cool hit counter

Trí Quảng Toàn Tập - Quyển V - Kinh Đại Bảo Tích - Tập 2HT. Thích Trí Quảng


Pháp hội này gợi cho chúng ta một số việc của người tu phải lưu tâm. Đức Phật dạy rằng con người có hai phần, phần vật chất bên ngoài thấy bằng mắt và phần bên trong không thấy bằng mắt, nhưng phải thấy bằng tâm hay bằng tình cảm của chúng ta.

Vật chất bên ngoài thấy được bằng mắt là tất cả vật chúng ta thấy giống nhau, thấy người nào cũng có thân tứ đại ngũ uẩn. Tuy nhiên, Phật dạy chúng ta nhìn vật chất bên ngoài mà biết được nghiệp bên trong thiện hay ác. Nói cách khác, là từ tâm cấu tạo thành hình bên ngoài, nên người ta thường nói là hình ngay thì bóng thẳng. Vì vậy, nhìn người biết được tâm của họ, nhìn hình tướng bên ngoài thấy được nghiệp bên trong. Từcăn bản này mà tạo ra chúng sanh của tứ sanh lục đạo. Các loài của tứ sanh gồm có loài đẻ con, loài đẻ trứng, loài sanh ra do ẩm thấp và loài hóa sanh. Trong bốn loài này có vô số hình dáng khác nhau. Riêng về loài đẻ con đã chia ra nhiều loại như loài người, trâu, bò, heo, dê, v.v… Và chỉ riêng trong loài người thì có người dễ thương, người dễ ghét, người thông minh, người u tối, người đẹp, ngườixấu, v.v… Sự sai khác này phát xuất từ cấu tạo thiện nghiệp hay ác nghiệp mà ra. Tuy nhiên, ai cũng có điểm thiện và điểm ác, gọi là nhân vô thập toàn. Chỉ có Đức Phật là bậc toàn thiện và người toàn ác là ma; chúng ta ở giữa có đủ thiện ác. Vì thế, chúng ta gặpthiện tri thức thì dễ tu, nhưng gặp người ác tạo điều kiện chúng ta ác theo, đi vào đường tà.

Chính vì duyên tác động đóng vai trò quan trọng trong việc tu hành, người tu phải dùng hình ảnh Phật làm đối tượng quán sát. Hàng Thanh văn chỉ thấy bằng mắt, nên thấy Phật là con người như bao người khác, thấy Phật có ba m ươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp; đó là thấy tướng.

Xá Lợi Phất mới thắc mắc tại sao Đức Phật lại có hảo tướng. Ngài là người có trí tuệ, nhưng muốn hiểu phải nhờ Bồ tát Vô Tận Ý giải thích về tướng tốt của Phật.

Mở đầu pháp hội, Phật nhập Đại Công đức Bồ tát Sở Hành Định. Phật có vô số Tam muội và vô số Đà la ni, nghĩa là sự hiểu biết và kiến giải của Phật đối với tất cả chúng sanh. Muốn có sự hiểu biết này phải Định và nhập Định phải hoàn toàn yên tĩnh, từ Định khởi lên huệ; đó là Tam muội và Đà la ni đi song song. Riêng chúng ta thì biết do vọng thức, là do suy nghĩ bằng ý thức, thấy bằng mắt.

Đức Phật nhìn sự vật chính xác, kinh Pháp Hoa gọi là Thập Như thị, theo đó Đức Phật thấy một việc ở một trăm khía cạnh. Chúng ta chỉ thấy một khía cạnh, nên không đúng. Vì lẽ đó, người thông minh nhất cũng thọ quả báo; như Khổng Minh mưu sĩ bậc nhất, cuối cùng cũng chấp nhận thất bại, rồi cho rằng đó là do Trời muốn. Luật pháp thế gian trốn được, nhưng Trời phạt thì phải chịu, nghĩa là vượt khỏi tầm hiểu biết của con người. Sự hiểu biết của chúng ta nhờ vỏ não tổng hợp những nhận thức của năm giác quan bên ngoài. Theo Phật đó là phiền não trí, không nên trụ ở sự hiểu biết này. Một số người tu nhận lầm ý này, nên thường dùng hiểu biết khôn dại của người đời để xử sự là đọa; càng biết nhiều thì càng khổ nhiều.

Người tu vượt Thức, tức vượt qua năm uẩn là sắc, thọ, tưởng, hành và thức, mới hiểu biết xa hơn những gì bình thường, gọi là chất xám. Chúng ta tạm gọi đó là chất trắng, tức bản thể của sự vật hay bản tâm thanh tịnh. Có người dở, nhưng đi thẳng vào đạo, không biết việc thế gian; nên tâm họ trống vắng, vượt qua chất xám, mới ngộ đạo. Thần Tú còn vướng mắc ở sự hiểu biết bằng chất xám, phân biệt chữ nghĩa giỏi, thông minh; nhưng không đắc đạo, vì tu trên phiền não trí. Trong khi ngài Huệ Năng không biết chữ lại đắc đạo; vì ngài tu trên bản tâm thanh tịnh, mới thâm nhập Phật đạo dễ dàng.

Tùng văn, tư, tu nhập Tam ma địa

Do giới định huệ diệt tham, sân, si.

Bài kệ này rất có ý nghĩa. Đầu tiên, chúng ta tu phát xuất từ văn, tư, tu huệ, nghĩa là nghe, suy nghĩ và áp dụng, tạo thành ba thứ huệ. Nghe rồi không suy nghĩ, lập lại là sai. Nghe, suy nghĩ và lập lại chỉ mới hoạt động ở phần vỏ não. Nghe và áp dụng trong cuộc sống, quên việc thế gian là tu.

