cool hit counter

Trí Quảng Toàn Tập - Quyển III - Lược Giải Kinh Hoa Nghiêm


Lời tựa Lược giải Kinh Hoa Nghiêm    11- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Thiện Kiến Tỳ kheo
CHƯƠNG I – LỊCH SỬ KINH HOA NGHIÊM
        I - Khái niệm về lịch sử kinh Hoa Nghiêm
   12- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Tự Tại Chủ đồng tử
    II - Lịch sử truyền thừa và phát triển kinh Hoa Nghiêm    13- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Cụ Túc Ưu bà di
  III - Nội dung kinh Hoa Nghiêm    14- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với cư sĩ Minh Trí
CHƯƠNG II - Ý NGHĨA ĐỀ KINH HOA NGHIÊM    15- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với trưởng giả Pháp Bửu Kế
CHƯƠNG III – QUAN NIỆM VỀ ĐỨC PHẬT THEO KINH HOA NGHIÊM
       I - Quan niệm về Đức Phật trong thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy
   16- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với trưởng giả Phổ Nhãn
   II - Quan niệm về Đức Phật theo Đại thừa Phật giáo    17- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với vua Vô Yểm Túc
  III - Quan niệm về Đức Phật theo kinh Hoa Nghiêm    18- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với vua Đại Quang
CHƯƠNG IV – BỒ TÁT ĐẠO
      I - Bồ tát Thập Tín
   19- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Bất Động Ưu bà di
  II - Bồ tát Thập Trụ    20- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Biến Hành ngoại đạo
 III - Bồ tát Thập Hạnh    21- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với trưởng giả Ưu Bát La Hoa
IV - Bồ tát Thập Hồi hướng    22- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với thuyền trưởng Bà Thi La
 V - Bồ tát Thập Địa hay Thập Thánh 23.- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Vô Thượng Thắng hay Di Lặc Bồ Tát
VI - Bồ tát Thập Định 24- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Tỳ kheo ni Sư Tử Tần Thân
VII - Bồ tát Thập Thông 25- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với bà Tu Mật Đa nữ
VIII - Bồ tát Thập Nhẫn 26- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với cư sĩ Tỳ Sắc Chi La
CHƯƠNG V – PHẨM NHẬP PHÁP GIỚI 28.- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Bồ Tát Chánh Thu
   1- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Đức Vân Tỳ kheo 27.- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Bồ Tát Quán Tự Tại
   2- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Hải Vân Tỳ kheo 29- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với thần Đại Thiên
   3- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Thiện Trụ Tỳ kheo 30- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Địa thần An Trụ
   4- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Di Già 31- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với chủ Dạ thần Bà San Bà Diễn Để
   5- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với trưởng giả Giải Thoát 32- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Dạ thần Khai Phu Nhứt Thiết Thọ Hoa và Đại Nguyện Tinh Tấn Lực Cứu Nhứt Thiết Chúng Sanh
   6- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Hải Tràng Tỳ kheo 33- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Thọ thần Diệu Đức Viên Mãn
   7- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Hưu Xã Ưu bà di 34- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Bồ tát Di Lặc
   8- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Tiên nhân Tỳ Mục Cù Sa 35- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Văn Thù Sư Lợi Bồ tát
   9- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Thắng Nhiệt Bà la môn 36- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Phổ Hiền Bồ tát
   10- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Từ Hạnh đồng nữ CHƯƠNG VI – PHẨM NHẬP BẤT TƯ NGHÌ GIẢI THOÁT CẢNH GIỚI – PHỔ HIỀN HẠNH NGUYỆN

 

27.- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Bồ Tát Quán Tự Tại

        Tỳ Sắc Chi La tuy là cư sĩ nhưng đã thâm nhập Pháp giới, thấy mọi người đều là Phật hay ba đời các Đức Phật đều hiện hữu. Chân lý này khó diễn tả bằng ngôn từ, khó hiểu được bằng vọng thức điên đảo. Ông bảo Thiện Tài nên tìm hiểu bằng cách đi về phương Nam, đến núi Phổ Đà tìm Bồ tát Quán Tự Tại.

Quán Tự Tại là vị Bồ tát chứng trí Bát Nhã, thấy được thật tướng các pháp, mọi việc trần gian không thể làm chướng ngại việc hoằng truyền chánh pháp của ngài. Đạt được như vậy, từ tâm chơn như, Bồ tát Quán Tự Tại phát lòng đại bi, thương chúng sanh, thấy chúng thực sự không khổ, nhưng cứ nghĩ tưởng là khổ. Ngài mới thể hiện tâm từ bi bằng cách quán sát, lóng tai nghe tiếng than van, kêu cứu của người trần thế, nên ngài còn có danh xưng là Quán Thế Âm Bồ tát.

