cool hit counter

Trí Quảng Toàn Tập - Quyển III - Lược Giải Kinh Hoa Nghiêm


Lời tựa Lược giải Kinh Hoa Nghiêm    11- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Thiện Kiến Tỳ kheo
CHƯƠNG I – LỊCH SỬ KINH HOA NGHIÊM
        I - Khái niệm về lịch sử kinh Hoa Nghiêm
   12- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Tự Tại Chủ đồng tử
    II - Lịch sử truyền thừa và phát triển kinh Hoa Nghiêm    13- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Cụ Túc Ưu bà di
  III - Nội dung kinh Hoa Nghiêm    14- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với cư sĩ Minh Trí
CHƯƠNG II - Ý NGHĨA ĐỀ KINH HOA NGHIÊM    15- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với trưởng giả Pháp Bửu Kế
CHƯƠNG III – QUAN NIỆM VỀ ĐỨC PHẬT THEO KINH HOA NGHIÊM
       I - Quan niệm về Đức Phật trong thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy
   16- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với trưởng giả Phổ Nhãn
   II - Quan niệm về Đức Phật theo Đại thừa Phật giáo    17- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với vua Vô Yểm Túc
  III - Quan niệm về Đức Phật theo kinh Hoa Nghiêm    18- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với vua Đại Quang
CHƯƠNG IV – BỒ TÁT ĐẠO
      I - Bồ tát Thập Tín
   19- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Bất Động Ưu bà di
  II - Bồ tát Thập Trụ    20- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Biến Hành ngoại đạo
 III - Bồ tát Thập Hạnh    21- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với trưởng giả Ưu Bát La Hoa
IV - Bồ tát Thập Hồi hướng    22- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với thuyền trưởng Bà Thi La
 V - Bồ tát Thập Địa hay Thập Thánh 23.- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Vô Thượng Thắng hay Di Lặc Bồ Tát
VI - Bồ tát Thập Định 24- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Tỳ kheo ni Sư Tử Tần Thân
VII - Bồ tát Thập Thông 25- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với bà Tu Mật Đa nữ
VIII - Bồ tát Thập Nhẫn 26- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với cư sĩ Tỳ Sắc Chi La
CHƯƠNG V – PHẨM NHẬP PHÁP GIỚI 28.- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Bồ Tát Chánh Thu
   1- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Đức Vân Tỳ kheo 27.- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Bồ Tát Quán Tự Tại
   2- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Hải Vân Tỳ kheo 29- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với thần Đại Thiên
   3- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Thiện Trụ Tỳ kheo 30- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Địa thần An Trụ
   4- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Di Già 31- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với chủ Dạ thần Bà San Bà Diễn Để
   5- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với trưởng giả Giải Thoát 32- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Dạ thần Khai Phu Nhứt Thiết Thọ Hoa và Đại Nguyện Tinh Tấn Lực Cứu Nhứt Thiết Chúng Sanh
   6- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Hải Tràng Tỳ kheo 33- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Thọ thần Diệu Đức Viên Mãn
   7- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Hưu Xã Ưu bà di 34- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Bồ tát Di Lặc
   8- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Tiên nhân Tỳ Mục Cù Sa 35- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Văn Thù Sư Lợi Bồ tát
   9- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Thắng Nhiệt Bà la môn 36- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Phổ Hiền Bồ tát
   10- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Từ Hạnh đồng nữ CHƯƠNG VI – PHẨM NHẬP BẤT TƯ NGHÌ GIẢI THOÁT CẢNH GIỚI – PHỔ HIỀN HẠNH NGUYỆN

 

35- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Văn Thù Sư Lợi Bồ tát

        Qua ba vị Bồ tát là Di Lặc, Văn Thù Sư Lợi và Phổ Hiền mà Thiện Tài đến tham học, chúng ta thấy được nhân địa tu hành và thành quả của các Bồ tát. Có thể nói giữa Phổ Hiền Bồ tát tu ở Nhân môn và Phổ Hiền hạnh ở Quả môn có một khoảng cách thật khá xa. Cũng vậy, Di Lặc được thọ ký thành Phật là vị đang tu nhân và Di Lặc xứng tánh, đưa Thiện Tài thâm nhập Tỳ Lô Giá Na lâu các là Bồ tát ở Quả môn. Như vậy, Bồ tát hiện hữu ở hai mặt, sống trên cuộc đời và ở dạng pháp tánh.

