cool hit counter

Trí Quảng Toàn Tập - Quyển V - Kinh Đại Bảo Tích - Tập 2HT. Thích Trí Quảng


Vô Cấu Thí là con gái 8 tuổi của vua Ba Tư Nặc, cô bé cùng năm trăm vị Bà la môn đi cúng Thần cầu phước. Họ vừa ra khỏi cửa thành thì gặp các vị Sa môn đi vào thành khất thực. Những người Bà la môn nói với công chúarằng mới bước ra mà gặp sư là điều xui xẻo, không nên đi nữa. Có thể hiểu đây là sự đánh giá gay gắt của Ấn Độ giáo đối với Phật giáo.

Theo Bà la môn, họ xếp Sa môn vàohạng nghèo khổ đi khất thực để sống và tuviễn ly, tiêu cực, không dính líu gì đến cuộcđời. Trong khi Bà la môn là giới tu sĩ của Ấn Độ giáo thuộc dòng dõi cao quý và giàu sang nhất, đóng vai trò lãnh đạo trong xã hội.

Tư tưởng phân chia bốn giai cấp dành đặc quyền tối thượng cho giới Bà la môn đã ăn sâu vào nếp sống của dân tộc Ấn Độ từ lâu đời. Sự khinh rẻ giai cấp thấp trầm trọng đến mức độ họ cho rằng nhìn người giai cấp thấp làm bẩn mắt họ. Ý này thể hiện qua câu nói nhìn thấy sư là xui xẻo, nghĩa là họ xếp tu sĩPhật giáo vào thành phần hạ tiện.

Nhưng trong pháp hội này, công chúa 8 tuổi lại nhân đó đề cao tư cách siêu phàm của Đức Phật và Thánh chúng, khiến cho năm trăm Bà la môn phát Bồ đề tâm theo Phật đạo.

Ý này rất quan trọng, chúng ta phải suy nghĩ. Bà la môn xem nhẹ Sa môn; nhưng nếu Sa môn sống đúng nghĩa theo Phật dạy, chắc chắn sẽ tác động cho người phát tâm. Ngày nay, trên bước đường tu, chúng ta tự kiểmxem có xứng đáng cho người kính trọng haykhông. Nếu người hiểu lầm ta tầm thường, đến khihọ hiểu đúng, sẽ theo ta. Phật giáo thời xưa đã cho thấy như vậy. Trong lịch sử, thời kỳ Phật giáo suy đồi chỉ vì chư Tăng thiếu học vấn và đạo đức kém. Trái lại, giới tu sĩ xuất sắc hơn người đời, tất nhiên họ phải kính trọng. Có thể chúng ta xuất thân từ gia đình nghèo, không có tài sản. Tuy nhiên, người vẫn kínhtrọng ta; vì đạo đức và tri thức của chúng ta hơn họ.

Các Thầy Bà la môn hỏi công chúa tại sao biết được tính cách cao quý của Phật và Thánh chúng, trong khi chưa từng gặp các Ngài. Công chúa trả lời rằng được nghe chư Thiên ca ngợi Phật và Thánh chúng khi cô sanh ra được bảy ngày. Từ đó đến nay, cô luôn kính trọng Tam bảo. Điều này nhằm nói lên ý gì.

Đương nhiên Đức Phật cao siêu, người thường khó biết được. Người biết và kính trọngđược Phật là người đã trồng căn lành nhiều đời. Họ nghe được pháp Phật là nghe bằng căn lành phát lên từ thâm tâm, không phảinghe bên ngoài.

Phải biết chúng ta có căn lành với Phật pháp, ngày nay mới phát tâm Bồ đề. Và chúng ta tu từ Bồ đề tâm, trong lòng tự nhiên thương kính Phật, hiểu được thâm ý của Phật pháp. Cái thấy bằng căn lành khác với cái thấy theo người thường. Người thường thấy lợi hại, phải trái hơn thua và chỉ làm cái lợi, bị thua thì đau khổ.

Chúng ta vào đạo phát Bồ đề tâm thấycái chúng ta thua cuộc đời, nhưng cái đượcchúng ta lớn hơn nhiều. Riêng tôi, được Thầy Tri sự phân công rửa nhà cầu. Tôi thấy mình là người nhà quê, được giao công việc như vậy là bình thường; miễn sao tôi được học, được ở trong chúng, thì làm gì cũng được. Và cũng nhờ dọn rửa nhà cầu mà tôi mau hết nghiệp. Từ ý niệm đó,về sau tôi nghĩ thêm rằng tôi không làm lợi cho chùa thì sẽ nợ thêm, nên tôi nỗ lực làm công quả. Phát tâm làm do căn lành, nên công đức sanh ra; tôi được Thầy thương bạn mến, tôi không buồn giận, tự ái, gây gỗ. Trái lại, tu bằng nghiệp ác tham sân si, gặp điều mình không thích thì buồn, giận và khó chịu đến mức người không dung được ta, thì phải trả áo lại cho chùa.

Có căn lành và từ căn lành phát tâm tu học, làm cho chúng ta nhìn về nếp sống đạorất đẹp. Thấy con đường tu là vinh quang,chúng ta mới nhiệt tình dấn thân được. Thấy khổ cực, chông gai, không lợi ích gì, thì làm thế nào đi trọn đường tu. Có người nghĩ ở chùa tụng kinh, không được gì; họ lao ra đời học văn hóa một lúc rồi hoàn tục. Nhưng trải qua bốn mươi năm lao đao lận đận với miếng ăn, họ gặp tôi. Tôi nhận không ra vì thực sự trông họ thê thảm và họ cũng thú nhận rằng trước kia cứ tưởng hoàn tục như họ là đúng hơn, tốt hơn. Không ngờ tu như tôi thì tốt hơn!

Người thế gian thường nói có căn tu mới tu được, hay có căn lành là hột giống mới phát lên. Có căn lành mới khiến ta thích thú tụng kinh, tham Thiền, học pháp Phật;không phải bị bắt buộc. Có nghiệp ác thì dù mặc áo tu vẫn thích trò chơi ác, cho nên không thể tu.

Ý thứ hai được đề cập đến trong pháp hội này là vấn đề khất thực. Nếu khất thực là ôm bình bát đi xin để ăn và tìm gốc cây ngủ. Chỉ có vậy thì không khác ăn mày, cũng giống như năm trăm Bà la môn đã nói với công chúa rằng thấy Sa môn là xui xẻo.

