cool hit counter

Trí Quảng Toàn Tập - Quyển V - Kinh Đại Bảo Tích - Tập 2HT. Thích Trí Quảng


Pháp hội trước dạy pháp hành của Thanh văn và pháp hội này nói về pháp hành của Bồ tát để chúng ta suy nghĩ xem khả năng của chúng ta thích hợp với pháp nào, theo đó tu hành. Thật vậy, pháp Phật chủ yếu dạy chúng ta tu, không phải để nói. Vì vậy, chính Đức Phật đã thuyết pháp bằng thân, khẩu, ý, nghĩa là bằng chính sự sống thực tiễn của Ngài, không phải nói suông. Đức Phật thuyết pháp bằng thân là hành động và việc làm của Ngài thể hiện những điều cao quý đúng như lời Ngài dạy, tác động cho người kính phục và phát tâm làm theo. Tuy nhiên, đối với chúng phàm phu, tâm không thanh tịnh, họ không thể nhận ra được những việc thánh thiện của Phật, Ngài phải dùng lời nói để giải thích; đó là khẩu thuyết được sử dụng như phương tiện để Phật làm sáng tỏ vấn đề. Và sau cùng là tâm thanh tịnh của Đức Phật quan trọng hơn cả, vì tâm này ngang qua hạnh đức của Bồ tát và ngang qua tâm thanh tịnh của chư Phật mười phương, mới độ được vô số chúng sanh, thành tựu những việc khó làm. Đó là ý thuyết pháp của Phật.

Ngày nay, bước theo dấu chân Phật, chúng ta cũng phải thể hiện được phần nào việc hành đạo bằng tâm thanh tịnh mới nhận được Bồ tát lực, Phật lực gia bị. Có thể nói, việc tu hành hơn nhau ở mức tiếp thu được sự gia bị của Phật. Vì vậy, nhiều Thầy giỏi, nhưng không làm được việc, vì Phật không gia bị. Tại sao Phật không gia bị. Vì Thầy này không giữ tâm thanh tịnh. Theo Phật dạy, điều tiên quyết của người tu là làm cho tâm thanh tịnh và nỗ lực giữ được tâm thanh tịnh liên tục trong từng phút giây. Tâm vọng động, Phật không thể gia bị.

Chúng ta có thể kiểm nghiệm để biết khi nào Phật gia bị hay ác ma chi phối. Nếu ham muốn của chúng ta khởi lên, nghiệp sanh ra và phiền não nổi dậy thì tự biết là ác ma chi phối, hay tâm ta sanh ra ác ma. Nhận ra điều ấy, chúng ta phải sửa đổi. Đừng cố chấp, lầm phiền não và nghiệp là ta, thì ta trở thành con cháu của ác ma mà không hay. Và việc xấu dồn dập với ta là đã lọt vào thế giới ma rồi, phải cấp tốc quay trở lại.

Thực tế cho thấy khi buồn giận, bất mãn, thì có bạn đồng tâm trạng như vậy đến với ta. Ta nên từ chối sự an ủi của họ vì họ làm ta tăng nghiệp. Ma trút tâm sự cho ta và ta tâm sự với nó là nghiệp ta tăng gấp đôi, không giải được. Nếu cứ tiếp tục, tất cả bạn ác lần lần tụ họp với ta. Kinh nghiệm bản thân tôi là năm 1963, tôi cũng buồn giận, bất mãn, nên "xuống đường”, thì có bạn cũng hung hăng như tôi. Nghĩa là có bạn tương ưng với nghiệp của ta tìm đến và số bạn này tăng thì ta muốn ngừng việc ác cũng không được. Nói cách khác, là leo lên lưng cọp rồi xuống cũng không được; vào quỹ đạo của ma, nên luôn bị nó sai sử mọi cách. Biết vậy, chúng ta nên cân nhắc; đừng để bị quỷ nhiếp trì. Nếu có người an ủi mà ta cảm thấy buồn theo, sân hận theo họ thì phải điều chỉnh để tâm hồn chúng ta thanh tịnh trở lại, mới được Phật lực gia bị.

Tăng tâm tợ thủy thanh,

Thủy thanh thu nguyệt hiện.

