cool hit counter

Trí Quảng Toàn Tập - Quyển III - Lược Giải Kinh Hoa Nghiêm


Lời tựa Lược giải Kinh Hoa Nghiêm    11- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Thiện Kiến Tỳ kheo
CHƯƠNG I – LỊCH SỬ KINH HOA NGHIÊM
        I - Khái niệm về lịch sử kinh Hoa Nghiêm
   12- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Tự Tại Chủ đồng tử
    II - Lịch sử truyền thừa và phát triển kinh Hoa Nghiêm    13- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Cụ Túc Ưu bà di
  III - Nội dung kinh Hoa Nghiêm    14- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với cư sĩ Minh Trí
CHƯƠNG II - Ý NGHĨA ĐỀ KINH HOA NGHIÊM    15- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với trưởng giả Pháp Bửu Kế
CHƯƠNG III – QUAN NIỆM VỀ ĐỨC PHẬT THEO KINH HOA NGHIÊM
       I - Quan niệm về Đức Phật trong thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy
   16- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với trưởng giả Phổ Nhãn
   II - Quan niệm về Đức Phật theo Đại thừa Phật giáo    17- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với vua Vô Yểm Túc
  III - Quan niệm về Đức Phật theo kinh Hoa Nghiêm    18- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với vua Đại Quang
CHƯƠNG IV – BỒ TÁT ĐẠO
      I - Bồ tát Thập Tín
   19- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Bất Động Ưu bà di
  II - Bồ tát Thập Trụ    20- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Biến Hành ngoại đạo
 III - Bồ tát Thập Hạnh    21- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với trưởng giả Ưu Bát La Hoa
IV - Bồ tát Thập Hồi hướng    22- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với thuyền trưởng Bà Thi La
 V - Bồ tát Thập Địa hay Thập Thánh 23.- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Vô Thượng Thắng hay Di Lặc Bồ Tát
VI - Bồ tát Thập Định 24- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Tỳ kheo ni Sư Tử Tần Thân
VII - Bồ tát Thập Thông 25- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với bà Tu Mật Đa nữ
VIII - Bồ tát Thập Nhẫn 26- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với cư sĩ Tỳ Sắc Chi La
CHƯƠNG V – PHẨM NHẬP PHÁP GIỚI 28.- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Bồ Tát Chánh Thu
   1- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Đức Vân Tỳ kheo 27.- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Bồ Tát Quán Tự Tại
   2- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Hải Vân Tỳ kheo 29- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với thần Đại Thiên
   3- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Thiện Trụ Tỳ kheo 30- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Địa thần An Trụ
   4- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Di Già 31- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với chủ Dạ thần Bà San Bà Diễn Để
   5- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với trưởng giả Giải Thoát 32- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Dạ thần Khai Phu Nhứt Thiết Thọ Hoa và Đại Nguyện Tinh Tấn Lực Cứu Nhứt Thiết Chúng Sanh
   6- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Hải Tràng Tỳ kheo 33- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Thọ thần Diệu Đức Viên Mãn
   7- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Hưu Xã Ưu bà di 34- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Bồ tát Di Lặc
   8- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Tiên nhân Tỳ Mục Cù Sa 35- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Văn Thù Sư Lợi Bồ tát
   9- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Thắng Nhiệt Bà la môn 36- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Phổ Hiền Bồ tát
   10- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Từ Hạnh đồng nữ CHƯƠNG VI – PHẨM NHẬP BẤT TƯ NGHÌ GIẢI THOÁT CẢNH GIỚI – PHỔ HIỀN HẠNH NGUYỆN

 

   4- Thiện Tài đồng tử cầu đạo với Di Già

        Trên lộ trình cầu đạo, Thiện Tài đồng tử gặp Tỳ kheo Đức Vân, Hải Vân và Thiện Trụ, hay đó là ba giai đoạn tu cần thiết cho bất cứ ai muốn hành Bồ tát đạo.

Có thể hiểu ở giai đoạn thứ nhất, chúng ta gặp người đức hạnh quá lớn nên cảm đức mà nghiệp trần lao của ta tự mất, phát tâm tu và tự rèn luyện đức hạnh đến khi thành tựu thì ở thêm cũng không lợi ích. Vì vậy, chúng ta cầu phát huy trí tuệ ở giai đoạn hai,gặp được Hải Vân Tỳ kheo, tiêu biểu cho sự hiểu biết rộng như biển cả, giải được tất cả thắc mắc cho ta. Và bước thứ ba, chúng ta học nhiều, nhưng không dao động, là nhờ gặp Thiện Trụ Tỳ kheo an tâm.

Tâm Thiện Tài ổn định rồi, Thiện Trụ mới khuyên đi về phương Nam, đến tụ lạc là chợ trời, tìm gặp ông Di Già để biết rõ đạo hạnh của Bồ tát. Di Già buôn bán ở chợ, nơi đó người buôn bán hơn thua, có đủ loại ngôn ngữ. Trên bước đường tu, nếu không học Thiện Trụ thì những thứ xấu ác này sẽ làm ta phát sanh phiền não và thối tâm Bồ đề. Ý này rất quan trọng. Gặp Thiện Trụ xây dựng cho ta tâm kiên cố, từ đó bước chân vào cuộc đời dù gặp nhiều cám dỗ, chúng ta vẫn không bị ô nhiễm. Trí chưa sâu, tâm chưa an định, đức hạnh không có mà vào đời độ sanh thì chưa độ được ai, đã tan thân mất mạng. Vì tâm chưa ổn, gặp việc cuống cuồng, sân si; không đức hạnh thì bị người xem thường, đánh chết; không trí khôn thì bị người lường gạt.