Nghe và suy nghĩ là phương tiện ban đầu giúp chúng ta gạt bỏ phiền não để đi thẳng vào nội chứng. Phật dạy rằng tâm chúng ta ví như viên minh châu trong sáng, nhưng viên ngọc này bị bao bọc bằng vỏ phiền não. Vì chúng ta trôi lăn trong sanh tử nhiều đời, tạo thành lớp vỏ là nghiệpchúng sanh bám vô. Từ đó, tất cả tri thức mà chúng ta có được là do nhồi nhét từ bên ngoài vào. Học giỏi mà thiếu tu chỉ là nhà học giả thôi. Sự hiểu biết và kinh nghiệm chỉ là cái vỏ, không phải cốt lõi. "Văn” là nghe. Nhưng nghe thì nhét kinh nghiệm của cuộc đời vô đầu và giữ nhữngthứ này nhiều thành ung bướu, phải chết. Nói cách khác, chấp pháp thì bị đọa. Nhưng bỏ phương tiện này, không nghe, không suy nghĩ cũng không đúng. Phải biết rằng suy nghĩ là phương tiện, nhưng chính yếu là tu.

Có thể ví việc nghe và hiểu biết như hỏa tiển để đưa phi thuyền lên không trung; nghĩa là nhờ "văn” (nghe) và "tư” (suy nghĩ) giúp huệ chúng ta sáng. Phi thuyền bay lên hư không rồi, thì phải bấm nút cho hỏa tiển rớt xuống. Cũng vậy, "văn” và "tư” giúp chúng ta được trí sáng rồi, thì phải xóa bỏ phần này để trí hoàn toàn vắng lặng mới đắc đạo.

Trên bước đường tu, kiến thức chỉ là phần tạm vay mượn và khi đã tiến lên được tầng cao, phải bỏ kiến thức góp nhặt này đi. Vì vậy, trong ba phần là văn, tư, tu, thì tu là chính và tu đắc pháp, đắc đạo thì nhập Tam ma địa là Định. Nhờ "văn” và "tư” giúp chúng ta Định. Không học, không suy nghĩ thì không thể Định; nhưng kẹt vô nó, chúng ta cũng không Định được. Chúng ta học và nghe đầy đủ, không thiếu thứ gì, nhưng vào Định thì phải xả bỏ.

Trước nhất là bỏ khôn dại thế gian, bỏ quyền lợi thế gian; còn thấy quyền lợi thì không thấy đạo, phải bị đọa. Đến phần thứ hai là "kiến văn Phật pháp” cũng phải bỏ.Giai đoạn một, bỏ thế tục và tiến lên, bỏ cả Phật pháp mới nhập Tam ma địa. Bước đầu, chúng ta bỏ thế gian bằng cách sử dụng tám mươi bốn ngàn pháp môn tu của Phật để đưa phithuyền của chúng ta vào không gian. Vì vậy, khởi đầu, phải làm mọi cách để tách mình khỏithế gian. Những gì người thế gian nghĩ và làm, thì chúng ta không nghĩ, không làm như họ. Ý này được Tổ Quy Sơn dạy là "Tâm hìnhdị tục”, bằng cách kết hợp "văn” và "tư”. Nhập Tam ma địa, không kẹt pháp, không kẹt giáo lý, nhưng giáo lý trở thành phương tiện của chúng ta. Chính vì sử dụng được phương tiện một cách thâm thúy, người đắc đạo nói tà pháp thì tà cũng trở thành chánh. Nhưng người thế gian nói chánh pháp, pháp cũng thành tà.

Đức Phật nhập Bồ tát Sở Hành Định là nhập Định này để hiện ra tất cả công đức từ lúc khởi tu cho đến khi thành Phật. Trên tinh thần đó, nhìn Phật là nhìn cả quá trình hành Bồ tát đạo của Ngài để kết thành quả vị Phật trong hiện tại. Nhìn chúng ta cũng thấy được tất cả điểm tốt xấu củachúng ta hiện lên thân. Đức Phật nhập Định này, Ngài không nói, nhưng vẫn thấy đượccông đức của Phật; hoặc Ngài yên lặng thì cũng vẫn là Phật. Trong khi ma nói gì thì cũng là ma. Kinh diễn tả đó là "Chân thật bất hư” để phân biệt giữa ma và Phật.

Phật lặng thinh phải hiểu là Ngài nhập Định, tâm yên lặng. Và tâm yên lặng thì tất cả công đức hiện ra trong cuộc sống của Ngài. Tôi khuyên các Ni nên nhập Định, đừng đểvọng tâm khởi lên, chẳng giải quyết được gì đâu. Thật vậy, hàng ngày chúng ta thườngsống với vọng tâm, nghĩa là nghĩ đủ thứ chuyện, đủ thứ người. Nhiều việc, nhiều người tác động thì tâm ta làm sao yên được. Chúng ta tu hành không yên, vì bị xã hội tác động. Tôilàm Trưởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh nhận rõ điều này. Các chùa khắp thành phố đều khiếu nại, thưa kiện. Tôi phải nghe, phải suy nghĩ, giải quyết là kẹt trong vòng phiền não thế gian. Nhưng tôi nói, họ cũng không nghe, vì họ muốn theo ý họ; trong khi tôi quán sát theo đạo thì thấy khác. Vì vậy, các Thầy cứ kiện, cứ chạy theo vọng tình thế gian.