Nghĩa là tâm chúng ta trong suốt như mặt nước hồ mùa thu, ánh trăng mới hiện vào làm hồ sáng lên. Phật hiện vào tâm ta cũng vậy, với điều kiện là tâm chúng ta sáng tiêu biểu cho Tịnh Mục Tỳ kheo. Tâm Tỳ kheo phải thanh tịnh, Phật lực mới gia bị cho tâm sáng lên, trở thành Thánh Mục Tỳ kheo. Có thể nói, nhìn đời của người không có hiểu biết là vô minh, nhìn đời của người giác ngộ là Phật. Cũng là con người, nhưng thấy khác nhau. Người tu thấy theo Phật mới quan trọng. Thấy theo ma vào thế giới ma, thì muôn đời ở trong sanh tử, không thể khác. Thấy theo Phật mới vào thế giới Phật được.

Phật dạy rằng do tham lam, chúng ta mới nghèo khổ. Nghèo đói ở kiếp này vì tham lam ở kiếp trước. Người đời thường nghĩ không tham thì làm sao giàu được. Nhưng thực tế,chúng ta thấy người tham, muốn kiếm lợi nhiều, dần dần sẽ mất khách, mất bạn. Như vậy, không thể làm ăn được; vì làm ăn phải có nhiều người ủng hộ, nhiều người thương và tin cậy, mới thành công. Nhưng dại dột gạt người, suy cho cùng chỉ gạt được người tin và thương họ, để rồi sau đó, bị người ta bỏ rơi thì sống với ai; thử nghĩ làm thế nào gạt được người khác nữa.

Tôi thấy có Thầy học giỏi, tính toánhay, khôn không ai bằng, nhưng lại không có cơm ăn. Đó là sự thật trong cuộc sống, vì quá khôn mới rơi vào tình trạng đó. Kinh nghiệm ấy khiến tôi sợ cái khôn theo thế gian. Tôi áp dụng pháp Phật, chỉ tu được một việc nhỏ là trở thành thanh tịnh Tỳ kheo, nhìn đời trong sạch, không để phiền não chen vô, không bị tham, sân, si tác động. Như vậy, ít nhất cũng là người dễ thương, vì không có ý nghĩ hại người, làm sao người không thương. Tôi đến đây không có quyền lợi; nhưng tôi đến giảng thì người nghe pháp đông, làm cho chùa vui hơn.

Bằng mọi cách nỗ lực tu cho tâm chúng ta hoàn toàn thanh thản; được như vậy là Tịnh Mục Tỳ kheo. Như đã nói, kinh thường ví Tỳ kheo thanh tịnh giống như người gỗ ngắm chim vẽ. Người gỗ và chim vẽ, cả hai không có thật. Vì thế, người gỗ ngắm chim vẽ thấy sự vật tự nhiên, vôngã; không thấy gì của ta, cho đến thân xác này cũng không phải là ta, tứ đại cũng trả về với tứ đại. Chỉ còn chơn tâm là thanh tịnh Tỳ kheo, hay Tỳ kheo sống trên cuộc đời không làm hại ai. Tu hành phải tập thể hiện cho được ý này.

Người tu mang thân nghiệp chướng trần lao, thì đến đâu cũng mang khổ cho người. Nhìn kết quả này biết được con người thật của mình. Có người tu mà không chùa nào dung được họ, trong khi còn nhiều chùa bỏ trống, không người ở. Phải tự cân nhắc điều này để biết trần lao nghiệp chướng của chúng ta mà xóa bỏ cho sạch, trở thành thanh tịnh Tỳ kheo vào làng không gây tổn hại cho người, người mới thương kính. Bướcđầu tu, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni phải đạt cho được sự thanh tịnh. Không đạt được tâm thanh tịnh như vậy, vào làng khất thực, lạc quyên, trộm cắp càng nguy hại cho đạo.

Từ sự hiện hữu vô thưởng vô phạt ở giai đoạn một của hàng Thanh văn tiến sang bước thứ hai, hành Bồ tát đạo làm người hữu ích cho đời, làm gương sáng cho người. Nhờ tâm thanh tịnh, đem pháp Phật vào tâm, chuyển cuộc sống thành pháp, nên thân này trở thành Pháp thân. Nghĩa là việc làm của Tỳ kheo là việc làm của Phật, mới là Phật sự, mới đúng chánh pháp. Trên tinh thần ấy, thấy việc làm của chúng ta, người nghĩ đến Phật, đến chánh pháp, đến chân lý, tiêu biểu cho nếp sống lợi ích cho người.