Ngày nay chúng ta thấy sư giả cũng vậy, tất nhiên họ không phải là phước điền Tăng. Phước điền Tăng chỉ cho những vị tu hành có phước đức, mà đàn việt trông thấy hoặc biết đến, đều phát tâm cúng dường họ. Người cúng thường sanh tâm hoan hỷ, tăng trưởng công đức. Trong khi Sa môn không phước đức nghe chỗ nào có cúng thì tự ý tìm đến, làm cho tín chủ khó chịu, phải cúng bất đắc dĩ. Nếu hạng Sa môn này xuất hiện đông, đạo pháp chắc chắn bị suy yếu.

Sa môn phải tạo sự kính trọng; muốn như vậy, phải tự trọng hay làm được những việc đáng kính trọng. Ở đây tiêu biểu bằng tám vị Sa môn kiểu mẫu đi vào thành khất thực. Đức Phật dạy không vì đói, không vì ăn mà xin. Vì vậy, Sa môn khất thực khônggiống người ăn xin.

Đức Phật ở Lộc Uyển với năm anh em Kiều Trần Như, nhưng chỉ có Phật và Kiều Trần Như khất thực. Bốn người còn lại chưa hiện tướng giải thoát, nên Phật không cho phéphọ vào đời hiện tướng sân si. Họ phải nỗ lực tu để bản tâm trong sáng và hiện tướng giải thoát. Thân tâm trong sáng và giải thoát như vậy vào thành khất thực, người nhìn thấy mới phát tâm Bồ đề.

Kinh nghiệm tôi thấy ngài Ẩn Lâm là vị chân tu đáng kính trọng. Ngài có nguyện hành Đầu đà suốt đời. Hạnh đức của ngài đã khiến nhiều người phát tâm theo Phật giáo. Ngài đi khất thực với tâm hoàn toàn thanh tịnh, giải thoát.

Bước đầu, chúng ta học Tứ Thánh đế là khổ, nguyên nhân của khổ, Niết bàn và con đường dẫn đến Niết bàn. Đó là pháp Tứ Thánh đế nói cho người sanh diệt, chưa giải thoát. Vì vậy, trên thực tế, chúng ta thấy có người học Tứ Thánh đế vẫn không giải thoát. Vì họ còn nguyên tư chất của người ở trong sanh diệt nói chuyện sanh diệt; chưa phải là đạo.

Tiến lên, chúng ta học "Sanh diệt diệt thời tịch diệt vi lạc”. Nghĩa là học được bất tư nghì sanh diệt, học cái sanh diệt không thể giải thích được, không nói được pháp bất tư nghì này. Thí dụ, trên bước đường tu, thấy ai cũng giống nhau; nhưng có người được giải thoát, có người không giải thoát. Thậm chí thấy có người không tu, nhưng giải thoát; người không làm gì, nhưng được kính trọng; đó là pháp bất tư nghì. Điển hình như Xá Lợi Phất mới thấy Mã Thắng đã nhập quả vị Dự lưu. Mã Thắng theo Phật tu Tứ Thánh đế mới đắc La hán; trong khi Xá Lợi Phất chỉ trông thấy Phật là đắc La hán, thể hiện ý nghĩa của pháp bất tư nghì sanh diệt Tứ Thánh đế.

Xá Lợi Phất khất thực, nghĩ rằng làm thế nào cho người trong thành nhìn thấy ngài cũng ngộ pháp bất tư nghì sanh diệt Tứ Thánh đế, giống như khi ngài thấy Mã Thắng vàĐức Phật vậy. Ngài mang tâm niệm cao quý ấy trong lúc vào thành khất thực, muốn tặng cho cuộc đời những điều tốt đẹp như ngài đã được, tức ngài hướng đến mục tiêu làm cho người chứng Sơ quả và đắc La hán như ngài.

Kế đến, Mục Kiền Liên là vị La hán thần thông đệ nhất. Ngài cũng ngộ đạo một cách đơn giản và có khả năng vượt mọi chướngduyên trên bước đường hành đạo. Ngài vào thành khất thực cũng mang tâm niệm giúp cho người vượt khó và đạt giải thoát, làm được những Phật sự khó làm như ngài.

Vị thứ ba là Ca Diếp. Ngài không nghèo khổ và xả ly tất cả, mang tất cả tài sản bố thí cúng dường, thành tựu hạnh Đầu đà đệ nhất và chứng giải thoát. Ngài mong cho người trong thành Xá Vệ cũng có tâm hồn trong sáng và thanh thản như ngài. Không tiền bạc trong tay mà ngài hoàn toàn giải thoát, không bị lệ thuộc vào vật chất; trong khi họ có đủ thứ mà phải chịu mọi sự ràng buộc khổ đau.

Tóm lại, trên bước đường tu, tám vị Tỳ kheo đi khất thực nhằm mục tiêu mang sở đắc của họ đến cho người; tặng cho đời những tinh ba của Phật pháp mà họ đã thiết thân hành sử một cách tốt đẹp.

Pháp hội này đặt vấn đề là Tỳ kheo khất thực không vì ăn, nhưng để giáo hóa. Đức Phật và các đại đệ tử đều Thiền định trước khi vào làng khất thực. Thực sự Đức Phật không cần nhập định, lúc nào Ngài cũng biết và việc nào cũng biết. Các vị La hán thì có việc biết việc không, phải nhập định mới biết. La hán nhập định quán Nhân duyên của người ở trong thành và đến giáo hóa, nên không gặp trở ngại. Chúng ta ngày nay bắt chước, cũng ôm bình đi khất thực trong khi không hiểu và không có thực chất của một Tỳ kheo khất thực đúng pháp. Kinh Bảo Tích muốn nhắc nhở rằng vì ăn mà khất thực chắc chắn bị người đời xem thường, coi là ăn mày, gặp mặt là xui xẻo, nên họ bắt buộc cho để đi khuất mắt.

Kiều Trần Như đắc Thánh quả mới được Phật cho phép khất thực; vì chưa đắc đạo, chưa thấy được chỗ nên đến, việc nên làm. Kinh nói các Tỳ kheo nhập định để biết nên gặp ai, đi đâu, làm gì. Trả lời được câu hỏi này mới nên đi khất thực.

Trong kinh Bảo Tích nêu tám đại Thanh văn và tám đại Bồ tát có sở đắc riêng, tìm người có nhân duyên với họ để giáo hóa. Tìm người có nhân duyên nghĩa là tìm người cần cái của mình có. Thật vậy, Đức Phật nói với các Tỳ kheo nên dạy điều người cần, đừng dạy điều mình có. Quán Nhân duyên là xem cái ta có, ai cần thì mình cho. Họ không cần mà mang đến thì ai dùng. Trên đường hành đạo, chúng ta thấy rõ nhiều người tốt nghiệp trường lớp đàng hoàng, nhưng không làm được việc; vì cái người cần, lại không có.