Phật dạy chúng ta Định, nhập Tam ma địa, việc sẽ tốt. Chủ yếu tôi làm theo Phật dạy, nên người thưa đủ thứ, tôi nghe mà không nghe, để giữ cho tâm tôi thanh tịnh. Tôi sợ bị tác động dụ dẫn mình nhập cuộc trần lao. Từ sự sai trái của người dẫn chúng ta theo họ, chịu ảnh hưởng của họ và chúng ta theo đó giải quyết thì bị phiền não bao vây, không thoát được.

Các Thầy trụ trì chưa nhập Định lâuđược, cũng nên dành một khoảng thời giannhập Định. Thật vậy, một ngày phải tiếp xúc với công việc, với bổn đạo trong tám tiếng, thì ít nhất phải dành hai tiếng buông bỏ hết. Vậy mà kết quả lại khá hơn là cái ta suy nghĩ toan tính.

Lúc mới làm việc, tôi chỉ phải giải quyết một xấp hồ sơ và tôi suy nghĩ, giải quyết. Nhưng càng làm, việc càng nhiều, tôi càng rối; vì thế tôi xếp hồ sơ để đó và nhập Định. Khi tâm được bình ổn, việc tự giải quyết. Thật vậy, ngày hôm qua họ thưa, tôi khởi tâm động thì gặp động của họ; vạn pháp sanh ra, dẫn đến khổ. Nhưng tôi nhập Định thìThầy thưa kiện ngày hôm qua nghĩ đến tôi đang yên tĩnh, họ cũng yên tĩnh theo và bỏ vụ thưa kiện, vậy mà kết quả lại tốt. Còn nếu họ vẫn không yên tĩnh được, thì tâm độngcủa họ chuyển đi hướng khác, họ thưa ra Tòa án hay Mặt trận, Ủy ban, v.v… Và cứ như vậy, họ tiếp tục kiện cáo là việc của họ.

Người tu không nhập Tam ma địa không phải là tu. Chúng ta nỗ lực theo Phật dạy yên tĩnh, xa rời trần cấu nhiễm ô là nhờ giới, định, huệ diệt được tham, sân, si. Nương giới, định, huệ của Phật, lâu ngày tham, sân, si tắt mất, thì giới trở thành đức, người thấy ta kính trọng. Sẵn sàng từ bỏ việc, nhưng vì đức hiện, nên người thỉnh đến cúng chùa cho ta. Nhưng sanh vọng tâmtham đắm, người thưa ta, đòi chùa lại. Phật có đức hạnh, ông Cấp Cô Độc mua đất cúng dường Ngài, Tần Bà Sa La xây Lộc Uyển dâng cúng Phật. Do giới mà Ngài thành tựu công đức như vậy. Không tham sẽ được cúng dường; khởi tham, người muốn lấy của ta. Nhưng người muốn lấy mà ta muốn bỏ, thì không có vấn đề gì.

Do giới thanh tịnh, dứt lòng tham thì giới đức hiện. Tùy theo phước đức lớn hay nhỏ mà người cúng dường nhiều hay ít. Do định, tập trung, không nhìn thấy, không nghe việc bên ngoài; nên không bị tác động, thì làm gì có sân. Đó là nghe mà không nghe, nghe tiếng, nhưng không biết họ nói gì. Nhập Tam ma địa, nghe tiếng, nhưng không biết vì đang nghe pháp của Phật. Không nghe tiếng phải trái hơn thua, nhưng lóng tai nghe pháp âm Phật, dù không có tiếng nói. Ai nói gì tôi cũng chấp nhận là ý này, vì ta nói lại thì họ không thích. Các cô nên tập nghe ngôn ngữ, không nghe phiền não; vì lấy tâm sự phiền não của người làm của mình là bị đọa. Hoặc chúng ta không nghe ngôn ngữ, nhưng nghe phiền não. Nghĩa là việc không có, người ta tốt thật; nhưng vì tâm mình sanh nghi, nên tự sanh phiền não. Như vậy là tâm thế tục, giữ tâm này bị đọa.

Hàng Thanh văn nghe thuyết pháp qua ngôn ngữ và nghe được cả pháp ngữ. Nghĩa là hiểu pháp và ngồi yên một mình, lời pháp vẫn còn văng vẳng trong tai, ghi nhận trong lòng, tức nghe trong Định, nên diệt được tham sân. Trong khi người nghe pháp, nhưng thực sự không nghe; vì pháp không tác động vào tâm, nên vẫn giữ những thứ phiền muộn trong lòng, dù việc không còn nữa. Người không nói nữa, nhưng ta vẫn phiền là nguy hiểm, phải cắt bỏ.

Khi Định đúng, huệ sanh thì tâm nghi phải hết. Vì có huệ, thấy rõ ba đời nhân quả thì còn gì mà nghi. Thật vậy, tất cả những gì tốt xấu cho ta hôm nay cũng do nhân từ quá khứ. Ý thức như vậy, việc xấu đến, ta cũng hoan hỷ; việc tốt ta cũng tiếp nhận. Người có trí tuệ, việc xấu đến, tự biết đó là nhân quá khứ của mình; nên đoạn tuyệt nó, không lập lại nữa. Đời trước ta từng gây khó khăn cho người, nay ta giải quyết dứt thì đời sau không gặp lại nữa. Vì vậy, nhập Tam ma địa thì điều xấu ác không ở với ta được. Còn ấm ức trong lòng, thì làm nhân cho đời sau tái sanh lạigặp nữa. Có huệ, đường ta ta cứ đi và bỏ đi xa thì không gặp ngang trái nữa. Còn là đà ở dưới, chắc chắn gặp biết bao là điều khó khổ; nhưng vượt được thì oan gia không theo mình nữa. Ai cũng có oan gia, Phật còn có; nghĩ như vậy ta thấy nhẹ nhàng.