Phật dạy Tỳ kheo muốnphát tâm Bồ đề, lo cho người, phải nâng sự hiểu biết củamình ngang tầm hay trên thời đại. Nghiệpchướng Tỳ kheo không thể truyền giáo. Ít nhất là đa văn Tỳ kheo, học rộng nghe nhiều, hiểu biết chính xác. Như vậy còn chưa đủ, vì theo Phật, Tỳ kheo phải có Ngũ minh mới truyền giáo được.

Tỳ kheo cứu nhân độ thế cần có Ngũ minh, mới làm Thầy thiên hạ được. Phải rèn luyện Ngũ minh trước. Trước tiên là Nội minh quan trọng nhất đối với người tu. Dù chưa được điều gì khác, Tỳ kheo phải có Nội minh là đức hạnh. Bước đầu, người tu phải được tâm bình ổn, gặp việc đáng giận, đáng buồn khổ mà không giận, không buồn khổ; vì đã thoát ly được trần thế. Muốn độ người, thử tập nghe họ chửi xem tâm mình có khởi buồn tức hay không. Thuở nhỏ, Thầy dạy tôi thu nhiếp sáu căn lại để chịu đựng. Tỳ kheo có Nộiminh thì có sức chịu đựng, thậm chí không ăn uống cũng được. Con chó sói háo ăn, chỉcho thế lực ác. Nó chờ con rùa thò đầu là đớp. Nhưng rùa thụt đầu vào cái mai, có thể nhịn ăn đến sáu tháng, ví cho nhẫn lực của Tỳ kheo rất quan trọng. Theo kinh nghiệm tôi, người có sức chịu đựng cao sẽ thành công, nếu không thì bỏ cuộc.

Tỳ kheo không luyện tập cơ thể chịu đựng được đói khát, nóng lạnh là dở. Phải rèn cho được pháp này để thân và tâm không bệnh hoạn, không trở thành nghiệp chướng Tỳ kheo. Bằng mọi cách, tập cho cơ thể có sức chịu đựng về tâm lý và vật lý.

Ban đầu, tôi tập ăn gì cũng được để đỡ lệ thuộc thức ăn. Quen ăn ngon thì không có món ngon vật lạ, sẽ khổ. Tập được pháp này, ta dễ tu. Tiến sang bước thứ hai, có ăn hay không cũng được. Khất thực không có gì thì uống nước rồi tham Thiền, quên ăn, là đượcThiền thực. Người nhập Định thật, họ không có cảm giác đói. Vì nhập Thiền thì trữ lượngtrong cơ thể của chúng ta vẫn còn, đủ cung cấp cho cơ thể sống. Con gấu tuyết không ăn sáu tháng; nó ngủ nên cơ thể được nghỉ ngơi, năng lượng ít tiêu hao thì trữ lượng vẫn còn để nuôi cơ thể. Tỳ kheo vào Thiền cũng vậy, tiêu hao ít năng lượng. Đối với tôi, pháp môn này quan trọng phải áp dụng được. Luyện tập được như vậy, chưa giỏi gì, mới chỉ được Nội minh là tâm bình ổn, cơ thể khỏe, an lạc để hành đạo, thì cũng đáng được cung kính, cúng dường, xứng đáng là bậc Thánh.

Được một việc là có đức hạnh, người thấy kính trọng, ta bắt đầu làm Phật sự nhỏ. Thí dụ đi cứu trợ, quyên góp của Phật tử giàu cóđể san sẻ cho người nghèo khổ. Không phải ai cũng làm được, phải có uy tín. Uy tín, đạo đức khiến cho người xung quanh tin tưởng, quý trọng, mới làm được. Bước đầu chúng ta thành công một việc tốt và chính việc tốt ấy thể hiện sự làm đạo của chúng ta, khiến chính quyền cũng quý trọng chúng ta. Vì thực tế, chúng ta đã gắn liền đạo pháp với dân tộc Việt Nam. Nhà nước chưa kêu gọi, nhưng nhà chùa đã tự động làm tốt. Truyền bá chánh pháp chính là việc làm tốt của Tăng Ni, Phật tử đóng góp cho xã hội này. Được như vậy là thừa kế sự nghiệp của Đức Phật.

