cool hit counter

Trí Quảng Toàn Tập - Quyển III - Lược Giải Kinh Hoa Nghiêm


Lời tựa Lược giải Kinh Hoa Nghiêm    11- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Thiện Kiến Tỳ kheo
CHƯƠNG I – LỊCH SỬ KINH HOA NGHIÊM
        I - Khái niệm về lịch sử kinh Hoa Nghiêm
   12- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Tự Tại Chủ đồng tử
    II - Lịch sử truyền thừa và phát triển kinh Hoa Nghiêm    13- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Cụ Túc Ưu bà di
  III - Nội dung kinh Hoa Nghiêm    14- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với cư sĩ Minh Trí
CHƯƠNG II - Ý NGHĨA ĐỀ KINH HOA NGHIÊM    15- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với trưởng giả Pháp Bửu Kế
CHƯƠNG III – QUAN NIỆM VỀ ĐỨC PHẬT THEO KINH HOA NGHIÊM
       I - Quan niệm về Đức Phật trong thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy
   16- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với trưởng giả Phổ Nhãn
   II - Quan niệm về Đức Phật theo Đại thừa Phật giáo    17- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với vua Vô Yểm Túc
  III - Quan niệm về Đức Phật theo kinh Hoa Nghiêm    18- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với vua Đại Quang
CHƯƠNG IV – BỒ TÁT ĐẠO
      I - Bồ tát Thập Tín
   19- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Bất Động Ưu bà di
  II - Bồ tát Thập Trụ    20- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Biến Hành ngoại đạo
 III - Bồ tát Thập Hạnh    21- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với trưởng giả Ưu Bát La Hoa
IV - Bồ tát Thập Hồi hướng    22- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với thuyền trưởng Bà Thi La
 V - Bồ tát Thập Địa hay Thập Thánh 23.- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Vô Thượng Thắng hay Di Lặc Bồ Tát
VI - Bồ tát Thập Định 24- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Tỳ kheo ni Sư Tử Tần Thân
VII - Bồ tát Thập Thông 25- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với bà Tu Mật Đa nữ
VIII - Bồ tát Thập Nhẫn 26- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với cư sĩ Tỳ Sắc Chi La
CHƯƠNG V – PHẨM NHẬP PHÁP GIỚI 28.- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Bồ Tát Chánh Thu
   1- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Đức Vân Tỳ kheo 27.- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Bồ Tát Quán Tự Tại
   2- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Hải Vân Tỳ kheo 29- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với thần Đại Thiên
   3- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Thiện Trụ Tỳ kheo 30- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Địa thần An Trụ
   4- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Di Già 31- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với chủ Dạ thần Bà San Bà Diễn Để
   5- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với trưởng giả Giải Thoát 32- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Dạ thần Khai Phu Nhứt Thiết Thọ Hoa và Đại Nguyện Tinh Tấn Lực Cứu Nhứt Thiết Chúng Sanh
   6- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Hải Tràng Tỳ kheo 33- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Thọ thần Diệu Đức Viên Mãn
   7- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Hưu Xã Ưu bà di 34- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Bồ tát Di Lặc
   8- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Tiên nhân Tỳ Mục Cù Sa 35- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Văn Thù Sư Lợi Bồ tát
   9- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Thắng Nhiệt Bà la môn 36- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Phổ Hiền Bồ tát
   10- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Từ Hạnh đồng nữ CHƯƠNG VI – PHẨM NHẬP BẤT TƯ NGHÌ GIẢI THOÁT CẢNH GIỚI – PHỔ HIỀN HẠNH NGUYỆN

 

   3- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Thiện Trụ Tỳ kheo

        Nhờ học với Hải Vân là người thâm nhập Phật huệ, trí sâu như biển cả, Thiện Tài quán sát được mọi loài, phát tâm từ rộng lớn với tất cả chúng sanh. Từ đó, Như Lai xuất hiện, thọ học được với Như Lai, thành tựu được công đức hải, Thiện Tài đi về phương Nam, gặp Thiện Trụ Tỳ kheo đang đi kinh hành trong hư không.

Đi kinh hành trong hư không, hay an trú pháp Không, lòng Thiện Trụ hoàn toàn thanh thản, không cố chấp, không vướng mắc bất cứ điều gì. Vì khéo an trú trong Phật pháp như vậy, mới có danh xưng là Thiện Trụ. Đối với người lòng không chấp trước thì sống ngay trong ngũ trược mà chẳng khác Niết bàn.

Với quá trình đã vượt qua hai chặng đường trước, sống với bát ngát của biển cả, lòng rộng như trời cao, đức hạnh bao trùm như mây phủ bầu trời. Từ đó, Thiện Tài mới nhẹ nhàng bỏ lại phía sau những tầm thường, nhơ bẩn của thế gian, thâm nhập Thiền quán, an trụ pháp Không, phiền não trần lao không làm hoen ố được. Điều này nhắc nhở chúng ta nếu chưa đạt được trí tuệ và thành tựu đức hạnh mà vào Thiền định thì chỉ là giả danh Thiền sư.

