cool hit counter

Trí Quảng Toàn Tập - Quyển III - Lược Giải Kinh Hoa Nghiêm


Lời tựa Lược giải Kinh Hoa Nghiêm    11- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Thiện Kiến Tỳ kheo
CHƯƠNG I – LỊCH SỬ KINH HOA NGHIÊM
        I - Khái niệm về lịch sử kinh Hoa Nghiêm
   12- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Tự Tại Chủ đồng tử
    II - Lịch sử truyền thừa và phát triển kinh Hoa Nghiêm    13- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Cụ Túc Ưu bà di
  III - Nội dung kinh Hoa Nghiêm    14- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với cư sĩ Minh Trí
CHƯƠNG II - Ý NGHĨA ĐỀ KINH HOA NGHIÊM    15- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với trưởng giả Pháp Bửu Kế
CHƯƠNG III – QUAN NIỆM VỀ ĐỨC PHẬT THEO KINH HOA NGHIÊM
       I - Quan niệm về Đức Phật trong thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy
   16- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với trưởng giả Phổ Nhãn
   II - Quan niệm về Đức Phật theo Đại thừa Phật giáo    17- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với vua Vô Yểm Túc
  III - Quan niệm về Đức Phật theo kinh Hoa Nghiêm    18- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với vua Đại Quang
CHƯƠNG IV – BỒ TÁT ĐẠO
      I - Bồ tát Thập Tín
   19- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Bất Động Ưu bà di
  II - Bồ tát Thập Trụ    20- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Biến Hành ngoại đạo
 III - Bồ tát Thập Hạnh    21- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với trưởng giả Ưu Bát La Hoa
IV - Bồ tát Thập Hồi hướng    22- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với thuyền trưởng Bà Thi La
 V - Bồ tát Thập Địa hay Thập Thánh 23.- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Vô Thượng Thắng hay Di Lặc Bồ Tát
VI - Bồ tát Thập Định 24- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Tỳ kheo ni Sư Tử Tần Thân
VII - Bồ tát Thập Thông 25- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với bà Tu Mật Đa nữ
VIII - Bồ tát Thập Nhẫn 26- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với cư sĩ Tỳ Sắc Chi La
CHƯƠNG V – PHẨM NHẬP PHÁP GIỚI 28.- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Bồ Tát Chánh Thu
   1- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Đức Vân Tỳ kheo 27.- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Bồ Tát Quán Tự Tại
   2- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Hải Vân Tỳ kheo 29- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với thần Đại Thiên
   3- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Thiện Trụ Tỳ kheo 30- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Địa thần An Trụ
   4- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Di Già 31- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với chủ Dạ thần Bà San Bà Diễn Để
   5- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với trưởng giả Giải Thoát 32- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Dạ thần Khai Phu Nhứt Thiết Thọ Hoa và Đại Nguyện Tinh Tấn Lực Cứu Nhứt Thiết Chúng Sanh
   6- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Hải Tràng Tỳ kheo 33- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Thọ thần Diệu Đức Viên Mãn
   7- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Hưu Xã Ưu bà di 34- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Bồ tát Di Lặc
   8- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Tiên nhân Tỳ Mục Cù Sa 35- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Văn Thù Sư Lợi Bồ tát
   9- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Thắng Nhiệt Bà la môn 36- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Phổ Hiền Bồ tát
   10- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Từ Hạnh đồng nữ CHƯƠNG VI – PHẨM NHẬP BẤT TƯ NGHÌ GIẢI THOÁT CẢNH GIỚI – PHỔ HIỀN HẠNH NGUYỆN

 

   11- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Thiện Kiến Tỳ kheo

        Sau khi học được pháp quán sát thấy đúng như thật với Từ Hạnh, Thiện Tài được đồng nữ chỉ đến phương Nam tìm vị Thầy khả kính để theo tu học, đó là Tỳ kheo Thiện Kiến. Tuy còn trẻ, vị này đã thâm nhập Phật pháp rất sâu.