Có đạo đức rồi, tiến thêm bước thứ hai của Ngũ minh là Thanh minh hay ngôn ngữ. Chúng ta biết được nhiều ngôn ngữ, dùng lời nói đạo đức thuyết phục được người sống tốt đẹp. Không biết ngôn ngữ của nơi mình đến, thì khó truyền đạo. Xưa kia, các vị Tổ sư truyền đạo đến đâu đều thạongôn ngữ nơi đó, mới phổ biến được chánh pháp.

Kế đến là biết làm thuốc chữa bệnh cho dân chúng, như ngày nay có nhiều Tuệ Tĩnh đường chữa lành bệnh cho nhiều người, mớiđược họ kính phục, tin theo. Ngoài ra, người tu còn có Công xảo minh, nghĩa là giải quyết được việc làm cho người.

Người tu học Ngũ minh và ứng dụng Ngũ minh trong cuộc sống. Ngũ minh chính là sự hiện hữu của Phật pháp, gọi là Pháp thân, thể hiện bằng sự kính trọng của người đối với Tỳ kheo và đối với đạo Phật. Người tu sử dụng Ngũ minh để làm đạo trong cuộc sống thực tiễn là ý chính của pháp hội Thanh văn.

Và ở pháp hội Bồ tát Nhựt Mật, chúng ta quan sát xem Bồ tát làm gì. Điều chắc chắn là Bồ tát có nhiều hạnh. Đối với Tỳ kheo, chỉ nhìn hình thức là biết được họ tu và biết họ tu thực hay tu giả. Nhưng Bồ tát thì đa dạng và đa hạnh.

Phát xuất từ Tỳ kheo đạt được nếp sống thanh tịnh và phát Bồ đề tâm cứu nhân độ thế, gọi là Bồ tát. Tùy theo yêu cầu của người mà Bồ tát hiện thân khác nhau, không nhất định phải là Tỳ kheo. Nếu cần làm vua, đại thần, cư sĩ, v.v…, nói chung, việc gì cần làm lợi ích cho đời, Bồ tát làm việc đó; không kẹt hình thức khuôn mẫu cố định nào.

Nhựt Mật Bồ tát có tâm hoàn toàn sáng suốt và từ tâm này mà nhìn thẳng vào đời, thấy chính xác người đáng độ, việc đáng làm, điều đáng nói. Đóng vai trò nào lợi ích chođời thì Bồ tát làm. Vì đối với Bồ tát, cuộc đời là sân khấu, ở đó Bồ tát làm vui cho người,không làm khổ, không làm xấu. Riêng chân thân của Bồ tát thì vĩnh hằng, bất biến mà chúng sanh không biết được.

Muốn làm đẹp, làm tốt cho đời, Bồ tát phải đa hạnh, không thể có một hạnh. Bồ tát làm gì mà người cần, không làm một việc cố định và bắt người theo. Nhị thừa thì có pháp cố định. Chúng ta tu hạnh Thanh văn, tất cả đều mang hình thức giống nhau, không thể khác. Vì vậy, khoác áo tu Thanh văn, chúng ta đến nơi mà người không thích Thầy tu là bị sát hại liền và tạo điều kiện cho người gây tội ác. Có thể thấy rõ tầm hoạt động của Thanh văn bị hạn chế ở nhiều mặt là vậy. Hiện hữu ở Việt Nam thì mặc áo tu Phật giáo được,nhưng hiện diện ở những nước không có Phật giáo, lại thuộc tín ngưỡng quá khích, là chúng ta bị hạ sát liền.

Chính vì sự trở ngại của chiếc áo Thanh văn trong việc hành đạo, Đức Phật giới thiệu cho chúng ta ở pháp hội này một vị Bồ tát có trí tuệ sáng ngời, ví như mặt trời rọi ánh sáng khắp nhân gian. Đó là Bồ tát Nhựt Mật ở phương Đông trong thế giới Vô Lượng của Phật Ngũ Công Đức. Nhưng ngài hiện thân trên cuộc đời là Duy Ma cư sĩ để mở rộng tầm hoạt động. Bên trong là Bồ tát, mà bên ngoài hiện tướng phàm phu. Vì thế sự hiểu biết của ngài trên hàng Thanh văn, Duyên giác và ngang bằng với Phật. Tuy nhiên, muốn được như vậy, Bồ tát phải có năng lực, phải trang bị Tam minh, Tứ trí, Ngũ nhãn, Lụcthông… Phát tâm Bồ đề, không có những phương tiện huệ lớn lao như vậy, không thể hành Bồ tát đạo.