Tu có huệ thấy ba đời nhân quả. Phật dạy rằng ác đã sanh, nên đoạn; ác chưa sanh thì không cho sanh, nghĩa là diệt trừ sự ấm ức trong lòng. Người hại, đối xử tệ với ta, nhưng ta đừng xử tệ với họ là diệt được sự ấm ức trong lòng. Ác nghiệp đã sanh thì chấm dứt ngay đây, đừng cho tiếp tục. Tất cả oan gia nghiệp báo còn đến lúc tôi ở đạo chúng, thì nay không còn theo báo tôi được. Vì tôi đã khác, đã đi đường khác, đi xa rồi, không thể gặp được. Trên bước đường tu, chúng ta cố vươn lên, tiến được một bước thì có bạn Hiền Thánh. Kết bạn với Hiền Thánh thì xa rời được ác ma. Còn thấy người xấu ác luôn bao vây là biết chúng ta còn kẹt ở đây. Nỗ lực thăng hoa, ra khỏi thế tục thì không bị thế tục quấy rầy, không bị lưới ma gây khó khăn và có bạn Hiền Thánh, đến đâu cũng được tốt lành. Muốn như vậy, phải diệt trừ si mê là sự hiểu lầm của ta.

Pháp hội này cũng gợi nhắc chúng ta về hạnh Bồ tát theo tinh thần Đại thừa. Đức Phật dạy Thanh văn có một hạnh, nhưng Bồ tát đa hạnh. Vì thế, đứng ở lập trường Thanh văn mà nhận xét Bồ tát thì khôngđúng. Mỗi vị Bồ tát tu một hạnh khác nhau, nhưng tâm họđồng nhất là cùng hướng về Vô thượng Đẳng giác; bên ngoài thì Bồ tát tùy phương tiện hành đạo có khác nhau. Bồ tát đạo khác với Thanh văn đạo là vậy. Thanh văn mặc áo và làm việc giống nhau; làm khác, không phải Thanh văn.

Thọ giới Thanh văn, tu ba mươi bảy Trợ đạophẩm, giữ tứ oai nghi là chánh; vượt ngoàikhuôn này không phải Sa môn. Thanh vănsống với Bát Chánh đạo, ăn, mặc, ngủ, ngồiThiền, khất thực và nói pháp cùng giốngnhau. Thanh văn tiêu biểu cho hạnh xuất thế của đạo Phật. Vì vậy người nào lập luận rằng tu Bồ tát đạo bỏ hình thức là sai. Chư Tăng mà mỗi người một hạnh, làm khác nhau, thì không mang tính hòa hợp. Mỗi Thầy có đệ tử riêng, nấu bếp riêng là không được. Khôngthể lẫn lộn Bồ tát hạnh và Thanh văn hạnh.

Ngài Trí Tâm là vị Tổ của chùa Quan Âm ở Cà Mau. Trong thời gian ngài hành Bồ tát đạo, đã tạo được công đức vô lượng. Quần chúng và vua Thiệu Trị rất kính trọng ngài, kính trọng việc làm cứu nhân độ thế của ngài (Ngài làm thầy thuốc chữa bệnh). Ngài có sở đắc là biết được hiện tại và tương lai, biết trước những việc xảy ra như vua sai sứ ở Huế đến bắt ngài. Ngài mới nói với đệ tử rằnglần này ngài đi không về.

Một tuần trước khi mất, ngài mới cầu Hòa thượng làm lễ thế phát xuất gia cho ngài. Nghĩa là ngài hành Bồ tát đạo trước, nhưngsau trở thành Sa môn, tu một tuần. Giống nhưngài Huệ Năng làm Tổ được nhận y bát,nhưng chưa xuất gia. Suốt mười lăm năm, ngài ở với những người thợ săn, không mang hình thức người tu và sau ngài mới thọ giới xuất gia thành Sa môn. Hoặc vua Trần Nhân Tông ngộ đạo trước và sau đó, lên Yên Tử cầu thọ giới xuất gia.

Ngài Trí Tâm cũng vậy. Dù chúng ta tu lâu, nhưng so với ngài, chúng ta không có gì đáng nói. Thật vậy, ngài xuất gia thì liền đắc A la hán. Thực tế cho thấy rằng ngài vừa xuống tóc, thọ Đại giới xong, thì đến chết là trong một tuần, ngài không ăn, ngủ. Chúng ta còn phải ăn ngủ là biết chưa đắc đạo. Tu Thanh văn phải tập bớt ăn, ngủ là vậy. Tôi tập nhịn ăn, ngủ, nhưng chưa được và làm việc còn mệt là chưa đạt vô tâm của La hán.

Ngài Trí Tâm hoàn toàn không ăn ngủ, không đi vệ sinh trong suốt một tuần. Ngài chỉ ở chánh điện, làm việc duy nhất là ngồi Thiền, lạy Phật và kinh hành. Tôi cũng thường kết hợp ba pháp này vì ngồi luôn không được, ngồi một lúc rồi đứng lên lạy Phật để cơ thể có vận động nhẹ và kinh hành rồi trở về ngồi Thiền.

Ta ngồi để Thiền quán là suy nghĩ về Phật pháp, về Đức Thích Ca, về ba đời các Đức Phật; không phải ngồi như gỗ đá, không đắc đạo. Đó là điểm khác biệt giữa Thiền của đạo Phật và ngoại đạo. Đức Phật ngồi suy nghiệm về ba đời chư Phật, về căn tánh hành nghiệp của chúng sanh là pháp quán tưởng trong đạo Phật. Suy nghiệm để kiểm lại những gì đồng hạnh nguyện nhằm giúp chúng ta tu. Tôi suy nghĩ về Phật Thích Ca, Phật Di Đà, Phật Đa Bảo, v.v…, nói chung là tất cả Phật trong kinh Đại thừa. Thấy được hảo tướng, công hạnh của các Ngài, thì làm theo hạnh nào mà mình thích với tất cả tấm lòng, chắc chắn thành công.

