cool hit counter

Trí Quảng Toàn Tập - Quyển III - Lược Giải Kinh Hoa Nghiêm


Lời tựa Lược giải Kinh Hoa Nghiêm    11- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Thiện Kiến Tỳ kheo
CHƯƠNG I – LỊCH SỬ KINH HOA NGHIÊM
        I - Khái niệm về lịch sử kinh Hoa Nghiêm
   12- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Tự Tại Chủ đồng tử
    II - Lịch sử truyền thừa và phát triển kinh Hoa Nghiêm    13- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Cụ Túc Ưu bà di
  III - Nội dung kinh Hoa Nghiêm    14- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với cư sĩ Minh Trí
CHƯƠNG II - Ý NGHĨA ĐỀ KINH HOA NGHIÊM    15- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với trưởng giả Pháp Bửu Kế
CHƯƠNG III – QUAN NIỆM VỀ ĐỨC PHẬT THEO KINH HOA NGHIÊM
       I - Quan niệm về Đức Phật trong thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy
   16- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với trưởng giả Phổ Nhãn
   II - Quan niệm về Đức Phật theo Đại thừa Phật giáo    17- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với vua Vô Yểm Túc
  III - Quan niệm về Đức Phật theo kinh Hoa Nghiêm    18- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với vua Đại Quang
CHƯƠNG IV – BỒ TÁT ĐẠO
      I - Bồ tát Thập Tín
   19- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Bất Động Ưu bà di
  II - Bồ tát Thập Trụ    20- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Biến Hành ngoại đạo
 III - Bồ tát Thập Hạnh    21- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với trưởng giả Ưu Bát La Hoa
IV - Bồ tát Thập Hồi hướng    22- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với thuyền trưởng Bà Thi La
 V - Bồ tát Thập Địa hay Thập Thánh 23.- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Vô Thượng Thắng hay Di Lặc Bồ Tát
VI - Bồ tát Thập Định 24- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Tỳ kheo ni Sư Tử Tần Thân
VII - Bồ tát Thập Thông 25- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với bà Tu Mật Đa nữ
VIII - Bồ tát Thập Nhẫn 26- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với cư sĩ Tỳ Sắc Chi La
CHƯƠNG V – PHẨM NHẬP PHÁP GIỚI 28.- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Bồ Tát Chánh Thu
   1- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Đức Vân Tỳ kheo 27.- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Bồ Tát Quán Tự Tại
   2- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Hải Vân Tỳ kheo 29- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với thần Đại Thiên
   3- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Thiện Trụ Tỳ kheo 30- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Địa thần An Trụ
   4- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Di Già 31- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với chủ Dạ thần Bà San Bà Diễn Để
   5- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với trưởng giả Giải Thoát 32- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Dạ thần Khai Phu Nhứt Thiết Thọ Hoa và Đại Nguyện Tinh Tấn Lực Cứu Nhứt Thiết Chúng Sanh
   6- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Hải Tràng Tỳ kheo 33- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Thọ thần Diệu Đức Viên Mãn
   7- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Hưu Xã Ưu bà di 34- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Bồ tát Di Lặc
   8- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Tiên nhân Tỳ Mục Cù Sa 35- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Văn Thù Sư Lợi Bồ tát
   9- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Thắng Nhiệt Bà la môn 36- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Phổ Hiền Bồ tát
   10- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Từ Hạnh đồng nữ CHƯƠNG VI – PHẨM NHẬP BẤT TƯ NGHÌ GIẢI THOÁT CẢNH GIỚI – PHỔ HIỀN HẠNH NGUYỆN

 

33- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Thọ thần Diệu Đức Viên Mãn

 

        Học với Dạ thần và trực diện được với cuộc đời xong, Thiện Tài tiếp tục học với Thọ thần Diệu Đức Viên Mãn (Lâm Tỳ Ni thần). Thọ thần là thần cây. Theo tinh thần Đông phương, người hay vật sống lâu tiêu biểu cho những gì tích lũy được của trời đất, là chứng nhân lịch sử. Cũng vậy, đối với cây cối, người ta cho rằng cây sống lâu trăm năm thành thần. Riêng tôi, chưa thấy Thọ thần, nhưng tìm các bậc tôn túc sống lâu, hiểu biết rộng, có nhiều kinh nghiệm để cầu học, vì các ngài biết được những việc ngoài tầm hiểu biết của chúng ta.

Ở đây, vị thần quan trọng nhất mà Thiện Tài tìm học ở vườn Lâm Tỳ Ni, nơi Đức Phật Đản sanh, hay cũng có nghĩa là chúng ta học đạo, đi tìm những gì có liên hệ với Phật. Các Thọ thần ở nơi khác nhằm chỉ cho những học phái ngoại đạo không quan trọng. Thần ở vườn Lâm Tỳ Ni mới là thần chúng ta cần học, tức những bậc tu hành theo giáo nghĩa Đại thừa. Họ thấy Phật trực tiếp hay qua kinh điển, qua hành động tiêu biểu cho Thọ thần ở Lâm Tỳ Ni. Ta tin tưởng, học hỏi với họ, vì họ sống lâu trong giáo pháp Phật.

Thọ thần Diệu Đức Viên Mãn cho Thiện Tài biết rằng khi Phật ra đời, cảnh sắc vườn Lâm Tỳ Ni thay đổi khác thường. Cây cối xanh tươi đẹp kỳ lạ, cây Vô Ưu nở hoa từ gốc đến ngọn, tỏa hương thơm ngát. Cây quý hiếm nở hoa, cảnh quang đẹp chưa từng thấy tạo thành sức sống kỳ diệu báo hiệu có bậc cứu thế xuất hiện trên cuộc đời.

Hiện tượng này cũng dễ nhận ra trong sinh hoạt đời thường của chúng ta. Tôi đến chùa nào, vào Thiền thất gặp một vị danh Tăng nào liền cảm nhận lực tu hành của họ lan tỏa ảnh hưởng đến phong cảnh nơi đó và cũng tác động cho tâm hồn chúng ta thanh tịnh, an lạc theo.