Thật vậy, Bồ tát nội bí ngoại hiện, nghĩa là bên trong có đầy đủ Tam minh, Tứ trí, Ngũ nhãn, Lục thông là các pháp sở đắc của Bồ tát, còn bên ngoài Bồ tát hiện thân bình thường như mọi người. Ngày nay, chúng ta bắt chước thọ Bồ tát giới, trong khi chưa sở đắc pháp nào của Bồ tát, chỉ có phiền não; chắc chắn không thể hành Bồ tát đạo. Tu hành, phải nhận rõ ý này.

Phát Bồ đề tâm là Bồ tát, nhưng lúcphát Bồ đề tâm mà trần lao nghiệp chướngcòn, thì làm thế nào phát được. Có thể khẳng định rằng nghiệp chướng Tỳ kheo không thể phát Bồ đề tâm. Chỉ có Tịnh Mục, Pháp Mục, Thánh Mục mới phát được Bồ đề tâm; không còn chướng ngại gây khó khăn mới hành Bồ tát đạo được.

Thực tế các Thầy muốn hành bố thíphải có tiền, thế lực và trí khôn. Vì giúp người là giúp ba điều; với người nghèo, chúng ta cho của báu; với người thiếu hiểu biết, ta dạy họ cách làm ăn; với người cô thế, ta bảo hộ được.

Phật có mười tám pháp bất cộng, là nhữngđiểm siêu tuyệt khác hẳn người đời. Chúng ta bắt đầu nhìn xem ai giốngPhật để tin theo, để phân biệt được Thánh Tỳ kheo và ác Tỳ kheo. Thánh Tăng và ác Tăng là hai thái cực. Thánh Tăng phải khác với phàm Tăng, ác Tăng. Phàm Tăng ở khoảng giữa, từ đó đi lên Hiền Thánh, hay cũng từ đó đi xuống hạng người ác. Theo nghiệp hành động thì tăng trưởng nghiệp và trởthành ác. Quý Tăng Ni phải chận đứng được nghiệp là việc quan trọng, vì nghiệp sẽ dẫn chúng ta đi. Đừng lầm nghiệp là ta. Có thân, khẩu, ý nghiệp, chúng ta cân nhắc, điều chỉnh để tu.

Người phàm ai cũng có thân, nhưng biết điều chỉnh thân nghiệp chúng ta trở thành Hiền Thánh; đừng để trở thành ác Tăng. Mới tu, ai cũng giống nhau. Tuy nhiên, sau một thời gian, người chân tu chuyển đổi thân phàm thành Thánh; từ xấu xí, bệnh hoạn thành khỏe đẹp, dễ coi. Cái đẹp của người tu khác với cái đẹp theo người đời, vì đạo lựcbên trong tác động cho thân tướng bên ngoài đáng kính, dễ coi. Ta có sai lầm về thân, sai lầm trong ăn uống, ngủ nghỉ, tư duy, v.v… mới tạo thành thân bệnh. Tu hành điều chỉnh thân bằng cách ăn nghỉ đúng theo Phật dạy và đem chánh pháp Phật đặt vào tâm, đổi tâm phàm thành tâm pháp. Và tâm pháp này tác động vào thân, chuyển đổi thành thân pháp. Thân và tâm kết hợp, tác động hỗ tương, tạo thành thân tướng người tu được kính trọng; thân và tâm đều được giải thoát.