Đối với chúng ta, cũng tùy theo trình độ thâm nhập Phật đạo mà có kết quả khác nhau trên bước đường tu. Phần nhiều chúng ta theo con đường Giáo môn, nương vào kinh điển; đó là con đường dành cho người ở trình độ trung bình. Theo Giáo môn, Đức Phật dạy chúng ta phương cách sống để trở thành người tốt. Và nâng lên, Phật mới dạy đạo xuất thế của Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát. Cuối cùng, kinh Hoa Nghiêm nói về nhân hạnh của các ngài.

Thiện Tài nương theo giáo lý lần bước tiến lên, tìm được nhân địa tu hành của Phật, Bồ tát và theo đó hành sử cho bản thân mình, kết thành quả giống các ngài. Bấy giờ đứng ở Quả môn mà tu và sau cùng gặp được Di Lặc Bồ tát.

Chắc chắn không thể có Di Lặc mang thân người bình thường ở thế gian, nhưng chúng ta chỉ gặp ngài dưới dạng tâm hoan hỷ, vì ngài luôn luôn hoan hỷ với chúng sanh. Chúng ta khởi tu từ thấp lên cao, phải luyện cho được tâm hỷ xả, sẵn sàng tha thứ cho người cố ý phá hại ta, mới gặp được Di Lặc, mới an trú lâu dài trong đạo.

Thiện Tài nhờ bước ban đầu được Văn Thù khai ngộ, dù gặp vô số người gây khó khăn, ông vẫn không khởi tâm tham chấp buồn phiền. Từ đó dấn thân vào đời, giáp mặt với đủ thành phần xã hội có thiện tri thức lẫn ác nhân, mà Thiện Tài vẫn giữ được tâm trong trắng.

Thiện Tài trang bị đầy đủ phước đức như vậy, thì Di Lặc liền mở Tỳ Lô Giá Na lâu các cho vào. Điều này nhằm gợi ý rằng trên bước đường tu, ở giai đoạn một, chúng ta học kinh văn tự bằng giấy trắng mực đen. Nhưng khi chứng đắc Bát Nhã Ba la mật, mới có kinh thật quan trọng và học với bản tâm thanh tịnh, tức vô tự chơn kinh trong Tỳ Lô Giá Na lâu các.

Thiện Tài vào lâu các đọc kinh vô văn tự, thấy được quá trình hành đạo của Đức Phật quả là bất khả tư nghì, có sức cảm hóa người vượt không gian và siêu thời gian. Với tâm hồn yên tịnh hoàn toàn, Thiện Tài thâm nhập được Pháp giới bao la vô cùng tận, tức sự sống của muôn loài. Và kinh diễn tả rằng khi Thiện Tài trở về thực tế của đời thường, ông cảm thấy như vừa tỉnh cơn mộng.

Theo tôi, ai từng say mê đọc kinh cũng đều ở trong trạng thái giống như Thiện Tài vậy. Nghĩa là chúng ta học kinh ở dạng vượt khỏi năm giác quan, gọi là xuất thần thường có được khi ở trong Thiền thất. Lúc ấy, từ bản tâm thanh tịnh, chúng ta phát hiện được yếu nghĩa kinh mà bình thường không thể nào thấu đạt.

Di Lặc nhắc nhở Thiện Tài nên tiếp tục cầu học với Văn Thù, vì Bồ tát này là Thầy của ba đời các Đức Phật. Có thể hiểu Thầy theo hai nghĩa. Thầy là người dạy được người khác học. Nhưng nghĩa thứ hai, chúng ta học với Thầy là học trí tuệ của Thầy, được tiêu biểu bằng Văn Thù. Đại trí Văn Thù hay trí tuệ dẫn đến Vô thượng Đẳng giác. Đức Phật là bậc Đạo sư tối tôn vì thân, khẩu, ý của Ngài do trí tuệ chỉ đạo.