Ngài Trí Tâm ngồi yên, nghĩ về Phật Dược Sư, nên trở thành người cứu nhân độ thế. Vì ngài có nhân duyên với Phật DượcSư, đồng hạnh nguyện với Đức Quan Âm thì tiếp nhận được lực gia bị của Phật Dược Sư và Bồ tát Quan Âm, Ngài mới làm được việc khólàm.

Ngài tu liên tục trong bảy ngày, không ăn, ngủ, chỉ lạy Phật, kinh hành và tọa Thiền. Đến ngày cuối, ngài giã từ Hòa thượng Trụ trì vànói hôm nay ngài về Phật, mong gặp lại huynh đệ ở Tây phương Cực lạc. Từ giã xong, ngài lên chánh điện ngồi Thiền rồi tịch. Ngài thanh thản từ bỏ xác thân một cách dễ dàng theo ý nguyện như vậy, rõ ràng thểhiện hình ảnh người tu đắc đạo làm chủ được sự sống chết.

Trở lại vấn đề Bồ tát đa hạnh để ứng với đa nghiệp của chúng sanh; vì một hạnhkhông thể độ tận được chúng sanh. Tìm chúng sanh có nghiệp tương ưng với hạnh của ta mà độ, nên không có chướng ngại. Thanh văn chỉ có một hạnh, dễ bị chướng ngại; vì chúng sanh có đến tám mươi bốn ngàn phiền não, suy nghĩ khác nhau, làm khác nhau. Vì thế, có người đồng tình với nhà sư, nhưng cũng có người không bằng lòng. Không phải Phật tử nào cũng chấp nhận sư ăn mặn, hoặc cũng có người không bằng lòng người tu ăn phi thời. Hoặc có người chỉ trích việc nhà sư làm từ thiện, nói rằng đi lang thang như vậy thì tu sao được. Mọi người nhìn chúng ta khác nhau, nên tu Thanh văn không đáp ứng được tất cả nguyện vọng, yêu cầu của chúng sanh. Chính vì Đức Phật thấy yêu cầu của chúng sanh quá lớn, Ngài mới giáo hóa Bồ tát để độ tậnchúng sanh; giáo hóa Thanh văn để tiêu biểu cho Tăng đoàn hợp nhất.

Pháp hội này Phật giới thiệu Bồ tát Vô Tận Ý tập trung vô số Bồ tát đến với Phật. Vô Tận Ý nghĩa là ý nghĩ không cùng tận và sự thật thì cũng không thể cùng tận được. Nhưng chúng ta tu Thanh văn, nghĩ rằng các pháp hữu vi tận và đạt được thành quả này, chúng ta chứng Niết bàn.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tận hữu vi là đoạn các pháp hữu vi, tức pháp sanh diệt. Tu phải đoạn tận pháp sanh diệt thì chứng Vô sanh quả là quả Thánh của Nhị thừa. Trên bước đường tu, chúng ta phải đạt được quả này, bằng mọi cách đoạn hết sanh diệt, ta mới chứng Vô sanh.

Phật dạy trong kinh Niết Bàn rằng thuở quá khứ xa xưa, Ngài tu Bồ tát đạo, bằng lòng đổi mạng sống cho quỷ vương để nhận được hai câu kệ vô giá là: Chư hạnh vô thường thị sanh diệt pháp. Người tu phải ghi nhớ ý này, mọi việc trên cuộc đời đều vô thường. Tất cả pháp có sanh thì có diệt, Tỳ kheo luôn quán sát như vậy.

Nghe Dạ xoa nói như vậy, Ngài thức tỉnh, liền hỏi ai có được bài kệ hay như vậy. Quỷ vương hiện ra trả lời rằng còn hai câu hay hơn nữa, nếu bằng lòng thí thân cho nó đỡ đói, nó sẽ nói hai câu kế tiếp. Sau khi nghe được hai câu cuối: Sanh diệt diệt thời tịch diệt vi lạc, Ngài đắc đạo và liền bố thí thân của Ngài cho quỷ đói. Nhưng lúc đó, Bồ tát xuất hiện và cho biết là đã dùng phương tiện hiện thân quỷ để dạy pháp cho Ngài.

Hành Bồ tát đạo lấy bốn câu kệ này làm đối tượng quán sát cho đến ngày thành Vô thượng Đẳng giác, chấm dứt hữu vi. Vì tất cả việc chúng ta làm ở thế gian này đều vô thường, sống làm, chết hết, không thể làm mãi được. Nó vô thường là sanh diệt pháp, có sanh phải diệt, đừng chấp nó. Còn chấp thì xây được tịnh xá bằng mồ hôi, nước mắt của ta, nó mất thì đau khổ, là tâm đã dính chặt vô tịnh xá này. Có sanh phải diệt, có thành phải hoại; ta không quan tâm. Hễ sanh diệt không còn trong tâm, không còn nghĩ tịnh xá này do ta xây dựng, phải ráng giữ, để nó hoại là ta khổ. Hoặc ta đào tạo đệ tử, nó hư ta cũng khổ. Riêng tôi, giúp xong, các Thầy tự phát triển, tôi không nghĩ mai kia họ phải làm gì. Biết bao nhiêu Thầy xây chùaxong thì đệ tử hoàn tục, rất buồn khổ. Theo tôi, ta làm tùy duyên. Có duyên thì ta xây dựng, không quan tâm đến việc ai ở; xây xong, ta đi.