Điều chỉnh thân là việc quan trọng trên bước đường tu; nếu không, lâu ngày sẽ sanh ra nhiều bệnh nguy hiểm. Hòa thượng Trí Tịnh dạy rằng người đa ngôn, đa sự, chắc chắn bị nhiều điều phiền phức. Nói đơn giản là tâm lý không thể ổn định, hết buồn đến giận, hết ghét đến thương, v.v… Tâm luôn bị sự vật tác động, chi phối là điều dứt khoát phải xóa bỏ; vì từ sự khủng hoảng tâm lý chuyển thành khủng hoảng vật lý. Tập luyện tâm hồn thanh thản thì ngũ tạng của chúng ta đượckhỏe mạnh. Thuở nhỏ, Thầy tôi dạy là thấy người hay cau có thì biết họ đau bao tử. Sức khỏe của bao tử gắn liền với gan, mật,thận… Từ bao tử tác động đến các nội tạng khác và khi nó đau rồi, không tiếp thu được dinh dưỡng của cơ thể, nên người ốm yếu, xanh xao… Và làm cho tâm buồn phiền, gọi là bị quỷ nhiếp trì.

Đi theo con đường Hiền Thánh, cố giữ tâm yên ổn; gặp việc đáng giận, không giận thì làm sao xé rách bao tử ta được. Bao tử tốt, ăn gì cũng trở thành ngon bổ. Điển hình như Phật sống ở chùa Kim Sơn, lịch sử ghi rằng ngài chỉ ăn gạch vụn, rong rêu ở trên kim tháp, vẫn sống mạnh khỏe. Vì phát xuất từ tâm lý ổn định ở mức độ cao, ngài tạo thành sắc thân kỳ diệu, tiếp thu và chuyển đổi được những thứ bình thường thành chất bổ dưỡng.

Quý Tăng Ni thử nghiệm xem khi nhập thất, tu hành, không bị việc gì tác động tâm; chúng ta sống rất thanh thản, chỉ ăn vắt cơm nguội với muối mè cũng thấy ngon và khỏe. Theo tôi, tu hành, tâm lý ổn định là chính yếu và cơ thể được mạnh khỏe; còn tất cả thứ khác, chúng ta nhường cho thiên hạ. Tâm an lạc và cơ thể khỏe là nấc thang để tiến lên HiềnThánh. Chính tinh thần này được Tổ Bách Trượng dạy rằng "Bình thường tâm thị đạo”.

Chúng ta lên Hiền vị, trước nhất là ăn gì cũng được, không đòi hỏi, không cần gì, mặc gì cũng xong. Vì thế, không tốn kém về ăn mặc và làm được nhiều việc lợi ích cho đời, sẽ được kính trọng. Người xấu thì ở đâu làm hại đó, làm khổ người khác.

Cần giữ gìn sức khỏe tốt, có tâm hoan hỷ, giúp đỡ người và chúng ta thâm nhập Phật huệ. Học hiểu tinh ba Phật pháp, trí tuệ ta được mở lần, chỉ dạy người tu phát huy tri thức và đạo đức của họ, thì ta lên Thánh vị. Đạt được tư cách của Thánh, chúng ta gánh vác được những việc khó làm của đạo pháp, trở thành bậc lãnh đạo gương mẫu cho người nương tựa, tu hành.

Đạt được Hiền Thánh vị, ta xóa bỏnhững thành tích này, không còn kẹt vàopháp nữa. Nghĩa là an trụ pháp Không, trở thành diệu hữu trên cuộc đời. Người cần gì, ta đáp ứng; không có việc gì lợi ích cho riêng mình. Đó là hành Bồ tát đạo vô ngã vị tha.

Đọc phẩm Nhựt Mật Bồ tát, tôi thấy cónhiều điểm liên hệ với cuộc sống Tăng Ni. Sinh hoạt của Giáo hội chúng ta gồm nhiều thành phần kết hợp, cụ thể nhất là thànhphố Hồ Chí Minh trước năm 1975 đã có trên mười lăm hệ phái sinh hoạt hợp pháp chính thức. Và khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam đượcthành lập, từ khởi đầu chỉ có chín hệ phái tham gia Giáo hội và sau đó từng bước, một số hệ phái khác tham gia. Giáo hội chúng ta tuy trải qua thời gian khó khăn, nhưng đã đưa sinh hoạt Phật giáo nước nhà vào nề nếp.Điều này cũng giống thời Phật tại thế, cũng có những khó khăn nhất định, vì hàng ngoại đạo tập trung về Phật đạo. Họ vẫn mang tưtưởng, tập quán riêng theo ngoại đạo, thường gọi là chín mươi ba ngoại đạo, dị kiến.

