ma địa như ý túc là muốn gì trong tâm cũng được, nhưng đối với sinh hoạt thực tế bên ngoài thì không được. Lấy thí dụ cho dễ hiểu, Tề Thiên sử dụng tâm thì chỉ một bước nhảy là đến Tây phương, nhưng trở lại thực tế, hầu Tam Tạng phải mất mười bảy năm mới đi đến Tây Thiên.
Tâm chúng ta rất linh hoạt. Thiền sư thường sống với nội tâm hơn, vì tâm tự tại. Người sống với ngoại cảnh phải luôn bị vướng mắc, khổ đau. Vì vậy, trụ Định, tâm an, mới được giải thoát. Dục tam ma địa như ý túc nghĩa là muốn định là định. Vì trong giai đoạn trước, đã tu Tứ Niệm xứ, Tứ Chánh cần, tâm hành giả đã vững vàng, lúc nào cũng an trụ pháp Không, thường sống trong Thiền định. Nếu tu Thiền, đến đây đã đạt được ly sanh hỷ lạc. Nhờ trụ trong Thiền định, sức quán tưởng cao, nên được dục như ý, đó là pháp của người tu đắc đạo đang đi trên Thánh đạo và dục như ý này ở trong thế giới giải thoát của Thiền định, bên ngoài không có và cũng không phải là tham dục của thế gian. Trước ngồi Thiền, muốn tâm đứng yên, nhưng không thể yên. Nay được Dục Tam ma địa như ý túc, muốn tâm định là định ngay.
Theo tôi, muốn tâm lắng yên, nhưng không yên được, vì tâm rối bời do đã tạo quá nhiều nghiệp ác, phải nỗ lực sám hối cho tiêu nghiệp. Nghiệp nặng, phải tụng kinh, lễ Phật, đọc sách, quán tưởng Tứ Niệm xứ, Tứ Chánh cần; không thực hành những pháp này để rửa sạch tâm nhơ, mà đi ngay vào Thiền định, chẳng những không thể Định, mà dễ dàng lạc vào thế giới ma, gọi là tẩu hỏa nhập ma.
Phải thành tựu pháp quán Tứ Niệm xứ, Tứ Chánh cần, thiện căn công đức sanh ra, mới vào Định được. Vì thế, đạt được Dục tam ma địa như ý túc thì muốn tâm lắng yên là lắng yên, tức vào Định dễ dàng, nhanh chóng trong chớp mắt là Định, không cần dụng công quán tưởng gì cả. Và khi đã trụ Định, mọi việc bên ngoài không hề tác động được, dù trời sập cũng không hay, thậm chí mất thân cũng không biết; vì đang sống với tâm, mới ở trạng thái ly sanh cao tột như thế. Nói cách khác, là xa rời cuộc sống vật chất, xóa sạch tình cảm thế gian, trụ pháp Không, mới có được cuộc sống tâm linh, vào thế giới định sanh hỷ lạc. Thiền sư thực sự trải qua quá trình tu, quán thuần thục Tứ Niệm xứ, Tứ Chánh cần, tự động vào Định là vậy.
Ở giai đoạn trước, thành tựu được Tứ Chánh cần, đã phá trừ được Thức uẩn là nguyên nhân gây ra phiền não khổ đau, khiến cho tâm bị rối bời. Nay tâm đã thanh tịnh trong sáng, cho nên trụ tâm một cách dễ dàng, gọi là Tâm tam ma địa như ý túc.
Được định tĩnh, hỷ lạc, tự tại trong Thiền định hoàn toàn như ý khiến cho hành giả siêng năng tu Thiền định, tinh tấn an trụ trong thế giới Định, được Cần Tam ma địa như ý túc.
Mặc dù thấy biết rõ mọi sự việc nội giới và ngoại giới, hành giả không bao giờ chấp vô đó, vướng mắc với nó; vì đối với hành giả, tất cả đều là như huyễn giải thoát tam muội, cho nên nhẹ nhàng xả bỏ, phủi sạch mọi thứ, đó là Xả tam ma địa như ý túc. Đến đây, viết thêm một chữ Xả.
Trên bước đường thể nghiệm pháp Phật, trước tiên thực hiện được chữ Không, kế đến chữ Tĩnh và sau cùng là chữ Xả. Tất cả mọi việc đều buông bỏ, tâm hoàn toàn lắng yên, thanh tịnh, không còn phiền não trần lao nghiệp chướng, từng bước chân đi an lành trên con đường giải thoát. Quả là hình ảnh trong sáng của hàng phạm hạnh xuất gia làm nơi nương tựa an lành và quý báu cho nhân loại trong thế giới hiện đại nhiều tranh chấp, bạo lực, hận thù.
(Bài giảng các trường hạ TP. HCM)