Theo pháp tu Thanh văn, sanh diệt diệt thời tịch diệt vi lạc, nghĩa là sanh diệt hết, chứng Niết bàn mới là an lạc vĩnh viễn. Vì thế, các Thầy đừng để tâm vô pháp sanh diệt. Thanh văn không kẹt sanh diệt, hết khổ, chứng Niếtbàn. Nghĩ điều này, việc kia, chi cho khổ. Phật tử đến phải kiếm y mặc cho khổ, mặc y hay không cũng là Thượng tọa. Chúng ta sống trung thực, bình dị, sống với con người thật của mình. Phật tử đến chùa là việc của họ. Ta tu là việc của ta, chẳng liên quan gì; lo chuyện bao đồng chi cho khổ tâm, cực thân.

Các pháp để nó tự sanh diệt. Nó sanh thì để nó sanh; nó diệt thì để nó diệt. Ta đừng sanh nó, diệt nó, là lập trường dứt khoát như vậy, ta sẽ an lạc. Theo kinh nghiệm tôi, có tâmkhông sanh diệt thì bước đầu họ không thương, không ghét ta, là vô thưởng vô phạt. Thử nghĩ xem, họ thương hay ghét thì ta được gì, mất gì. Ta cứ tiến tu đạo nghiệp, cố trụ tâm trong tịch diệt, tìm nguồn vui trong tịch diệt, là tâm vắng lặng đối với pháp sanh diệt, thì pháp không sanh diệt hiện ra. Đó là ý Phật nói trong kinh Hoa Nghiêm rằngmười phương chư Phật hiện vì các Ngài đều ở trong pháp Vô sanh hiện sanh, gọi là thậmthâm vi diệu. Vì vậy, có người lầm ý này dẫn đến kết quả là Tỳ kheo đạt được Vô sanh thì trở thành gỗ đá. Không phải như vậy, vì bên kia cửa sanh tử phải có bầu trời mới, có thế giới khác. Trên tinh thần ấy, Phật mới dạy nếu chúng ta trụ Vô sanh, việc tự tốt. Ngoài sanh diệt vẫn có thế giới vô sanh là thần thông biến hóa của Bồ tát.

Bồ tát Vô Tận Ý dạy rằng cắt bỏ thế giới sanh diệt là cắt bỏ tâm sanh diệt. Tỳ kheo đã mượn thế giới huyễn để độ người, nên nhập Định, họ trở về thế giới không sanh diệt.

Người trụ thế giới sanh diệt, mà nhập Định thì sẽ rơi vào tà giáo, ác ma; vì gốc của họ là vậy, gọi là người năm non bảy núi. Họ cũng có thế giới của họ là thế giới ma. Nhiều sư thường bị lạc vào trạngthái này, gọi là bị quỷ nhiếp trì, cũng có thần thông, biết quá khứ. Tu hành, chúng ta đừng lạc vào thế giới này. Vì dù có được sự hiểu biết của ma, cuối cùng cũng chỉ làm thầy bói, nhận của cúng dường vàtiêu xài không đúng cũng bị đọa.

Ta phải trở về thế giới không sanh diệt của Phật và từ đó, tùy theo hạnh nguyện của ta ở trên cuộc đời, làm đức hạnh nào thì về thế giới đó. Vì vậy, Phật Thích Ca thuyết pháp xong, Ngài trở về đại Định là thật pháp, hay thể của sự vật là đồng nhất thể, từ một gốc mà ra. Phật trở về tận cùng gốc này là vì Ngài có sự liên hệ không sanh diệt với các Đức Phật; nên Ngài biết được tất cả sinh hoạt của chư Phật trong Pháp giới. Đó là những gì của chánh pháp Phật mà chúng ta phải học và thể nghiệm trong cuộc sống tuhành.

Quan hệ được với chư Phật quá khứ thì Phật Thích Ca làm được mọi việc ở Ta bà. Phật sự ở đây thành tựu là nhờ sự quan hệ vô hình ở cõi Phật. Thật vậy, thử nghĩ PhậtThích Ca với thân người hơn 1m6 ở cuộc đời này thì làm gì được. Có quyền thế còn không làm được, huống chi Ngài từ bỏ cung vàng điện ngọc và quyền thế trong tay. Tuy nhiên, từ bỏ quyền thế là từ bỏ pháp sanh diệt; trong khi việc làm của Phật là làm không sanh diệt, gọi là Chơn không Diệu hữu. Nghĩa là cái có của Phật thì chúng ta không thấy được và uy lực vô song của Ngài, chúng ta cũng không thấy được. Nhưng không có quyền lực trong tay, mà nhiều người răm rắp theo Ngài. Vì Phật từ bỏ thế lực thế gian, có được thế lực xuất thế; từ bỏ chúng sanh nghiệp nặng, nhưng liên hệđược chúng sanh ở bậc cao. Vì vậy, chúng ta không từ bỏ thế giới sanh diệt khổ đau,không thể đến Niết bàn của Phật, thì cũng không thể có pháp lữ giải thoát.

Tôi nghiệm ra ý này rõ ràng, ta hành đạo ở cuộc đời này khổ thật; có mấy người hiểu được ta. Làm vất vả, người không hiểu, ta muốn bỏ, là ta đã làm bằng tâm sanh diệt. Nhưng làm bằng tâm vô sanh sẽ có kết quả vô cùng. Người khôn làm có giới hạn, trong khi người tu chứng làm vô giới hạn; vì nhận được sự trợ giúp của thế lực siêu nhiên.