Chúng ta xem Phật đã hóa giải khókhăn như thế nào để học theo, thì từng bước đưa Giáo hội vào nề nếp sinh hoạt, cũng đạt được sự thành công. Có thể nói cái khó của chúng ta vì phong tục, tập quán của ba miền Nam, Trung, Bắc khác nhau, có sinh hoạt theo Phật giáo cổ truyền, theo Bắc tông, Namtông, Khất sĩ, v.v… Nay chúng ta thống nhất sinh hoạt chung, tất nhiên có cọ xát và vấn đề từ đó nảy sanh. Tuy nhiên, lãnh đạo đúng thì từng bước sẽ hóa giải, điều hợp được bằng cách căn cứ trên Hiến chương quy định thống nhất ý chí, lãnh đạo và tổ chức. Thí dụ mọi việc phải được đưa ra tập thể bàn bạc và tập thể quyết định để tương nhượng, cảm thông những tập tục có từ trước mà Hiến chươngGiáo hội đã quy định rằng những pháp mônbiệt truyền đúng chánh pháp đều được tôntrọng.

Những sự bất hòa mà chúng ta phải khắcphục, xem nó phát sanh từ đâu. Phật dạyrằng khi tập hợp ngoại đạo về Phật đạo, vẫn có vấn đề nảy sinh; vì người nói có, kẻ nói không, người chấp thường, người chấp đoạn. Đức Phật đã dùng vô số phương tiện, haytám mươi bốn ngàn pháp môn để mọi người hài hòa được với Phật đạo.

Theo con đường Phật đã đi, tất yếuchúng ta cần có tầm nhìn cởi mở, dung nhiếp mọi người, từng bước uốn nắn họ; đừng lấy cái ta áp đặt cho người, không đúng. Thử nghĩ nếu Phật áp đặt cái của Ngài thì chắcchắn là không có Tỳ kheo nào theo được; vì tiêu chuẩn của Phật quá cao. Phật Thích Ca và mười phương Phật đều có năng lực giống nhau là Tam minh, Tứ trí, Ngũ nhãn, Lục thông, từ bi vô lượng, phương tiện huệ vôbiên, v.v… Nếu lấy những pháp này làm thước đo sinh hoạt của Tỳ kheo, thì không ai hội đủ nổi.

Nhận chân như vậy, thì quý Thầy nên hiểu chỉ có Đức Phật là toàn vẹn, còn ta được một phần mười hay một phần trăm, vẫn tốt;thậm chí được một phần trong tám mươi bốnngàn pháp của Phật, cũng được. Tất cả pháp môn tu của Phật, chúng ta được một pháp cũngđã trang nghiêm được đạo pháp và quý lắm rồi.

Từ nghĩa này, Phật giới thiệu Bồ tát từ Sơ địa đến Thập địa hoằng truyền chánh pháp bằng cách phóng hào quang. Kinh ghi là Bồ tát ngồi yên phóng quang. Riêng tôi gia công Thiền quán, thấy khác. Ngồi yên phóng hào quang nghe có vẻ thần thoại, chỉ còntrong tranh vẽ, không thể còn trong cuộc sống. Phải hiểu phóng hào quang muốn nói ý gì.

Phật dạy trên bước đường tu, pháphành quan trọng hơn pháp nói. Đa số chúng ta học thuộc, hiểu giáo lý; nhưng ứng dụng giáo lý không nhiều và tự mâu thuẫn, bôi bác nhau. Kinh Đại Bảo Tích muốn nhắc chúng ta pháp hành là chánh, mới phóng được hào quang.Nói cho dễ hiểu, tu được một đức tánh thánh thiện, làm được một việc ảnh hưởng tốt cho đời, cho đạo, là phóng hào quang. Ai cũng phải nỗ lực tu cho được một pháp. Vì vậy, có Bồ tát phóng ánh quang chỉ nhỏ bằng ngọn đèn lưu ly, có vị phóng ánh sáng như ngọn đuốc hay như mặt trời, mặt trăng… Bồ tátnhỏ được một pháp lành, dùng đó tác động cho người tốt theo.