Từ sơ tâm học đạo, Thiện Tài gặp Văn Thù là Thầy ở nhân gian. Nhưng vào Tỳ Lô Giá Na lâu các thì Thầy là Bát Nhã trí, không phải Thầy là con người bằng xương thịt trên cuộc đời nữa. Thật vậy, ai đạt đến trạng thái này mới nhận được, vì không thể có Thầy nào có khả năng chỉ chúng ta những việc bất tư nghì. Việc tu hành của chúng ta ở tự tánh diễn ra trong chớp mắt, đạt được trong một niệm tâm, mà niệm tâm đó thoáng qua rồi, chúng ta không thể tìm lại được. Chúng ta tu ở dạng tâm, thì Thầy cũng hiện hữu ở dạng tâm. Kinh Pháp Hoa gọi đó là Phật hộ niệm. Chúng ta không biết tại sao hiểu, nói, làm như vậy; vì tất cả đã vượt ngoài Thức uẩn hay lưới ma trong ba cõi. Thầy ở giai đoạn này là Thầy trên Pháp giới.

Di Lặc dặn dò Thiện Tài nên gặp Văn Thù Sư Lợi xong, liền thu Tỳ Lô Giá Na lâu các và biến mất. Thiện Tài chỉ còn một mình giữa đồng hoang sanh tử, liền khởi ý niệm cầu đạo, thì Văn Thù Sư Lợi Bồ tát cách đó một trăm mười do tuần đưa tay xoa đầu thọ ký.

Đỉnh đầu tiêu biểu cho trí tuệ, xoa đầu nghĩa là Thầy truyền sự hiểu biết cho Thiện Tài. Từ ông Thầy dạy bằng ngôn ngữ, tiến đến vị Thầy dưới dạng tâm trong Pháp giới, tất cả thông nhau không chướng ngại, không còn chia chẻ từng quốc độ riêng biệt.

Văn Thù chỉ xoa đầu Thiện Tài thì thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết và cuộc sống của đồng tử. Chúng ta thật tu sẽ hiểu rõ điều này. Xưa chúng ta tham lam, mê lầm, tạo không biết bao tội lỗi, khổ đau. Chúng ta cố gắng xóa khổ này thì khổ khác sanh ra. Nhưng nay thâm nhập Phật pháp, thấy được diễn tiến của sự vật và sử dụng trí tuệ vô lậu để quyết định việc làm, suy nghĩ và lời nói của chúng ta theo dấu chân Bồ tát; không dại khờ làm theo thế gian nữa.

Chúng ta học sự khôn ngoan của Bồ tát, cái đáng làm, đáng nói, đáng suy nghĩ mới làm, mới nói và suy nghĩ. Đó chính là việc tu hành ra khỏi sanh tử, xứng tánh thành Phật, chi phối toàn bộ Pháp giới. Bồ tát nhập Pháp giới không nói với ai, chỉ tu tập trên pháp tánh mà tác động cả muôn loài chịu ảnh hưởng.

Thiện Tài nương lực Văn Thù, thấy sự vật đảo lộn, không giống cái thấy của thế gian. Hành đạo theo Bồ tát ở dạng vô tác diệu lực, tức không hoạt động ở mặt hữu hình, nhưng nội lực của bản tâm thanh tịnh tạo sức chi phối mọi việc thành tựu. Tuy âm thầm lặng lẽ mà không có việc gì trên cuộc đời nằm ngoài tầm ảnh hưởng của Bồ tát. Thâm nhập thế giới siêu nhiên ấy, Thiện Tài liền thấy suốt quá trình tu Bồ tát đạo của Đức Phật từ phát tâm Bồ đề cho đến thành Vô thượng Đẳng giác trải qua vô lượng kiếp. Và cũng thấy bên cạnh Đức Phật luôn hiện diện hai vị Bồ tát là Văn Thù Sư Lợi và Phổ Hiền.

Văn Thù nhắc nhở Thiện Tài rằng trên bước đường hành đạo, dù gặp biết bao khó khăn, vật đổi sao dời, nhưng xin đừng nản chí cầu đạo và niềm tin đừng thay đổi. Từ thuở ban đầu gặp Văn Thù cho đến Di Lặc, đã lặn lội khắp nẻo đường đời, lúc nào Văn Thù cũng ở bên cạnh Thiện Tài đồng tử. Tuy không thấy bằng mắt thường, nhưng Thiện Tài vẫn sống trong quỹ đạo của Văn Thù và nay muốn vào Phổ Hiền hạnh môn cũng phải hết lòng như vậy.