Ở chùa, trang bị được tâm an định, trí tuệ cao và đức hạnh lớn. Đầy đủ ba tư cách này mới dấn thân vào đời, đi vào chợ, gặp ngay Di Già là Bồ tát hành đạo ở chợ với tâm hoàn toàn thanh thoát. Ta ẩn tu ở núi, chưa thực sự giải thoát. Đức Phật dạy giải thoát thực sự là giải thoát ngay trong cuộc đời. Đức Phật không dạy chúng ta thành người gỗ đá, nhưng luyện chúng ta thành người cứu đời, làm lợi ích cho người.

Thiện Tài quan sát thấy Di Già buôn bán ở chợ, nhưng không giống bất cứ người buôn bán nào ở trần thế. Đó là điều quan trọng khi chúng ta tìm bạn, tìm được người ở trong đời nhưng có hành động, ngôn ngữ, cuộc sống khác đời, cao quý hơn đời. Người buôn bán tốt, có đạo tâm khác với người đời buôn bán chụp giựt.

Thiện Tài vào học đạo với Di Già, quan sát thấy ông buôn bán giao dịch đã lâu mà phẩm chất Phật tử vẫn còn. Ông nhận thấy nơi Di Già cái gì cũng hay. Bên ngoài ông buôn bán bình thường, nhưng nội tâm hoàn toàn thanh tịnh. Trước ở chùa thanh tịnh là điều bình thường. Nay tiếp xúc với đời, tâm vẫn bình thản, khác với người ở chùa mà tâm ở chợ.

Bồ tát ở chùa thì tâm cũng ở chùa, vào chợ tâm vẫn ở chùa. Tâm hoàn toàn không thay đổi, lắng yên và hành sử không phạm sai lầm. Đó là điều khó trên bước đường tu chuyển từ Thanh văn sang Bồ tát. Thật vậy, ta sống trên đời nhưng giữ tâm trụ lại thường dễ bị khờ; còn không nghĩ gì đến đời thì không biết đời. Tuy nhiên, Di Già dạy đồng tử Thiện Tài trụ tâm một chỗ, không kẹt pháp, nhưng vẫn thấy pháp một cách chính xác.

Từ đó, Thiện Tài bước vào chợ nhằm mục tiêu hướng thiện cho người. Ông làm hạt nhân tốt ảnh hưởng cho người tốt theo. Người buôn bán với ông dần dần trở thành ngay thẳng, lương thiện.

Thiện Tài không biết Di Già làm cách nào mà được như vậy. Di Già cho biết nhờ vào chợ mới đạt được Đà la ni, có sự phản ảnh tốt xấu, động tịnh trong chợ giúp ông phát hiện được pháp ấy. Nghĩa là ông nhìn cuộc đời, hiểu được người, biết được họ muốn gì và biết cả cách hành sử của họ. Ý này nhắc chúng ta vào đời cần phải biết rõ về người là điều quan trọng nhất. Vì biết được tánh và phản ứng của người, chúng ta mới cảm hóa được họ, chuyển họ thành người tốt.

Giai đoạn ở chợ chạm với thực tế là chỗ tranh giành, dối trá, lường gạt, gây gổ... Tất cả xấu ác này đập vô mắt, vô tâm, Di Già lấy đó làm đối tượng hành Bồ tát đạo. Gặp người ương ngạnh, ông dùng lời êm dịu; ở chợ đầy tham sân phiền não thì ông luyện được tâm thuần từ nhất; đụng chạm với cuộc đời quá khắc nghiệt mà ông thành tựu được ái ngữ. Chỉ có Di Già giải quyết được việc nhờ trí sáng suốt, lời nói êm tai mát lòng phát xuất từ tâm thương người, độ người; không phải lời nói ngọt trên đầu môi chót lưỡi. Luyện tánh này đến điểm cao nhất là chứng được được Đà la ni thì ai trông thấy ông đều hoan hỷ, đều vâng theo lời chỉ dạy, dù người hung hăng mấy cũng trở nên hiền lành đối với ông.

Tu ở chùa gặp việc tốt, bình ổn là điều bình thường; nhưng đi vào chợ thì hoàn toàn khác hẳn. Di Già ở chợ buôn bán không phải để kiếm ăn, nhưng vì đạo là việc chính yếu của Bồ tát. Nghĩa là đối với Bồ tát, Chơn đế và Tục đế đều dung thông. Ở Tục đế thì đời muôn mặt, nhưng người hành đạo phải hoàn toàn thanh thản, không vướng bận gì. Trên tinh thần ấy, đối với người tu Tiểu thừa, Phật dạy người tu không được liên hệ đến chính trị, buôn bán. Nhưng với người theo Đại thừa, hành Bồ tát đạo, Phật cho phép làm tất cả, nhưng phải giữ được tâm hồn giải thoát.

Tiếp xúc cuộc đời, chúng ta biết tất cả mánh khoé của đời, không ai lừa được. Nhờ giai đoạn trước đã học, tu có trí tuệ, chúng ta thấy được cạm bẫy và dạy cho người tránh khỏi. Đó là mẫu Di Già mà kinh Hoa Nghiêm đưa ra cho những ai muốn dấn thân vào đời hành đạo.

Di Già thấy Thiện Tài đến vội vàng đảnh lễ Thiện Tài ba lạy và mang những kinh nghiệm sở đắc nói cho Thiện Tài. Điều này cho thấy khi chúng ta tu hạnh Thanh văn, tự rèn luyện thành người cao cả, trí tuệ rộng lớn, không nhiễm trước. Sau đó, bước vào đời chẳng những không bị hại mà còn gặp người đối xử tốt hơn. Di Già lấy hải ngạn chiên đàn dâng cúng Thiện Tài, cũng có nghĩa là nhập được Pháp giới, tất cả đều chuyển thành Phật quốc.