Phải quán Nhân duyên và tùy theo đó giáo hóa. Không quán như vậy mà chỉ làm theo may rủi, dễ thất bại. Mỗi vị đại đệ tử của Đức Phật đều có tài năng riêng, chỉ đến giáo hóa nơi nào cần sự hiểu biết của họ. Nếu áp dụng không đúng chỗ, tài sẽ trở thành tai họa.

Ngài Tu Bồ Đề giảng pháp Không đệ nhất, chứng được Bát Nhã Ba la mật đa, thấy các pháp là Không. Ngài muốn nói pháp này, nên phải tìm người cũng đang nghiên cứu, đang mấp mé ở pháp này. Vì vậy, ngài Tu Bồ Đề tìm đến người trí thức, không đến chỗ người thường. Pháp mà ngài học, hiểu, tu chứng thì người thường làm sao hiểu được. Ngài chứng Bát Nhã Ba la mật, đốt sạch ngũ uẩn, thì phải lựa người chứng ngũ uẩn giai không mới nói được. Người còn bị cuộc sống vật chất bao vây nặng nề thì làm thế nào nghe được. Đối với người dư ăn dư để và đang hướng tinh thần về việc tìm nghĩa lý sâu xa của pháp Phật, mới dạy được. Tu Bồ Đề thấy rõ thật tướng các pháp, thấy những điều mà con người phải lo lắng, khổ đau là vô ích, họ chỉ tự làm khổ họ mà thôi. Thử hỏi đối với người còn đang bị khổ đau dày vò, làm sao nghe được pháp này.

Khi tu học ở Nhật Bản, tôi nhận ra ý của Tu Bồ Đề ngộ pháp Không, thấy những sự lo toan của người đời thực là vô lý. Thực sự yêu cầu của bản thân ta đâu cần nhiều mà phải hành hạ xác thân cực khổ vô ích, ăn ở có baonhiêu. Ngủ nơi nào qua đêm rồi cũng xong,ăn cũng vậy. Không cần nhiều thì cái lợitrước tiên là ta không lệ thuộc tín đồ. Phải nói ở Nhật, cuộc sống của tôi thật hẩm hiu, tự mình hạ thấp chi phí đến mức tối đa, mới còn thì giờ để tu học. Những người kẹt ăn mặc ở nhiều, tu học không thể lên cao. Họ phải lao động nhiều để có tiền chi và phải lệ thuộc người bảo trợ mình, thì không thể làm Thầy họ được.

Tu Bồ Đề khất thực nhằm giáo hóa chúng sanh. Người có cho hay không cũng được; ngài chỉ cần nêu gương tốt cho đời, nghĩa là giải pháp Không của ngài. Ngài vào làng khất thực mang tâm niệm tìm người có tâm như vậy để cởi mở sự ràng buộc vô lý cho họ, giúp họ được giải thoát như ngài.

Tinh thần Đại thừa gọi là tìm người đồng hạnh đồng nguyện để cùng nhau tu hành; không phải ai cũng độ được. Đức Phật cũng chỉ độ được người có duyên. Khác hạnh nguyện chẳng những không độ được, càng rắc rối phiền hà thêm. Chính vì vậy mà các vị Thánh Tăng độ ai cũng được. Ta độ nhiều nhưng người phản ta; vì ta không ngộ đạo.

Tìm người đồng hạnh nguyện nghĩa là ta được giải thoát và tìm người muốn học để dạy. Ép người không có tâm giống ta, không có hành động giống ta, đương nhiên họ không thể nghe theo. Thí dụ tôi thích tụng kinh, ngồi Thiền, đọc sách. Người không thích như vậy, tôi không thể áp đặt họ theo được.

Người đồng hạnh nguyện thì hiểu nhau bằng tâm sâu sắc, Thầy trò giúp nhau đi lên. Ý này được ngài Phổ Hiền dạy rằng: "Những người cùng tôi đồng một hạnh, cầu được sanh chung các cõi nước, thân khẩu ý nghiệp đều đồng nhau, tất cả hạnh mầu cùng tu tập. Các thiện tri thức lợi ích tôi, vì tôi chỉ bày hạnh Phổ Hiền, nguyện cùng tôi thường chung hội họp, đối với tôi lòng luôn hoan hỷ”. Có hoan hỷ thì người mới chỉ bảo mình tu được. Mình sai trái mà người chỉ thì phiền não nổi dậy, nên chẳng ai muốn dạy chi cho mệt. Nương theo hạnh khất thực để tìm người cùng hạnh nguyện kết làm bạn tu, giúp đỡ nhau tinh tấn đạo Bồ đề.

Kế đến là ngài Phú Lâu Na thuyết pháp đệ nhất. Ngài có tài độ người bằng cách nói pháp, gọi là nhạo thuyết biện tài; Ngài thường nói pháp và người thích nghe. Dạyđạo mà người không muốn nghe, đừng nói. Theo kinh nghiệm của tôi, Tăng Ni thuyết pháp phải quán sát xem quần chúng có muốn nghe hay không. Nói ít mà người còn muốn nghe vẫn tốt hơn là nói nhiều làm cho người mệt, chán. Họ không muốn thấy ta, nghe ta nữa là thất bại.

Ngài Phú Lâu Na trước khi thuyết pháp cũng nhập định quán Nhân duyên giữa ngài và đối tượng nơi ngài đến. Nghĩa là phải suy nghĩ trước, phải thấy trình độ, căn cơ của người, thấy tâm tư và năng lực của người; họ đang tu pháp gì, muốn gì. Trình độ của họ thấp mà ta nói cao là hỏng. Nếu đến vùng đa số theo ngoại đạo, không tin chánh pháp, ta thẳng tay bài bác họ là chuốc họa vào thân. Đến vùng mà họ không tin những điều linh thiêng mầu nhiệm, cho đó là mê tín dị đoan, thì chúng ta chỉ nói những điều giúp họ phát huy năng lực con người, họ mới chấp nhận.

Thiết nghĩ Đức Phật ra đời vì conngười, vì hạnh phúc của con người. Ta giúp họ an vui thì không trái lời Phật. Tôi giảng ở núi Bà, Tây Ninh, tôi nói rằng cha mẹ tôi đã lên đây cầu nguyện và sanh ra tôi. Người nghe hoan hỷ, vì tôi nói hợp với niềm tin của họ, mà đó cũng là sự thật. Việc thờ bà và tu Phật không ngược nhau. Vì Tổ khai sơn ở đây đã từng độ cho bà Đen hiển Thánh. Vua Gia Long lên ngôi đã sắc phong cho Hòa thượng Long Châu ở chùa Hang và cũng phong cho bà là sơn thần. Bà cảm đức của Hòa thượng, quy y với Phật và độ thế. Trước kia, bà vặn cổ người vô lễ, nhưng nay bà hiền lành, ai cầu gì cũng cho; trước kia đòi hỏi thức ăn mặn, nhưng nay quy y theo Phật, bà hoan hỷ với thực phẩm chay mà người mang dâng cúng.