Tỳ kheo thiếu pháp hành, không trang bị được phần công đức nào, người mới thấy là ăn hại. Phật muốn nhắc nhở Tỳ kheo ý đó, vì họ thấy sinh hoạt của người tu đơn giản, sáng ăn rồi khất thực và trưa nghị luận. Chỉ làm vậy, không giữ được Phật đạo; phải dùng một phần công đức của pháp hành để trang nghiêm thân tâm. Ở đây, dạy trang nghiêm bằng tứ oai nghi là chánh, đi đứng nằm ngồi thế nào mà chúng sanh thấy kính trọng thì đó là hào quang chúng ta phóng ra. Không phải người thấy ta bằng xương thịt và nghiệp chướngtrần lao. Nếu cứ phát triển trần lao nghiệpchướng nhiều, mà muốn người kính trọng là sai lầm hoàn toàn. Kinh nghiệm tôi tu không trách người khác, nhưng trách mình thiếu tâm tốt, thiếu đức hạnh, người không kính phục. Họ thấy mình tội lỗi, không thấy hào quang là mình phá đạo. Làm nhiều việc cho xã hội, thì Nhà nước tôn trọng; làm nhiều việc cho đạo, thì Tăng chúng quý kính. Hào quang được căn cứ trên việc làm và đức độ của người tu.

Trong pháp hội này, Phật bảo các Bồ tát lớn nhỏ nhập Định phóng hào quang. Ai có hào quang nào thì phóng hào quang đó ra xã hội. Chư Tăng chúng ta ngày nay, ai cũng có hào quang thì đạo pháp, chùa chiền, Giáo hội đều sáng ngời. Phật tử về nghe pháp là nghe ánh quang mà tới. Họ về tu Bát quan trai do chư Tăng cảm hóa bằng hạnh đức; họ đều trở thành quyến thuộc của các vị tu sĩ Phật đạo. Người không có quyến thuộc là chưa có hào quang.

Người mới phát tâm Bồ đề, sơ trụ Bồ tát mới vào pháp Phật sống, có một tư tưởng hay hành động nào làm cho người phát tâm, theo học Phật đạo là pháp hành của Bồ tát. Ta đắc pháp nào thì chính pháp đó cảm hóa người. Nhiều nhất và dễ nhất là cách cảm hóa dưới hình thức cầu an, cầu siêu. Có Thầy tụng kinh đám tang, người nhìn thấy phát tâm quy Phật là biết vị này có hào quang lớn. Tụng kinh mà người không phát tâm là chưa có hào quang, hay tệ hơn làm cho người chán ghét đạo Phật, rõ ràng là nghiệp chướngTăng, ác Tăng.

Người tu hộ niệm với tất cả tấm lòng để cầu nguyện làm người chủ nhà phát tâm, siêu hay không chưa biết. Tụng kinh để lãnh phần công đức, để cảm hóa người, để cầu siêu, là ba thành quả khác nhau. Tụng kinh chỉ nghĩtiền và thức ăn, chắc chắn không siêu độ được vong linh và còn tác động vong linh oán hận. Hết lòng tụng niệm, cầu siêu, cảm hóađược vong linh, nên họ kêu con cháu cúngdường Thầy. Người có một phần công đức làcó hào quang, cảm thông được với người chết. Ta cầu nguyện họ phát tâm Bồ đề, được siêu thoát; tái sanh gặp ta, họ rất quý trọng. Đó là thực hiện tròn nghĩa vụ với người chết.

Cao hơn nữa, ta còn vì người sống. Nhờ ta cúng, con cháu khởi tâm hoan hỷ vì tiếp nhận được tâm đại bi; chúng ta đã phóng thêm một hào quang nữa. Ta không có ý lợi dụng, không khởi nghiệp tham, hưởng thụ; chỉ nghĩ đến giúp cho người những gì tốt nhất. Các Thầy giữ được tâm đó là tâm Phật, Bồ tát, Thánh Hiền thì cảm hóa người dễ dàng. Thậm chí, họ tự nguyện cúng dường, các Thầy cũng không quan tâm, mới nuôi được tâm Bồ đề của họ. Còn họ cúng ít, ta muốn nhiều; hoặc tạo điều kiện cho họ cúng thêm là phạm sai lầm lớn.

Tất cả người tu phải trang nghiêm ba nghiệp bằng công đức là ý nghĩa trang nghiêm bằng ánh quang của Phật truyền trao và công đức đó mới cảm hóa được người. Công đức nhiều thì cảm hóa nhiều và nuôi sống được mạng mạch Phật pháp trường tồn trên thế gian này.