Ý này gợi chúng ta suy nghĩ trên thực tế, người ta thường tìm vị Thầy lớn tuổi để học kinh nghiệm của họ. Nhưng theo tinh thần Đại thừa, rất sợ kinh nghiệm. Thật ra, kinh nghiệm hiểu biết của các vị lớn tuổi cũng cần cho chúng ta ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, kinh nghiệm thường làm chúng ta e dè, nghi ngại, không khám phá được chân lý. Vì sẵn có kinh nghiệm, thường theo đó mà giải quyết và khi giải quyết vấn đề thực tế theo kinh nghiệm của người xưa, thì không thể đúng vì hoàn cảnh khác, người khác, thời gian khác, nên không còn thích hợp.

Tôi để ý thấy người nhiều kinh nghiệm thường ít dám làm, nên không khám phá ra điều mới lạ, không thành Thiền sư được; vì Thiền đòi hỏi chúng ta hành sử bằng trực giác gọi là hốt nhiên đại ngộ, không phải rơi vào khung kinh nghiệm thuộc về Thức.

Trên bước đường tu, tôi suy nghĩ nhiều thì càng nặng đầu mà không giải quyết được vấn đề. Nhưng không suy nghĩ, bất giác giải đáp tự xuất hiện, tôi nhận ra rằng Bát Nhã Ba la mật đa đến lúc nào thì đáp án tự bung ra, cho chúng ta sự hiểu biết vượt hơn sự suy nghĩ bình thường. Chúng ta học đạo với Thiền sư là học điều đó.

Ở đây, Thiện Tài tìm Thầy Tỳ kheo trẻ để học trực giác bung ra từ chơn tánh. Thiện Kiến Tỳ kheo tuy sống ở núi rừng, tướng hảo quang minh không mất; sống khổ hạnh nhưng không giống những người khổ hạnh khác. Kinh diễn tả Tỳ kheo trẻ Thiện Kiến, ngầm chỉ Đức Phật Thích Ca. Từ khi còn là vị Sa môn trẻ, Ngài đã khuyên vua Ba Tư Nặc không nên giết súc vật để tế thần. Lời dạy của Ngài phát xuất từ thể đại bi, từ chơn tâm đã tác động khiến vua thức tỉnh và khẩn khoản xin Ngài đắc đạo thì nhớ trở lại độ ông.

Từ Hạnh giới thiệu Thiện Tài đến học đạo với Tỳ kheo trẻ đầy đủ tướng hảo. Tướng hảo là sự kết tinh của công đức tu hành từ bao đời, không phải mới tu mà được. Nhìn thấy Tỳ kheo Thiện Kiến dung mạo xinh đẹp, mắt sáng, có vô kiến đảnh tướng, bạch hào tướng và trên ngực có chữ Vạn. Đó là ba phước tướng của bậc Đại nhân, từ địa vị Chuyển luân Thánh vương trở lên mới có.

Tướng chữ Vạn, hay kiết tường tướng tiêu biểu cho tâm từ bi trọn vẹn, chỉ dùng đức cảm hóa người khiến họ phục tùng. Bạch hào tướng là trí tuệ vượt trội hơn người, mới có thể lãnh đạo, người không dám trái ý. Vô kiến đảnh tướng tiêu biểu cho đức tướng, tuy giỏi hơn người nhưng vẫn khiêm cung với tất cả, người cảm phục mới theo.

Học Đại thừa, chúng ta không căn cứ trên tuổi tác, tu lâu hay mới tu; nhưng căn cứ vào đức hạnh, sự hiểu biết và lòng từ bi của họ để theo học. Vì cầu học là cầu ba điều ấy, nên phải tìm người có ba tướng phước đó.

Đức Phật dạy có ba cách định vị trí cao thấp của con người. Cách thứ nhất tính theo thời gian, lấy tuổi tác và thời gian để định thứ vị, ai lớn tuổi hoặc tu lâu là đàn anh, nhỏ tuổi hoặc tu sau thuộc hàng con cháu. Tính như thế thì ngài Kiều Trần Như đứng đầu. Nhưng cách tính như vậy không ổn, vì có người thắc mắc hỏi Phật rằng mặc dù lớn tuổi hay tu lâu nhưng tánh tình và hành động của họ không có gì đáng làm gương thì sao. Đức Phật cho biết cách định vị như vậy chỉ nhằm thuận theo thế gian mà thôi.