Phải quán sát đối tượng, không phải soạn bài vở và đem đọc. Đến đó, đối tượng đó, tâm tư đó …, thì phải thuyết pháp gì tương ưng, thích hợp. Phú Lâu Na nhập Định trước khi khất thực giáo hóa. Thiền định là tĩnh lự và đạt trạng thái tâm hoàn toàn yên tĩnh để tâm sáng tỏ. Người thường thì dựa vào dữ kiện, tham khảo sách vở để biết, khác với cái biết trong sự yên tĩnh, tâm không dao động. Dùng tâm yên tĩnh quan sát thực trạng thấy được người nghĩ gì, muốn gì, làm được gì mà tùy theo đó dạy. Họ nghe theo tu hành, nhất định đạt được kết quả tốt. Sở dĩ họ làm theo ta không thành công vì pháp của ta không thích hợp với họ; dạy cao hơn năng lực của họ, thì làm sao họ thực hiện được. Họ không thể tu Thiền, không có khả năng suy tư, nhưng có khả năng lao động tay chân. Ta hướng dẫn họ làm công quả, cuộc sống của họ cũng nhích lần lên được, là giáo hóa thành công.

Mục tiêu của Phú Lâu Na vào đời quán sát tâm trạng của người, từng bước phá trừ được sự sai lầm của họ và giúp họ thâm nhập Phật huệ. Tiếp theo là ngài A Na Luật hay A Nâu Lâu Đà, thiên nhãn đệ nhất. Ngài vào làng khất thực cũng quán Nhân duyên và tìm người có khả năng giống như vậy để độ. Mọi người không thấy ba đời nhân quả, cứ nghĩ đủ thứ, khiến cho mọi việc rối rắm thêm. Họ kẹt trong ham muốn, hành hạ họ khổ sở. Ngài quán sát và biết nhân duyên quá khứ của từng người một. Ngài đến giáo hóa, khơi dậy cho họ nhận ra quá khứ sai lầm mới dẫn đến cuộc sống hiện tại bất như ý; từ đó dần dần họ chấm dứt được khổ đau hiện tại. Lấy quá khứ của chính họ mà nói cho họ, họ dễ chấp nhận. Ngài A Na Luật giáo hóa những người mà ngài tiếp xúc, giúp họ nhận biết được cái nhân quá khứ dẫn đến hiện tạicải thiện hiện tại để hướng đến tương lai tốt đẹp.

Ngài A Nan đa văn đệ nhất vào làng khất thực cũng quán Nhân duyên. Ngài học rộng nghe nhiều, cũng tìm người như vậy để khai tri kiến, giúp họ hiểu và có được cuộc sống đúng ý nghĩa theo chánh pháp. Còn tìm người thích lao động tay chân làm sao họ nghe được.

Tóm lại, tám vị Thanh văn và tám vị Bồ tát dìu dắt chúng nhân tu hành, trở thành một ngàn hai trăm năm mươi vị Thánh La hán. Mỗi vị vào thành khất thực giáo hóa, mỗi người một việc, hành đạo ở những trụ xứ khác nhau. Trên bước đường khất thực đến thành Xá Vệ, Vương Xá, Tỳ Da Ly, hay nói chung bất cứ ở nơi nào, các ngài cũng giáo hóa thành công, giúp cho người từ bỏ tánh xấu ác, làm điều thiện, phát triển tri thức và đạo đức trong đời thường.

Ngoài ra, trong pháp hội này, Đức Phật đưa ra mười việc mà Bồ tát phải hoàn thành mới có thể hành Bồ tát đạo. Đó là phá ma, phóng quang, chấn động thế giới, Tam muội và Đà la ni, thần túc, ứng hóa thọ sanh thân, có phước báu, có trí tuệ, gắn liền với Phật và Tịnh độ. Thật vậy, Bồ tát hành đạo khác với Thanh văn vì phải có đủ điều kiện mới làm được. Vị trí của chúng ta ở chỗ nào thì làm được việc tương ưng mới thành công. Hoàn cảnh, trình độ của mỗi người mỗi khác, nên cách hành đạo cũng phải khác.

Trong bài trước, đã giảng về bốn việc của Bồ tát là phá ma, phóng quang, chấn động thế giới, đắc Tam muội và Đà la ni. Kế đến, hành đạo Bồ tát đòi hỏi phải có năng lực tối thiểu, gọi là Thần túc hay thần thông.

Đắc La hán mới có sáu pháp thần thông (Lục thông). Lục thông là Thiên nhãn, Thiên nhĩ, Tha tâm thông, Thần túc thông, Túc mạng thông và Lậu tận thông, mà chúng ta chưa đạt được thì không thể độ người thường được, huống chi là người giỏi. Nếu thích độ người giàu, người nổi tiếng để ta nhờ vả họ là sai lầm lớn. Trên bước đường tu, không nên có tham vọng độ người. Ta chỉ giúp được người, đừng nghĩ là Thầy dạy họ. Theo tôi, vì chưa đắc đạo, ta và họ là bạn đồng học hay pháp lữ Đại thừa.

Chưa đắc La hán mà phát Bồ đề tâm hành Bồ tát đạo, vì còn phiền não nên việcPhật sự và ma sự thường lẫn lộn. Chúng ta nghĩ rằng làm tốt nhưng lại biến thành xấu là ta đã phạm sai lầm, không tiến tu được. Muốn an lành, nên nỗ lực tu. Đắc thần thông thì sử dụng thần thông giáo hóa chúng sanh, dễ thành công.

Chứng năm pháp hay sáu pháp thầnthông, trước nhất phải có tầm nhìn xa chính xác, thấy đúng quá khứ và tương lai mới giúp người được. Thần thông khởi đầu là học và tu của chúng ta. Học ở trường lớp, sách vở. Tu là suy nghĩ những gì đã học và chứng nghiệm trong cuộc sống để hiểu biết sáng hơn. Học và tu như vậy, tầm nhìn về quá khứ của chúng ta nhanh hơn, vì khoa học lịch sử giúp chúng ta thấy kinh nghiệm của nhà truyền giáo, điều sai hay đúng của họ. Thấy quá khứ là thấy lịch sử, như bảy nền văn minh lớn của nhân loại chúng ta phải đọc và học. Biết quá khứ dễ có tầm nhìn hiện tại. Tầm nhìn phải rộng, qua Tivi, báo chí, ta biết tình hình thế giới biến động về chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa … Có thể nói thần thông của chúng ta là chỗ này. Theo tôi, tu hành ít nhất chúng ta phải cố vấn được cho người về cuộc sống thực tại. Đương nhiên ngoài phần cầunguyện, tôi thường gợi hướng cho người phải sống có ý nghĩa, khuyên họ phải tuân thủ một số nguyên tắc căn bản để được hạnh phúc.