Phật Thích Ca nhập Định, thấy được sự quan hệ với chư Phật và được các Bồ tát gia bị, nên làm việc trong vô hình gọi là vô vi. Nghĩa là không thấy Phật làm mà mọi việc đâu vào đó, không làm mà làm.

Ngày nay, chúng ta làm việc bằng tay chân và làm bằng trí óc, chưa thấy được làm việc bằng công đức quan trọng hơn cả. Hai cách lao động bằng tay chân và trí óc là bình thường, làm bằng công đức mới siêu việt; không làm, nhưng không có họ là việc hư. Chư Tăng chủ yếu làm bằng công đức, vì khôn đụng với khôn, không biết ai hơn. Làm bằng đạo đức có tác động khiến người phải chấp nhận, không thể khác. Nhìn kỹ thấy có vị Hòa thượng trụ trì thì chùa phát triển, nhưng Hòa thượng khác làm thì chùa suy sụp. Ông trước không làm nhưng làm. Ông sau tay đánh, miệng la, lo đủ cách nhưng chùa cứ đi xuống; tính phải làm như vầy để có tiền, có bổn đạo, nhưng họ lại bỏ đi.

Đức Phật không tranh cãi, không sử dụng trí khôn hàng phục người, nhưng dùng đạo đức cảm hóa. Từ thực tế này, nhìn xa vào Niết bàn là thế giới không sanh diệt, mới thấy sự quan hệ giữa chư Phật cùng mối tương quan giữa Phật và Bồ tát. Thấy việc làm của Phật bằng công đức, dạy đệ tử làm cho đời cũng bằng công đức. Đó là con người không sanh diệt, vĩnh hằng bất tử của Phật. Người nào an trụ được Định này, tâm hồn lắng yên, có niềm tin vững chắc sẽ thấy Phật. Tưởng mình làm đơn độc, nhưng đi đúng tuyến của Phật, thấy rõ có Phật, Bồ tát, Long thiên gia hộ.

Phật nhập Định thì hiện thần thông, kinh diễn tả là làm được mọi việc. Tuy nhiên, đối với tôi, thần thông biến hóa của Phật là làm mà không làm. Vì Ngài không làm bằng tay chân, trí óc, nhưng làm bằng đạo đức, không thấy được, nên gọi là làm bằngthần thông. Phật giáo hóa chúng sanh bằng thần thông, không dạy bằng ngôn ngữ, hành động; vì Ngài đang nhập Định.

Ngày nay, chúng ta giáo hóa bằng hành động, ngôn ngữ, nhưng phải vượt qua hai phần này; trở về với chánh định thì chúng sanh tự động đến, cúng dường, cung kính, không phải ta làm. Các Thầy tu đừng nghĩ xin cái này, độ người này, làm việc này, v.v… Tất cả những thứ đó là pháp sanh diệt, ta hành đạo không cần nó. Nhưng chư Thiên, vuachúa đến nghe pháp, hay ăn mày đến xin, ta ghi nhận tất cả và tùy duyên thuyết pháp mà thôi. Không có cơ tâm, tức không tính toan, thủ đoạn, mới không thọ quả báo.

Phật vào Định này rồi, thì Ngài giáo hóa chúng sanh vô cùng tận trong Pháp giới; đó là giáo hóa chúng sanh bằng ý hay bằngtâm. Tỳ kheo đi theo dấu chân Phật, tất yếu phải như vậy. Tôi thường tập tu pháp này. Giáo hóa bằng ý là thế nào. Ta chưa đắc đạo nên có ý thức, thì giáo hóa chúng sanh bằng ýthức. Tôi có ý muốn người làm việc này, thử xem họ có làm theo ý tôi hay không. Tất cả việcmà tôi suy nghĩ, không bảo ai; việc này tôi đặt ra, tự nghĩ Thầy này làm việc này, Thầy khác làm cái khác. Nhưng khi tất cả việc này ráp lại khớp với nhau là đã thành tựu việc làm bằng ý. Tuy nhiên, ráp khôngkhớp cũng không sao, vì tất cả tùy ý thức của mình.Chúng ta tác động vào ý thức của người, họlàm theo, là giáo hóa bằng ý; không mất lòng, ít buồn phiền. Phật Di Đà ở Tây phương cũng giáo hóa cách này, ai làm việc đó.

Nhưng Phật cao hơn, giáo hóa bằng tâm, ý thuộc về Thức, thì còn vọng; nhưng chơn tâm cao hơn. Tâm Phật và tâm ta đồng một thể, nên tâm Phật tác động cho tâm ta làm. Tâm ta thanh tịnh cũng tác động vào tâm người thanh tịnh theo, nên hiểu nhau và tự làm Phật sự.

Tâm Phật ngang qua tâm các Đức Như Lai mười phương, các Bồ tát đồng hạnh nguyện. Vì thế, số người đến với Phật nhiều như vi trần là thông nhau ở dạng tâm thể. Phát xuất từ dạng tâm thể, người tự phát tâm, tự làm, việc tự tốt, không phiền não. Còn làm bằng vọng thức, suy tính đến người này để độ họ, họ không theo còn nặng lời với ta; hoặc tính nuôi người xuất gia để nhờ cậy thì họ hoàn tục, ta khổ. Chắc chắn là không nên như vậy. Thực tế thường cho thấy Thầy dở, nhưng đệ tử lại được việc; Thầy giỏi, nhưng không có đệ tử thừa kế. Ta không thể đào tạo theo sự tính toán của vọng thức.