Tiến bộ hơn là cách tính thứ hai, cũng lấy thời gian tu và tuổi tác để định vị, nhưng phải xét thêm về sự hiểu biết và đạo đức của người ấy. Tu lâu nhưng căn tánh ám độn, không có đạo đức thì cũng phải đứng sau. Với cách tính này thì Xá Lợi Phất đứng đầu, vì ngài là trí tuệ bậc nhất. Trí tuệ chỉ đạo cho hành động và hành động có kết quả lợi ích, nên người đứng kế tiếp là Mục Kiền Liên. Như vậy, ai thông minh và đạo đức là người lớn, không có hai đặc tánh này là nhỏ.

Đến cách tính thứ ba dựa trên tộc tánh, tức dòng họ. Nếu xuất thân từ vua chúa, dù họ mới vào đạo, cũng có được vị trí Thượng tọa. Điều này dễ hiểu vì ở ngoài đời họ có địa vị quan trọng, vào chùa tu bắt quét lá đa thì ai chịu tu.

Trường hợp một, tính đủ tuổi đời, tuổi đạo thì làm Thượng tọa. Trường hợp hai, xét căn tánh thông minh và đạo hạnh tốt, làm được việc thì dù tuổi còn trẻ cũng được phong Thượng tọa.

Thực tế cho thấy cách xét trên năng lực làm việc và sức thuyết phục hơn người, thì xưa kia tông Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam đã từng sử dụng. Vua Trần Nhân Tông trước khi viên tịch mời Trần Anh Tông đến và trao y bát cho Pháp Loa, mới 24 tuổi. Đây là trường hợp thuộc về ngộ tánh Thượng tọa, nghĩa là mặc dù tuổi nhỏ, nhưng đã đắc đạo, tánh sáng bên trong đã hiển lộ.

Chúng ta cầu đạo, phải tìm học với những người ngộ tánh, hoặc người có trí tuệ, đạo hạnh, không phải học với tuổi tác hay số năm tu thâm niên của họ. Vì họ ngộ đạo, hay có trí tuệ, giải thoát, đạo đức, chúng ta thân cận, tu học dễ cảm nhận được sự an lành kỳ diệu. Trái lại, họ dạy nhiều, nhưng không xóa được phiền não cho ta thì chẳng ích lợi gì.

Thiện Tài đến gặp Thiện Kiến Tỳ kheo đang đi kinh hành trong rừng. Nhờ sở đắc tu chứng được từ khi học đạo với Từ Hạnh ở giai đoạn trước, nên thấy Thiện Kiến khác hẳn các Thầy tu khác. Đã vào Tỳ Lô Giá Na lâu các thì Thiện Tài có đôi mắt sáng, thấy Thiện Kiến là vị chân tu thạc đức, có đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, tay chân đều có Kim cang luân... Vì theo tinh thần Hoa Nghiêm, thâm nhập Tỳ Lô Giá Na rồi, thấy vật ở dạng thể và muôn vật đều đồng một thể, nên tất cả đều là Phật, không có gì không phải là Phật mới là Phật.

Thiện Kiến mang danh xưng như vậy, vì ngài thấy ba mươi sáu ức hằng hà sa Phật rõ hơn Thiện Tài thấy. Trong một niệm tâm của ngài chứa đủ tất cả, tất cả đều hiện tiền trong một niệm. Mỗi niệm có đủ ba mươi sáu ức hằng sa Phật, mỗi Phật giáo hóa bao nhiêu chúng sanh ngài đều thấy rõ. Trong khi Thiện Tài chỉ thấy Phật, không dám thấy chúng sanh, vì thấy chúng sanh thì phiền não.

Thiện Kiến thấy Phật và chúng sanh với tất cả căn tánh hành nghiệp sai biệt một cách chính xác, không sai lầm. Thấy có chúng sanh thì mới đặt vấn đề giáo hóa chúng sanh.