Tu tập Thiền quán tức vận dụng trí tuệ, sự hiểu biết của ta được nung nấu đến tâm thành trống không, đắc được pháp Không mà kinh diễn tả là Thiện Tài đến núi Lăng Già gặp Thiện Trụ. Kinh Lăng Già nói về pháp Tổng trì, tức đại định, tâm Không.

Với tâm Không, hoàn toàn an định, Thiện Tài mới diện kiến được Thiện Trụ đang kinh hành trong hư không và hiểu được pháp hành của vị thiện tri thức này. Ngược lại, nếu tâm còn kẹt những kiến thức bình thường bên ngoài, thì không thể nào gặp được Thiện Trụ.

Trước khi vào Thiền định, đã có phước đức, trí tuệ, thì vào Định khỏi phải bận tâm lo việc ăn mặc chỗ ở, hay các thứ lặt vặt khác. Trong Thiền định, chúng ta mới có thời gian quán sát lại Phật pháp đã học được. Chưa học mà tu, chỉ là tu mù, vì vào Định lấy gì để suy tư, nếu chỉ suy tư việc thế gian là rơi vào tà định. Còn Định để không biết gì là than nguội, củi mục. Theo Trí Giả đại sư, phải chuẩn bị hai mươi lăm phương tiện trước khi vào Định và pháp thứ hai mươi sáu là những gì ta học được với Hải Vân, nhờ đó không rơi vào cảnh giới ma.

Vào Thiền định rồi, cuộc sống không liên hệ với con người bình thường, sống hoàn toàn với nội tâm. Người ngoài không thể thấy được sinh hoạt nội giới ấy, nhưng việc đó mới thực sự quan trọng đối với người tu. Từ đó, đi lần vào thế giới tâm thức, Thiện Trụ dạy Thiện Tài tham quan thế giới chư Phật mười phương.

Tỳ kheo vào Định, tập trung tư tưởng tạo thành linh giác đi khắp Pháp giới, thấy được chư Phật hiện tiền và nghe được pháp âm Phật. Nhưng người ngoài thấy họ ngồi bất động, không đi, không tu, nhưng đó mới thật là đi, thật là tu. Thiện Trụ cho biết ngài thấy rõ thế giới Phật. Mỗi một lần vào Định là một lần tham quan Pháp giới, nhưng tham quan bằng tâm thức, nên thực tại vẫn ngồi yên. Sau khi thâm nhập thế giới Phật, trở lại tham quan sáu đường chúng sanh xem chúng suy nghĩ và hành động như thế nào. Từ đó, thấy chúng sanh không theo hình tướng bên ngoài, nhưng thấy rõ căn tánh, hành nghiệp của chúng từ địa ngục A tỳ đến Trời Hữu đảnh, mà chúng không hề hay biết có người gần gũi, sống cạnh chúng.

Đó là việc làm của Thiện Trụ tuy ngồi một chỗ, sống trong đại định, nhưng lực tác động tỏa ra ảnh hưởng lợi lạc cho mọi loài. Tất cả hàm linh đều nhận được sự giáo hóa của ngài. Chư Thiên, Dạ xoa, Càn thát bà, Long vương... và các loài vô hình đều đến cúng dường ngài.

Sau khi học thành tựu trí tuệ vô lậu với Hải Vân rồi, mới nhìn thấy pháp hành thực sự của Thiện Trụ Tỳ kheo. Nếu không có trí, nhìn chung chung sẽ thấy Thiện Trụ cũng giống như các Tỳ kheo khác. Quan sát bằng mắt huệ thì thấy không ai giống nhau, thấy Thiện Trụ chẳng làm gì, chỉ nhiếp tâm tu mà chư Thiên cung kính cúng dường, là đạo Bồ tát mà Hải Vân dạy Thiện Tài đến Thiện Trụ học cho được.

Chư Thiên vô hình, chúng ta không thấy, trừ khi phát huệ như Thiện Tài mới thấy. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu trên thực tế, chư Thiên tiêu biểu cho phước đức, được người giàu có nhất trong vùng thường đến cúng dường, không cần đi xin. Dạ xoa, La sát hung dữ, kỳ khôi nhất cũng trở thành hiền lành, hộ đạo đối với Thiện Trụ.

Trên tinh thần ấy, học đạo Bồ tát là phải học cho được pháp hành vô hành của Thiện Trụ, không cử thân động niệm, nhưng mọi việc đều thành tựu, sống nhẹ nhàng, thanh thản, giáo hóa chúng sanh mà không hề bị chúng mê hoặc, hay làm trở ngại việc hành Bồ tát đạo.

Thiện Tài gặp Đức Vân, Hải Vân và Thiện Trụ Tỳ kheo tiêu biểu cho ba việc làm kiểu mẫu của người xuất gia, thành tựu đạo đức, tri thức và pháp vô vi nhơn phục. Rèn luyện được ba mẫu này rồi, mới có đủ tư cách dấn thân vào đời độ sanh, đến học với vị thiện tri thức thứ tư là Di Già.