Phần hiểu biết về quá khứ, ta tìm thấy qua sách vở, còn hiện tại thì biến động từng ngày. Kinh Duy Ma diễn tả rằng lá trong rừng khác với lá trong tay. Lá trong tay hay những gì ghi trong sách không sanh trưởng; lá trong rừng thì mỗi ngày mỗi mới.

Cái học của chúng ta là thần thông hay Thiên nhãn phải thấy được hiện tại, mới dự đoán tương lai chính xác, là Lậu tận thông. Chúng ta thấy biết không hoàn toàn về tương lai thật xa, nhưng ít nhất cũng đặt kế hoạch từng thập niên để quan sát vận mạng của đất nước sẽ như thế nào và ta sẽ làm gì. Kinh nghiệm quá khứ, sống hiện tại và nhìn về tương lai, nếu không thấy biết chuỗi diễn tiến này thì khó thành công.

Thần túc thông có thể hiểu là năng lực của chúng ta đóng góp được gì cho cuộc đời. Thành quả của các bậc tiền nhân tài năng đa dạng mà chúng ta đang thừa hưởng không ít. Tuy nhiên điều quan trọng là chúng ta phải tự phát triển bản thân, làm một việc gì đó có lợi cho đời; không thể ngồi yên hưởng thụ. Người đời thường nói nôm na là xay lúa thì khỏi bồng em, để chỉ trách nhiệm mỗi người một việc. Sinh hoạt trong chùa, tất yếu chúng ta phải làm một việc gì. Thực tế cho thấy người được kính trọng nhất, vì họ làm được cho chùa nhiều nhất. Người bị bỏ rơi là người vô dụng, chỉ gây sự, đòi hỏi, không xứng đáng ở chốn già lam.

Muốn đóng góp phần mình cho đạo, chúng ta phải chuẩn bị. Sau này có thể dạy học, thuyết pháp hoặc làm thuốc, nuôi trẻ mồ côi hay sản xuất mặt hàng nào đó cho xã hội là tùy theo khả năng và nhân duyên của từng người. Hành Bồ tát đạo, làm được càng nhiều việc càng tốt. Nếu không, mỗi người một nghề, một việc cống hiến cho đời. Không thể có nếp sống thụ hưởng ăn bám. Đệ tử của Phật chỉ có hai hạng là Thanh văn và Bồ tát. Thanh văn vô thưởng vô phạt, không đóng góp cho đời và cũngkhông nhận gì của đời. Bồ tát thì làm lợi cho đời mà không cần hưởng.

Ngoài ra, điều kiện để hành Bồ tát đạo là ứng hóa thọ sanh thân. Hóa thân nghĩa là đa năng đa dạng, như Bồ tát Quan Âm xuất hiện theo yêu cầu của chúng sanh. Ngài là Bồ tát lớn đáp ứng được tất cả tiếng kêu cầu cứu của muôn loài, nên ngài hiện thân hay biến mất một cách tự tại.

Chúng ta là Bồ tát nhỏ không được ba mươi hai hóa thân như Quan Âm, nhưng cũng có ít nhất ứng hóa thọ sanh thân. Nghĩa là trước khi sanh trên cuộc đời đã có dụng ý làm gì, có chuẩn bị, không phải lỡ dại mà sanh ra.

Hành Bồ tát đạo là có định hướng từ đâu sanh và hết duyên sẽ sanh về đâu. Chuẩn bị sự định hướng rõ ràng như vậy mới làm đạo được. Riêng tôi, sau khi tốt nghiệp ở Nhật, Thiền sư Sato khuyên tôi về Việt Nam hành đạo. Lời khuyên này giúp tôi nhận ra hạnh nguyện của tôi là sanh ở Việt Nam. Nếu bỏ môi trường này, có giỏi mấy cũng trở thành vô dụng. Vì Bồ tát cần có Bồ tát quyến thuộc; sanh ở nơi có quyến thuộc, thì mới làm đạo được. Điều này rất quan trọng, trên bước đường tự hành hóa tha, đến nơi mà người không có cảm tình tốt với ta, nên biết nơi đó không phải duyên, phải bỏ đi. Đến nơi được nhiều người thương, dù nghèo khổ, ta cũng lăn lóc sống với họ. Ở Nhật, tôi không có quyếnthuộc, không có môi trường để sống, cùng lắm chỉ làm giảng viên Đại học. Ở đất nước này, tôi mới có điều kiện hoạt động. Người cần, ta mới làm được, mới có việc để làm.

Bồ tát sanh trên cuộc đời đều chọn cha mẹ và nơi sanh. Nhưng vào thai, Bồ tát vẫn bị ngũ ấm ngăn che, kẹt sắc thọ tưởng hành thức giống như mọi người. Nếu không may mắn bị người tác động đi theo hướng xấu, thì cũng trở thành xấu. Nhưng gặp thiện tri thức khai ngộ, như tôi gặp Thiền sư Sato, mới đi đúng hướng, tiến tu đạo nghiệp được; bằng không thì từ bỏ môi trường tốt này theo nếp sống phiêu bạt, cũng hoài công vô ích.

Trên dòng sinh mạng tương tục của Bồ tát từ đời này sang đời khác, có định hướng rõ rệt và cứ theo đó mà hành đạo, có được tầm nhìn chính xác và tìm đến nơi có quyến thuộc để độ. Quyến thuộc nghĩa là ta nói, họ bằng lòng, ưa thích; họ nói thì ta chấp nhận được. Đi khắp nơi để tìm quyến thuộc giúp đỡ nhau tu hành. Vì vậy, có nơi mời, ta đến; có nơi không đến vì biết không phải quyến thuộc của mình, thì đến cũng vô ích. Và đến có làm được việc theo yêu cầu của người hay không. Cái ta có, ta tìm người nào cần để ta cho; người không cần thì đến làm gì.