Quan Âm kết hợp hạnh tu trong ba bộ kinh là Bát Nhã, Hoa Nghiêm và Pháp Hoa. Trong kinh Bát Nhã, Quan Âm sử dụng nhĩ căn, luyện tánh nghe đến mức viên thông, không có tiếng than, tiếng cầu cứu nào của chúng sanh mà ngài bỏ sót, nên được tôn là Quán Tự Tại Bồ tát.

Thâm nhập trí Bát Nhã, Quán Tự Tại thấy sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều Không; từ tri kiến ấy, cuộc đời đối với ngài không khổ, khổ lụy của cuộc đời không chi phối ngài được. Quán Tự Tại thanh thản trước sóng gió ba đào, vì ý thức sâu sắc ngũ ấm hay mọi việc đều do nghiệp mà tác thành. Kinh Hoa Nghiêm cũng dạy từ nghiệp sanh ra thân tướng của chúng sanh và từ thân tạo thành quốc độ.

Trên bước đường tu, chúng ta theo gót Quan Âm, thấy được sự thật, nên không còn gì phải sợ hãi. Ta cầu nguyện ngài và thâm nhập được trí Quan Âm, thì chúng ta không còn đau khổ nữa. Vì thế, ngài tiêu biểu cho Bồ tát thể hiện hạnh thí vô úy. Quan Âm chứng Bát Nhã, tuy không làm gì, nhưng thật ngài đã giúp chúng ta hết điên đảo vọng tưởng.

Thâm nhập Phật trí ở kinh Bát Nhã, thấy tất cả các pháp đều Không, bước sang kinh Hoa Nghiêm, Bồ tát Quan Âm là pháp lữ đối với mọi người. Theo tinh thần Hoa Nghiêm, không có một Bồ tát cố định nào hiện thân ở trần thế. Chúng ta sẽ rơi vào vọng tưởng nếu cho rằng có Quan Âm thật hiện ra. Có thể nói lúc nào đó, tâm chúng ta hoàn toàn thanh tịnh và chánh niệm Quan Âm, tự nhiên không cảm thấy sợ sệt gì; đó chính là Bồ tát Quan Âm hiện thẳng vào tâm chúng ta. Theo kinh nghiệm tu hành của riêng tôi, trên chặng đường nguy hiểm nhất, tưởng chừng như chết; nhưng nhờ niệm Quan Âm tương tục, tôi cảm thấy bình ổn lạ thường và vượt qua sóng gió hiểm nguy một cách nhẹ nhàng. Thiết nghĩ Bồ tát Quan Âm đã ngự trị ngay trong lòng tôi, không phải một Quan Âm hữu hình ở bên ngoài nhìn thấy bằng mắt. Cảm nhận tinh thần Hoa Nghiêm, từng bước chân đi có bạn đồng hành giúp tôi trưởng thành đạo nghiệp.

Tỳ Sắc Chi La cũng bảo Thiện Tài rằng Quan Âm Bồ tát luôn thị hiện làm bạn đồng hành với chúng ta, không phải ngài là một Bồ tát chiếu rực ánh sáng hiện hữu cho chúng ta quỳ lạy. Đối với tôi, những pháp lữ đồng hành nhắc nhở tôi từng câu kinh, từng bài kệ, trợ lực cho tôi vượt qua khó khăn, tiến tu đạo hạnh, thì đó là hiện thân của Bồ tát Quan Âm.

Quan Âm ở trong tâm, nên từng trường hợp biến dạng không ngừng. Ngài tùy theo nhu cầu mà biến hiện khác nhau, hiện thân già trẻ, sang hèn hay hình thức gì, nghịch cũng như thuận đều tác động cho chúng ta trưởng thành trên bước đường hành đạo.

Danh xưng Quán Tự Tại để diễn tả sự tu chứng và tên Quan Âm diễn tả việc làm. Bồ tát tu nhân theo Hoa Nghiêm, đối với các pháp được tự tại và khởi lên tâm đại bi, nghe tiếng kêu trầm thống của chúng sanh. Vì vậy, trong ba mươi hai trường hợp ứng thân của Quan Âm thể hiện quyền năng diệu dụng của ngài. Tu Hoa Nghiêm và đắc đạo ở Pháp Hoa nhằm diễn tả hai mặt là nhân và quả của Bồ tát.

Quán Tự Tại Bồ tát cho biết ngài tu pháp quán sát các pháp được tự tại như vậy; còn việc làm kỳ diệu thì nói không cùng, nên ngài giới thiệu Thiện Tài đến học với Bồ tát Chánh Thu.