Chính vì Phậtgiáo hóa bằng tâm, nên người được Ngài giáo dưỡng đều phát tâm. Họ tái sanh trên cuộc đời mang thân ngũ uẩnđồng thời với Phật để làm việc, không phảitự nhiên. Điển hình như Xá Lợi Phất, MụcKiền Liên, Ca Diếp, A Nan, v.v… theo Phật một cách dễ dàng. Đó là vì họ đã theo Phật từ chơn tánh nhiều đời, nên Phật hiện thân trên cuộc đời, họ cũng xuất hiện theo. Ngài không phải dụng công, dụng ý làm được; vì dụng ý thì thất bại cũng khổ đau.

Đức Phật nhập Định hiện thần thông là nghĩa này. Trong kinh diễn tả rằng có sáu mươi ức hoa sen mọc lên. Các Tỳ kheo thấy hoa sentự nhiên mọc và thơm ngát tam thiên đại thiên thế giới là quản hạt của Đức Thích Ca. Tất cả Tỳ kheo nhập Định, có nhân duyên với Phật thì thấy điềm lành này tiêu biểu cho cái thấy bằng niềm tin, bằng công đức, bằngtâm.

Thực tế chúng ta đến tịnh xá đơn sơ, nhưng bên trong có sức sống kỳ diệu, có sức thu hút, thuyết phục ta. Đến chùa nguy nga, nhưng thấy nặng nề, khó thở; đừng khởi tâm ham, xin vô ở thì cuối cùng cũng bị đẩy ra. Sức sống bên trong mới quan trọng. Tất cả Bồ tát xuất hiện mới tạo thành sức sống. Vì có một Bồ tát đắc đạo, nên các Bồ tát hộ trì cũng hiện hữu, tạo thành sức sống kỳ diệu.

Đức Phật cho biết tam thiên đại thiên thế giới hiện ra sáu mươi ức hoa sen thơm ngát vì có Bồ tát Vô Tận Ý và sáu mươi ức Bồ tát đến nghe pháp. Bình thường Tỳ kheo chưa đắc đạo thấy theo Phật được cúng dường, sung sướng, nênhọ cùng ráp nhau theo Phật mà không thấy được lực vô hình. Chúng ta tu phải thấy sức mạnh vô hình của Phật, Bồ tát, Hộ pháp Long thiêngia bị mới quan trọng. Thật vậy, thấy Phật Thích Ca ngồi yên, không tấc sắt trong tay; nhưng thấy trong vô hình có Bồ tát, Hộ pháp chechở, nên mọi thế lực ác chẳng làm gì được Phật.

Phật nói có sáu mươi ức Bồ tát đến, nên cảnh giới trở nên sáng đẹp, thu hút mọi người đến. Xá Lợi Phất hỏi Phật tại sao Bồ tát tên Vô Tận Ý và ngài từ đâu đến. Phật mới bảo hãy hỏi Vô Tận Ý. Vô Tận Ý lại trả lời rằng hãy thỉnh Phật dạy. Theo tôi, ý này muốn nói để cho Thầy của họ dạy họ, ta xen vô mất lòng. Xá LợiPhất là đệ tử Phật Thích Ca thì để Đức Thích Ca dạy. Vô Tận Ý ở thế giới củaPhật Phổ Hiền.

Đức Phật trả lời còn có nghĩa thứ hai là trả lời bằng thực tế cuộc sống; vì có làm mới có biết, có thể nghiệm mới thấy, có tu mới chứng. Vô Tận Ý là Bồ tát vô hình ở thế giới khác, ngài hành đạo khác, sống khác với chúng ta. Lấy cái của ngài mà áp đặt cho người ở đây không được. Phải hỏi người tu chứng có kinh nghiệm ở đây.

Vô Tận Ý nói với Xá Lợi Phất rằng ngài có tên như vậy vì quán sát tất cả pháp không giống Xá Lợi Phất. Đối với Xá Lợi Phất, quán sát pháp thì phải tận hữu vi. Trong khi VôTận Ý tu: "Bất tận hữu vi, bất trụ vô vi”. Hàng Nhị thừa thì tận hữu vi, trụ vô vi.

Vô Tận Ý từ thế giới Vô sanh sanh lại thế giới này để giáo hóa. Vì thế, tùy chúng sanhtâm, chúng sanh nghiệp, chúng sanh yêu cầu, gọi là tùy duyên mà Bồ tát hành động,mới không bị trở ngại.

Trong pháp hội này, Đức Phật điều động Vô Tận Ý đến để mở cánh cửa cho hàng Nhị thừa thấy sự thật; vì nếu không thể hiện ý này, các vị tu đắc La hán đều vào Niết bàn. Đức Phật phải điều Bồ tát làm hạnh lợi tha đến để Thanh văn học gương sáng ấy làm theo. Vì tinh thần này mà kinh Bảo Tích được xếp vào loại ức dương giáo, chê Thanh văn, đề cao Bồ tát.

Tóm lại, giai đoạn đầu phải tận hữu vi pháp để dứt phiền não. Nhưng được thành quả này, phải thấy bất tận pháp. Nghĩa là pháp tận ở lòng ta, nhưng bất tận đối với chúng sanh, nên nguyện rằng chúng sanh vô biên thệ nguyện độ. Vì chúng sanh thì bấttận, tâm nguyện Bồ tát cũng phải vô tận. Chúng sanh có bao nhiêu suy nghĩ, nghiệp báo thì Bồ tát có bấy nhiêu pháp để đối trị. Chính vì vậy mà được tôn danh là Bồ tát Vô Tận Ý. Nghiệp chúng sanh vô cùng tận và nguyện của Bồ tát cũng theo đó mà vô tận.