Ứng hóa thọ sanh thân hay người hành Bồ tát đạo phải đa năng đa dạng; ở môi trường nào cũng làm được. Nếu vào Nghị viện thì có năng lực tiếp thu và phát biểu tốt; nếu lên chùa thì cũng biết tụng kinh, nghi lễ; xuống bếp thì cũng nấu ăn giỏi. Càng nhiều khả năng càng làm được nhiều trên bước đường hành Bồ tát đạo. Thanh văn thì không như vậy, nên dễ bị mai một. Một số Thầy cô đòi hỏi làm việc này, không làm việc kia; nhưng việc ta đòi làm thì không có, chẳng lẽ ngồi chờ hoài hay sao. Có người chờ việc đến 60 tuổi mà vẫn chưa làm được gì. Chúng ta thấy tấm gương của Đức Phật hành Bồ tát đạo, đâu phải lúc nào Ngài cũng thuyết pháp. Có lúc Ngài xỏ kim cho bà già, khi thì rửa chân cho Tỳ kheo bị hủi hoặc bế nai con bị què cho nó theo kịp nai mẹ …

Thiết nghĩ hành Bồ tát đạo không kỵ việc gì, không để lãng phí thì giờ, không bỏ qua việc có thể làm. Có định hướng lớn thì thành công lớn, như Đức Phật Thích Ca sanh trên cuộc đời, Ngài đã chọn cha mẹ và xứ Ấn Độ. Vì ở đó quyến thuộc của Ngài rất đông, có Kiều Trần Như, Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Ca Diếp, A Nan …, cho đến một ngàn hai trăm năm mươi vị Thánh đệ tử nhiều đời đã theo Phật tu học. Bồ tát Hộ Minh phải chọn nơi đó và chọn cha mẹ để có truyền thống tốt đẹp, có năng lực vượt hơn người, mới nhanh chóng đạt đến quả vị Vô thượng giác.

Chúng ta chưa bằng Bồ tát Hộ Minh, còn kẹt hôn ám thì tùy duyên hành đạo. Theo Bồ tát đạo thể hiện tinh thần ứng hóa thân, tức ở môi trường nào cũng làm được. Mang thân Thanh văn thì chỉ làm được một việc khất thực, không được quyền làm bất cứ việc gì khác. Đại thừa Tăng hay Bồ tát Tăng theo yêu cầu của người mà xả thân làm. Cần hiện thân Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, tể quan, ngoại đạo … thì Bồ tát hiện thân đó để hướng dẫn người về Phật đạo. Thể hiện tinh thần này, trong pháp hội, Vô Cấu Thí Bồ tát độ năm trăm Bà la môn ở thành Xá Vệ.

Điều kiện thứ bảy để hành Bồ tát đạo là phải có phước báu. Tỳ kheo, Tỳ kheo ni không có phước báu vì xả ly tất cả. Thực tu thì xuất gia là bỏ nhà thế tục. Không làm việc thế tục mà sống chung với người thế tục, thì ta trở thành gì đây. Vì thế, Bồ tát Tăng theo Phật dạy phải có phước báu và từ phước này, chúng ta ban rải cho nhiều người nương nhờ. Hàng cư sĩ theo ta, ta dạy họ làm ra nhiều của báu và khuyên họ sử dụng tiền của hợp tình, hợp lý, biết bố thí, giúp đỡ người, làm những việc lợi ích cho xã hội. Ở Việt Nam, nhờ có các vị Bồ tát Tăng đã đóng góp mồ hôi, nước mắt, xương máu, chúng ta mới có vị trí tốt đẹp ngày nay. Và trong hiện tại, các nhà sư đóng góp tích cực cho xã hội ở nhiều phương diện không phải ít.

Hành Bồ tát đạo, muốn cứu nhân độ thế, thiết thực phải có của báu; nếu không thì việc làm quả là chật vật. Nhiều Thầy cô quyên góp tiền xây chùa, hoàn toàn nhờ vả người; lâu ngày tín đồ sẽ rơi vào tình trạng kiệt quệ, Phật giáo không phát triển được. Chùa phải là nơi bố thí, là nơi làm phước; nhưng bản thân ta không tự lo được, thì làm sao giúp người.

Ngoài ra, Bồ tát phải có trí tuệ. Trí tuệ phát xuất từ Không tâm mà ra. Người cố ý toan tính thì phiền não dễ sanh ra, làm tâm họ đen tối, dễ bị lệch. Muốn có trí tuệ, Bồ tát phải luôn trụ Bát Nhã Ba la mật, tâm phải trống vắng như tấm gương; tham sân phiền não khởi lên thì phải đoạn sạch liền. Từ tâm Không mới đưa đến bình đẳng tâm, không còn hai mặt oán thân. Đối với người giúp và người hại, ta coi như bình đẳng. Họ đã hại ta, nhưng nay họ đúng, ta phải công nhận cái đúng của họ, là tâm bình đẳng. Tâm bình đẳng sanh là trí tuệ sanh; còn kẹt ân oán thì không biết chính xác, tức không có trí tuệ. Thí dụ người giúp ta, nhưng nay họ sa cơ thất thế, bị tù tội. Ta không giúp lại thì thấy nặng lòng, đó là Bồ tát không có trí tuệ.

Điều kiện sau cùng của Bồ tát là phải gắn liền với Phật và Tịnh độ; nếu không, ta bị lệch hướng. Thật vậy, tất cả Bồ tát thường thân cận, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen chư Phật và luôn gắn liền với chư Phật mười phương mới hành Bồ tát đạo được. Quên mất Phật có trong ta, trên ta và chung quanh ta, là lạc vào đường ma.

Phải luôn tâm niệm Phật che chở cho ta không gián đoạn. Nếu không thực sự cảm nhận như vậy, ta không thể tiến tu đạo nghiệp, không thành Phật. Giống như làm luận án, không có giáo sư hướng dẫn và đánh giá công trình của chúng ta đúng thì không được cấp học vị. Ta cũng vậy, nương theo Phật tu hành và được Phật thọ ký là điều cần thiết.

Tu Bồ tát đạo, gắn liền đời sống mình với chư Phật và được Phật hộ niệm thì điều kế tiếp là phải có Bồ tát quyến thuộc và lãnh thổ. Lãnh thổ của Bồ tát ở ngay trong tâm gọi là tâm địa. Tâm thanh tịnh nên lãnh thổ vô hình của Bồ tát đã thanh tịnh. Xây dựng lãnh thổ vô hình của Bồ tát bằng cách truyền thông sự thanh tịnh của tâm Bồ tát với tâm của người.vậy, Bồ tát đến đâu, lãnh thổ theo đến đó; nên mảnh đất tâm của Bồ tát dung chứa được hằng hà sa quyến thuộc. Đức Phật khuyên hành Bồ tát đạo mở rộng mảnh đất tâm và chỉ dung chứa người đồng hạnh đồng nguyện mới thực sự là quyến thuộc của Bồ tát. Cho người lợi dụng đến ở để làm việc khác là ta tự chuốc tai họa.

Bồ tát đạo chỉ cho con đường hay hướng đi, Bồ tát pháp là pháp hành hay pháp tu của Bồ tát nhằm hướng đến quả Vô thượng Bồ đề, là thành Phật. Trong khi Thanh văn đạo chỉ dẫn đến Vô dư Niết bàn và được giải thoát là việc chính của A la hán.

Bồ tát pháp dẫn đến Phật quả với đầy đủ mười hiệu, nên phải phát huy năng lực cao nhất mới có đủ tư cách là Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhơn sư, Phật, Thế Tôn. Các vị A la hán chỉ chứng được quả vị Ưng cúng, không là Thế Tôn vì chỉ tròn hạnh tự lợi,chưa cứu giúp đời.

Hành Bồ tát đạo phải nương Bồ tát pháp để làm công việc cứu người giúp đời. Vì vậy, kinh Bảo Tích dạy rằng bước đầu phải hoàn thiện tư cách cứu nhân độ thế mới làm được việc của Bồ tát. Các vị Thanh văn không hành Bồ tát đạo được cũng vì lý do này.

Trên bước đường tiến đến Phật quả, phải kết hợp Thanh văn đạo và Bồ tát đạo. Chặng đường một hoàn thành nhân cách giải thoát mới cứu người; đó là giai đoạn tu Thanh văn. Giai đoạn hai, tu Duyên giác thừa quán sát mười hai Nhân duyên; ngày nay là quan sát mối liên hệ giữa ta và thiên nhiên, giữa ta và cộng đồng xã hội, gọi là tứ sanh lục đạo. Và theo đó tu hành mới tiến sang giai đoạn ba tu Bồ tát đạo. Tu Bồ tát đạo mà không biết sự quan hệ giữa ta và người, giữa ta và thiên nhiên, thì tự chuốc họa vào thân; hoặc ở chặng đường một, ta chưa hoàn thành tư cách làm Thầy, thì làm sao khuyên người được.

Tam thừa giáo là ba đoạn đường dẫn đến quả vị Phật; không phải Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát là ba con đường đi đến điểm khác nhau. Kinh Pháp Hoa dạy rằng ba đường phát xuất khác nhau; hoàn cảnh và năng lực của mỗi người khác nên khởi điểm phải khác. Nhưng cả ba đường này là ba chặng của một con đường, được nhập lại thành một ở Bát Nhã, cùng ra khỏi Nhà lửa, được hưởng đồng một vị giải thoát.

Trong pháp hội này, Đức Phật đưa ra mười việc để chúng ta hoàn thành nhân cách của Bồ tát. Trước tiên, muốn hành Bồ tát đạo, việc chính là phá phiền não. Tu Thanh văn đạo gọi là phá ác, bố ma. Theo Bồ tát đạo, muốn vậy, lòng chúng ta phải thayđổi trước, nghĩađoạn hẳn tánh ganh ghét, thù hiềm để chúng ta nhìn đời không bất mãn, khó chịu. Các anh em tu dễ rớt vô tâm trạng này; vì chúng ta tốt thấy người xấu thường khó chịu. Thí dụ thấy người chuyên chứng trai, chúng ta ghét họ, là đã có tánh đố kỵ với người khác, tự khởi tâm phân biệt và từ đó sân si nổi dậy. Đối với chư Tăng nghèo thiếu xin ăn như vậy mà chúng ta đã khó chịu, huống chi nhìn ra tứ sanh lục đạo thì càng thấy kinh khủng hơn.

Bước đầu hành Bồ tát đạo, cần nhìn người với tấm lòng khoan dung rộng mở. Người nào chúng ta cũng coi là ác ma phải sát phạt là hiểu sai lầm ý Phật dạy về phá ác và bố ma. Khi tu Thanh văn đạo, chúng ta khép kín cửa lòng, không quan tâm, không tiếp xúc với người; nên được giải thoát. Nhưng bắt đầu mở lòng, mọi thứ xấu ác len vào sự suy nghĩ của chúng ta. Riêng tôi, có giai đoạn bị khủng hoảng nặng, cảm thấy chán nản, sợ sệt, mỏi mệt, muốn thoái chuyển; nên tôi thông cảm được với những người tu hạnh viễn ly. Theo Thanh văn đạo, sống một mình, không ai quấy rối, dễ an lạc. Nhưng bước vào Bồ tát đạo thì vô số vấn đề đến bức bách chúng ta.

Trước nhất, phá ma để hành Bồ tát đạo là không được khởi tâm đố kỵ với bất cứ ai. Chúng ta muốn Tăng đoàn tốt, nhưng lại sanh đố kỵ người mặc áo tu thay vì xây dựng họ, e rằng không ổn. Tôi tiếp dân, họ đặt vấn đề những Thầy khất thực phi pháp, lạc quyên phi pháp. Tôi đề nghị Ban Đại diện kiểm tra lại xem có bao nhiêu Thầy rơi vô tình trạng nghèo đói. Đối với tu sĩ phước báu ít, chúng ta cũng phải xóa đói giảm nghèo cho họ; giống như người đời còn giúp được thành phần khó khăn huống chi chúng ta tu hành. Nghèo đói mới sanh tệ nạn đi xin thì chúng ta phải giải quyết vấn đề này. Việc kiểm Tăng nhằm giúp họ tu hành, không phải ngăn cản, làm cho khó khăn thêm. Thiết nghĩ chúng ta lo cứu trợ khắp nơi, nhưng quên mất chư Tăng. Đối với những người thực dạ tu hành không có cơm ăn, chỗ ở, tất yếu chúng ta phải giúp đỡ, không đố kỵ. Nếu họ không thực tu, không là tu sĩ, thì giao trả họ lại cho xã hội, không giúp.

Trên bước đường tu, phá ác ma ngay trong lòng chúng ta; đừng để tham sân nổi dậy trong ta. Hàng phục ma là hóa giải nó, không phải lấy nó đối kháng với chúng ta; vì chắc chắn chúng ta không thể sân si, gây gổ hay đánh nhau như họ. Hành Bồ tát đạo, đầu tiên phải có năng lực hàng nội ma, là ganh tỵ trong lòng phải dẹp được, thì đối với ngoại ma không có gì khó.

Kế đến, kinh quy định người hành Bồ tát đạo phải có hào quang, nghĩa là tỏa sáng tài năng và đạo đức khiến cho người kínhnể. Đến nơi nào mà người chưa chấp nhận, thương kính, ta không thuyết pháp giáo hóa được. Từ bước đầu, chúng ta đã hàng phục ma oán mới tạo thành sức mạnh của tinh thần là hào quang; vì thế nhịn được việc bức bách, hóa giải được việc khó, làm được việc lớn, ai cũng thán phục. Không được như vậy, không thể hành Bồ tát đạo. Ngài Trí Giả gọi hào quang rực sáng ấy là Phiêu chương.

Hành Bồ tát đạo dồn nghị lực để làm việc gì cho thật giỏi. Thí dụ các anh em theo ngành Hoằng pháp, nghiên cứu kỹ, chọn lựa những đề tài với bố cục đầy đủ; khi cơ hội đến thì giảng cho thật xuất sắc. Từ đó nổi tiếng được, hào quang này bắt đầu lan tỏa. Nổi tiếng rồi thì phải giữ gìn, nên lựa chọn nơi cần đến và suy nghĩ xem dân tình địa phương ra sao. Xem họ nghĩ gì và ta có nói được theo yêu cầu của họ hay không; khôngđược thì không đi. Đến giảng ở nơi có nhiều Thầy cúng mà ta chê bai họ là không nên. Theo tôi, chọn những điều người ta thích để nói thì họ dễ chấp nhận; không nói những gì họ không thích và chọn người đồng tình với ta để nói, dễ thành công.

Phải có hào quang, hay tự rèn luyện cho chúng ta có tài năng đặc sắc và tạo được thành quả tốt đẹp thì nên giữ gìn, phát triển, đừng đánh mất.

Điều thứ ba là hành Bồ tát đạo phải làm chấn động cả trời đất. Chuẩn bị cho chúng ta có sức mạnh và khi sử dụng phải kinh thiên động địa. Điển hình như Phổ Hiền Bồ tát dùng thần lực đưa vô số Bồ tát và Bát bộ Thiên long đến Kỳ Xà Quật nghe kinh Pháp Hoa.

Điều này đòi hỏi chúng ta phải có đồ chúng và tiền của. Nếu không có năng lực và quyến thuộc, chỉ tu Thanh văn đạo. Bồ tát phải có Bồ tát quyến thuộc. Làm việc lớn mà không có người hợp tác thì làm sao thành công.

Điều thứ tư, hành Bồ tát đạo phải có Tam muội và Đà la ni. Đó là hai việc chính yếu của Thầy tu. Có quyến thuộc nhưng không có Đà la ni là không có trí bén nhạy thì không làm được. Theo Thanh văn đạo, chúng ta giảng dạy nghĩa lý kinh là việc dễ. Trong khi giáo hóa chúng sanh phải có đầu óc bén nhạy, gặp trường hợp nào cũng nhận biết được mới giải quyết thỏa đáng. Hoặc dạy học, soạn bài sẵn, tất nhiên đơn giản. Nhưng chủ trì hội nghị, chúng ta phải giải đáp được tất cả ý kiến phát biểu. Nói chung là bước vào cuộc đời, phải chạm trán với việc không được sắp đặt sẵn thì đụng việc mới biết, có khó mới khôn, nhưng thiếu khôn là hỏng.

Giải quyết được việc chưa có trong sách vở là ta có được Đà la ni. Rất nhiều Đà la ni, nhưng cái trước nhất chúng ta có được ở nhà trường là Văn trì Đà la ni. Riêng tôi thành công được cũng nhờ Đà la ni này, nghĩa là nghe và nhớ. Lúc còn là học Tăng, tôi nhớ dai nhiều việc, nên khi hành đạo gặp việc xảy ra tương tự, tôi so sánh và có cách ứng xử giống như vậy, nên cũng đạt được phần nào kết quả tốt.

Đà la ni phải kèm theo Tam muội là chánh định. Có nhiều Tam muội, nhưng quan trọng nhất đối với Bồ tát là Thủ Lăng Nghiêm Tam muội và Pháp Hoa Tam muội. Khi nhập Thủ Lăng Nghiêm Tam muội thì Pháp giới hiển hiện và nhập Pháp Hoa Tam muội thì tự nhận biết được mọi việc xảy ra cùng một lúc.

Cần nói sơ về ba thứ Định là Định của ngoại đạo, xã hội Định và Định của Phật giáo. Định của ngoại đạo là tà Định, vì họ tập trung tư tưởng để nghĩ đến việc ác nhằm sát hại, hay mê hoặc người để thủ lợi cho bản thân họ. Hoặc trường hợp họ nhập Định không nhằm hại người, nhưng vẫn là tà Định, như trường hợp ông Uất Đầu Lam Phất hay ông Kamala nhập Định lên đến cõi Trời Phi phi tưởng hay Tứ Thiền. Vì trong lúc họ tập trung tư tưởng thì tâm thức hoạt động, họ vẫn còn sinh hoạt trong dòng luân chuyển của Thức biến, nên còn chịu sự chi phối của tham sân phiền não. Vì vậy, khi có lực tác động bên ngoài không vừa ý, như ông Uất Đầu Lam Phất bị những con chim quấy rầy làm tổ trên đầu, khiến ông không thể tập trung tư tưởng. Ông liền nổi giận sát hại chúng, thề không đội trời chung với chúng. Vì tâm niệm sân si này dẫn dắtthần thức ông đọa làm con chồn có cánh luôn săn bắt tìm kẻ thù.

Ngoài ra, Định theo Phật giáo phải kèm với Đà la ni. Không có Đà la ni hay trí tuệ vô lậu đi kèm thì rơi vào Diệt tận định là không hay biết mọi việc xảy ra chung quanh, cho đến năm trăm cỗ xe chạy ngang cũng không biết. Trong kinh thường nói đến tà Định này của Kỳ Na giáo.

Xã hội Định là một hình thức tập trung tư tưởng của người thế gian. Họ bị nhiều vấn đề bao vây, không có lối thoát; họ tìm chỗ vắng, ngồi tĩnh tâm suy nghĩ thì nhận ra đáp số. Loại Định này cũng thuộc tà Định vì còn dùng "Thức” để đối phó, giải quyết việc theo hướng lợi cho họ, bất chấp tác hại cho người khác.

Chánh định theo Phật giáo là sự tập trung tư tưởng để tâm thức vắng lặng, dứt bặt mọi vọng niệm. Và từ tâm trong sáng, không còn phiền não khởi lên niệm đại bi, đưa ra giải pháp lợi ích cho nhiều người. Định này đi kèm với sự soi sáng của pháp Phật là Đà la ni, nên giải quyết đúng đắn, tràn đầy tính nhân ái, lợi tha. Hàng lợi căn La hán có Tam muội kết hợp với Đà la ni; vì thế nhập Định xong thì các Ngài trở thành cố vấn giúp đời, cứu người. Trái lại, độn căn La hán, hay ám chứng Thiền sư vẫn được giải thoát, nhưng vì thiếu Đà la ni, nên không thể độ sanh.